Dự thảo mức lương năm 2023

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại kỳ họp 4, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua phương án tăng lương cơ sở từ năm 2023, thời điểm cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 T.Ư khóa XII thì vẫn đang tính toán.

Chiều 17.10, Tổng thư ký Quốc hội tổ chức họp báo thông tin về dự kiến chương trình kỳ họp 4, Quốc hội khóa XV.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Hoàng Mai trả lời tại họp báo

gia hân

Trả lời về phương án tăng lương cơ sở mà Chính phủ trình tại kỳ họp 4 lần này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai cho hay, tại Hội nghị T.Ư 6 khóa XIII tuần trước, T.Ư đã cho ý kiến về việc điều chỉnh tăng lương cơ sở.

Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở để tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng [hiện 1,49 triệu], tăng khoảng 20,8%.

Bên cạnh đó, tăng chi lương hưu, trợ cấp BHXH đối với đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả khoảng 12,5%. Đồng thời, hỗ trợ với người nghỉ hưu trước năm 1995; tăng chi ưu đãi cho người có công và các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Việc thực hiện điều chỉnh này dự kiến thực hiện từ 1.7.2023. Riêng điều chỉnh tăng phụ cấp nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở dự kiến thực hiện từ 1.1.2023.

Ông Mai cho hay, việc tăng lương cơ sở dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có tính toán theo thang bảng lương, phụ cấp nghề, các quy định khác tại Nghị định 38 năm 2019 của Chính phủ.

“Việc thực hiện tăng lương cơ sở là nỗ lực rất lớn của các cơ quan, được đề xuất và tính toán các điều kiện cần thiết để tăng", ông Mai nhấn mạnh.

Về lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của T.Ư khóa XII dự kiến triển khai từ 2021, ông Mai cho biết, sau khi tăng lương cơ sở thì các cơ quan chức năng sẽ tính toán, đề xuất thời điểm thực hiện cải cách tiền lương.

\n

Tuy nhiên, đây là vấn đề rất lớn, trong đó có thách thức liên quan đến nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, đặc biệt trong bối cảnh đất nước vừa trải qua hơn 2 năm chống chọi với dịch Covid-19 và mới bắt đầu phục hồi kinh tế.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường

gia hân

Về cải cách tiền lương, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông tin thêm, Nghị quyết 27 của T.Ư khóa XII đã xác định lộ trình cải cách tiền lương.

"Hiện kinh tế đã có sự phục hồi, tăng trưởng cũng đã có dấu hiệu khả quan. Vì vậy, chúng ta tính tăng lương cơ sở trước. Sau đó sẽ có lộ trình để thực hiện cải cách tiền lương", ông Cường nói, song cho hay, việc cải cách tiền lương còn phụ thuộc vào ngân sách, nguồn lực quốc gia.

"Chúng ta phải cân đối kỹ lưỡng giữa đầu tư cho phát triển và đầu tư cho con người. Điều đó phải cân nhắc kỹ lưỡng lắm", ông Cường nói.

Ông Cường phân tích, trả lương cho cán bộ công chức cũng là đầu tư cho phát triển nhưng nếu như không có những thúc đẩy khác nữa thì rất khó.

"Đầu tư cho phát triển để trên cơ sở đó thu tiền thuế nhiều hơn, có ngân sách tốt hơn thì lúc đó chúng ta có lộ trình cải cách tiền lương", ông Cường phân tích.

Cho hỏi mức lương tối thiểu và mức lương tối đa của cán bộ, công chức, viên chức sẽ là bao nhiêu khi tăng lương cơ sở? Câu hỏi của bạn Diệp đến từ Long An.

Mức lương cơ sở của cán bộ, công chức dự kiến sẽ tăng lên bao nhiêu?

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, ban đầu việc cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức dự kiến áp dụng từ năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng Covid-19 nên Trung ương đã quyết định lùi cải cách tiền lương với công chức đến thời điểm thích hợp.

Hiện nay, mức lương cơ sở đang được thực hiện theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP, áp dụng từ ngày 01/7/2020 là 1,490.000 đồng.

Ngày 9/10/2022 vừa qua, tại Hội nghị Trung ương VI, Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Chính phủ hoàn chỉnh Báo cáo về phương án điều chỉnh tiền lương để trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến những nội dung như sau:

Chính phủ đã trình các cấp có thẩm quyền việc dự kiến sẽ tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức khu vực công từ 1,490.000 đồng lên thành khoảng 1,800.000 đồng /tháng [tăng khoảng 20,8%], thời gian dự kiến thực hiện là từ ngày 01/7/2023. Đồng thời, nâng mức phụ cấp với một số ngành nghề, lĩnh vực cho phù hợp.

Như vậy, nếu đề xuất tăng lương cơ sở tại Hội nghị Trung ương VI được thông qua thì từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức khu vực công sẽ là 1,800.000 đồng/tháng.

Đồng thời, nếu như đề xuất trên được thông qua thì từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng thêm 310.000 đồng/ tháng.

Tăng lương cơ sở 2023 thì mức lương tối thiểu và mức lương tối đa của cán bộ, công chức, viên chức sẽ là bao nhiêu?

Mức lương tối thiểu và mức lương tối đa của cán bộ, công chức, viên chức sẽ là bao nhiêu khi mức lương cơ sở tăng?

Tiền lương của cán bộ, công chức viên chức hiện nay được quy định Nghị định 38/2019/NĐ-CP.

Cụ thể, tại Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a] Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b] Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c] Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Như vậy, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được dùng để tính mức lương trong các bảng lương, tính mức phụ cấp và các chế độ khác. Và mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.

Qua quy định trên, chúng ta có thể hiểu rằng tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay được tính theo công thức sau:

Tiền lương = 1.490.000 đồng x hệ số lương

Tại bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về hệ số lương của các bộ, công chức, viên chức hiện nay như sau:

Xem toàn bộ hệ số lương của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay: Tại đây.

Theo đó:

- Hiện nay hệ số lương cao nhất là dành cho Công chức nhóm A3.1 bậc 6 loại A3 với hệ số lượng là 8.00.

Theo hệ số lương này thì tiền lương của Công chức nhóm A3.1 bậc 6 loại A3 với hệ số lượng là 8.00 theo mức lương cơ sở hiện nay sẽ là 11.920.000 đồng/tháng.

Nếu như áp dụng mức lương cơ sở dự kiến tăng từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng thì tiền lương của Công chức nhóm A3.1 bậc 6 loại A3 với hệ số lượng là 8.00 sẽ là 14.400.000 đồng/tháng, tăng 2.480.000 đồng/tháng so với hiện nay.

- Hiện nay Công chức nhóm C3 bậc 1 loại C có hệ số lượng thấp nhất là 1.35.

Theo hệ số lương này thì tiền lương của Công chức nhóm C3 bậc 1 loại C với mức lương cở sở 1.490.000 đồng như hiện nay sẽ là 2.011.500 đồng/tháng.

Nếu như áp dụng mức lương cơ sở dự kiến tăng từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng thì tiền lương của Công chức nhóm C3 bậc 1 loại C sẽ là 2.430.000 đồng/tháng, tăng 418.500 đồng/tháng so với hiện nay.

Như vậy, nếu như mức lương cơ sở được tăng lên từ 1.490.000 đồng/tháng thành 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 01/7/2023 thì mức lương thấp nhất mà cán bộ, công chức, viên chức nhận được sẽ là 2.430.000 đồng/tháng và cao nhất sẽ là 11.920.000 đồng/tháng.

Hệ số tiền lương được áp dụng đối với những đối tượng nào?

Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng hệ số tiền lương như sau:

- Các chức danh lãnh đạo của Nhà nước và các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại bảng lương chức vụ và bảng phụ cấp chức vụ ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát [sau đây viết tắt là Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11].

- Các chức danh do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Công chức trong các cơ quan nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước [sau đây viết tắt là Nghị định số 117/2003/NĐ-CP].

- Công chức dự bị quy định tại Điều 2 Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị [sau đây viết tắt là Nghị định số 115/2003/NĐ-CP].

- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước [sau đây viết tắt là Nghị định số 116/2003/NĐ-CP].

- Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

- Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã] quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn [sau đây viết tắt là Nghị định số 121/2003/NĐ-CP] và Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ [sau đây viết tắt là Nghị định số 184/2004/NĐ-CP].

- Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề