Dựa vào 4 câu thơ đầu con hãy cho biết cảnh Đèo Ngang hiện lên như thế nào

Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?....

Soạn bài Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan

1.Căn cứ vào lời giới thiệu ban đầu về thơ thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích trên, em hãy nhận dạng thể thơ của bàiQua Đèo Ngangvề số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6.


2.Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng tác giả?


3.Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? Chú ý đến không gian, thời gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống con người; các từ láy:lác đác, lom khom; các từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia.


4.Hãy nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.


5.Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?


6.Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp?

Lời giải:
I. Thể loại
Bài thơ này được viết theo thể thất ngôn bát cú. Đây là một trong hai dạng cơ bản, phổ biến nhất của thơ Đường luật, gồm thất ngôn bát cú [7 chữ, 8 câu] và thất ngôn tứ tuyệt [7 chữ, 4 câu]. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có những quy định rất chặt chẽ về bố cục [tổ chức cơ bản về nội dung và hình thức], luật [quy định về vần, thanh trong cả bài, đối giữa các cặp câu 3 – 4, 5 – 6], niêm [sự liên kết giữa các câu 1 – 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7].
II. Bố cục
Bố cục : đề – thực – luận – kết
– 2 câu đề : cái nhìn chung về cảnh vật
– 2 câu thực : miêu tả cuộc sống con người
– 2 câu luận : tâm trạng tác giả
– 2 câu kết : nỗi cô đơn lên cao
III. Đọc hiểu nội dung bài
Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu ban đầu về thơ thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích trên, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6.
Qua đèo Ngang là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bài thơ này có 8 câu mỗi câu bảy chữ, hợp vần ở chữ cuối câu một và chữ cuối các câu chẵn [1, 2, 4, 6 và 8]. Trong bài thơ, câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. Nói cách khác, có phép đối ở bốn câu giữa.
Phép đối:
+ Câu 3 và câu 4:
lom khomđối vớilác đác
dưới núiđối vớibên sông
tiều vài chúđối vớichợ mấy nhà
+ Câu 5 và 6
nhớ nướcđối vớithương nhà
đau lòngđối vớimỏi miệng
con quốc quốcđối vớicái gia gia
Câu2: Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng tác giả?
Cảnh tượng đèo Ngang được miêu tả vào lúc xế tà [đã về chiều]. Thời điểm này là thời điểm ngày sắp tàn. Cho nên, nó dễ bộc lộ tâm trạng buồn vắng, cô đơn của tác giả. Ngay ở dân ca Việt Nam từ ngàn xưa cũng từng cho thấy:
– Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.
– Lẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.
Thời điểm xế tà là lợi thế để tác giả bộc lộ tâm trạng cô đơn của mình lúc qua đèo.
Câu3: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? Chú ý đến không gian, thời gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống con người; các từ láy: lác đác, lom khom; các từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia.
Cảnh đèo Ngang được miêu tả gồm các chi tiết:cỏ, cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mây túp nhà, có tiếng chim cuốc và chim đa đa, có vài chú tiều[người đốn củi]. Nhà thơ khéo dùng các từ láylom khom, lác đác, các từ tượng thanhquốc quốc, gia giađặc biệt gợi hình và gợi cảm.
Câu4: Hãy nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.
Qua đèo Ngang là một bức tranh thiên nhiên có sự sống con người nhưng hoang sơ, núi đèo bát ngát, vắng lặng và buồn thể hiện một tâm trạng cô đơn, bâng khuâng, buồn nhớ của tác giả.
Câu5: Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?
Tâm trạng khi qua đèo Ngang, Bà Huyện cảm thấy cô đơn, hoài cổ, trong nỗi thương nước nhớ nhà thấm đượm tâm hồn.
Được thể hiện qua hai hình thức:– Mượn cảnh nói tình: thông qua thời gian và không gian hình thức:
+ Gia gia – vừa mô phỏng tiếng chim như đồng âm với nó còn có nghĩa là nhà. Nỗi nhớ nhà đang trào dâng trong lòng người nữ sĩ xa quê, trong cảnh chiều hôm người ta tìm về mái ấm gia đình, còn bà lại đang dừng chân chống hoang sơ hiu quạnh, nhớ nhà là lẽ tất nhiên.
+ Con quốc quốc – mô phỏng tiếng chim kêu và đồng âm với nó quốc quốc là đất nước, Tổ quốc. Bà là nho sĩ xứ Bắc Hà quặn lòng nhớ về Thăng Long xưa, nhớ về quá khứ của đất nước lúc còn hưng thịnh, lúc triều Nguyễn chưa dời kinh đô vào Huế.
– Trực tiếp tả tình: Thể hiện qua câu cuối của bài thơ “Một mảnh tình riêng ta với ta”. Mảnh tình riêng đó thật sâu sắc, thấm thía.
Câu6: Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp?
Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở đèo Ngang là Không gian càng rộng, sự cô đơn, trống trải càng đậm nét, hình ảnh con người càng nhỏ bé, nỗi cô đơn càng nhân lên. càng nặng nề u uất bấy nhiêu! Dĩ nhiên là khác với nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp.
Giải các bài tập Bài 8 SGK Ngữ văn 7 Qua đèo ngang [Bà Huyện Thanh Quan] Bạn đến chơi nhà [Nguyễn Khuyến] Chữa lỗi về quan hệ từ Viết bài làm văn số 2: Văn biểu cảm
Bài trước Bài sau

Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang

  • Dàn ý phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang
  • Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 1
  • Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 2
  • Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 3
  • Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 4
  • Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 5
  • Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 6
  • Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 7
  • Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 8
  • Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang - Mẫu 9

Dàn ý phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang

I. Mở bài

Giới thiệu về Bà Huyện Thanh Quan, nội dung chính bài thơ Qua Đèo Ngang.

II. Thân bài

1. Hai câu đề: Cảnh vật thiên nhiên nơi Đèo Ngang

- Thời gian: “Bóng xế tà”, đây là thời điểm kết thúc của một ngày, khi con người thường trở về nhà sau một ngày lao động vất vả. Vậy mà nhà thơ lại một mình tại nơi đèo Ngang càng khiến cho nỗi cô đơn trở nên tột cùng.

- Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang:

=> Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang được nhà thơ khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động.

2. Hai câu thực: Cuộc sống con người nơi Đèo Ngang

- Giữa thiên nhiên hoang sơ và rộng lớn con người xuất hiện:

Nghệ thuật đảo ngữ:

=> Nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Con người chỉ nằm là một chấm buồn lặng lẽ giữa một thiên nhiên rộng lớn. Cảnh vật và con người dường như có sự xa cách khiến cho không khí càng thêm hoang vu, cô quạnh.

3. Hai câu luận: Tâm trạng nhớ nhà của nhà thơ khi đứng trước Đèo Ngang

- Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim [chim đỗ quyên, chim đa đa].

- Mà ở đây, nhà thơ đã sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh: tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” để qua đó bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương.

=> Hai câu thơ diễn tả nhớ nhung sâu đậm của Bà Huyện Thanh Quan.

4. Hai câu kết: Nỗi cô đơn tột cùng của nhà thơ

- Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước [có bầu trời, có núi non, dòng sông].

- Sự cô đơn của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” - tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ, “ta với ta” - đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi.

=> Hai câu kết khẳng định lại nỗi cô đơn, trống trải của tác giả trước thiên nhiên rộng lớn.

III. Mở bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Qua Đèo Ngang.

Soạn bài: Qua Đèo Ngang [soạn 2 cách]

Câu 3 [trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]

Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? Chú ý đến không gian, thời gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống con người; các từ láy:lác đác, lom khom; các từ tượng thanh:quốc gia, gia gia.

Soạn cách 1

Cảnh tượng đèo ngang được hiện lên với những chi tiết, hình ảnh, âm thanh đặc trưng của một buổi chiều buồn:

- Bóng xế tà: Con người được hiện ra qua hình ảnh cái bóng => Cách miêu tả thời gian gián tiếp và rất tinh tế

- Không gian: Đèo ngang, đang dần chìm vào bóng tối, chỉ còn trơ trọi một cái“bóng”của con người [ta với ta], còn lại là nhường chỗ cho cảnh vật. Nhưng cảnh vật cũng trở nên hoang sơ, tiêu điều“cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.Sự cô đơ, trơ trọi của con người được đạt tới đỉnh điểm qua chi tiết “một mảnh tình riêng, ta với ta. Giữa vũ trụ bao la, giữa đèo, giữ sông, giữa núi non trùng điệp vậy mà hình ảnh nhân vật xuất hiện lẻ loi, cô đơn biết nhường nào tả xiết.

- Cuộc sống con người cũng không khác gì cảnh vật, vẫn là những hình ảnh gợi cho chúng ta sự xơ xác, thưa thớt, trống vắng,“lom khom dưới núi, tiều vài chú/ lác đác bên sông, chợ mấy nhà”.

- Âm thanh: âm thanh trở nên não lòng và hiu quạnh, không phải tiếng chợ gần xa, cũng chẳng có tiếng người qua lại, mà thay vào đó là tiếng kêu của con“quốc quốc”[con cuốc] và“gia gia”[ con đa đa].

Soạn cách 2

Cảnh qua đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết như:

- Không gian: Đèo Ngang hoang sơ, heo hút

- Thời gian: chiều tà

- Cảnh vật: chỉ có cỏ cây xen lá, đá chen hoa, heo hút, ít người qua lại

- Âm thanh: chỉ có tiếng kêu khắc khoải của con cuốc cuốc và cái gia gia

- Cuộc sống của con người: thưa thớt tiêu điều khi chỉ có vài chú tiều dưới núi, lác đác vài nhà bên sông.

- Các từ láylác đác, lom khom đã cho thấy con người xuất hiện đã ít ỏi còn nhỏ bé giữa không gian núi rừng rộng lớn. Từ láyquốc quốc, gia gia cho thấy tiếng kêu khắc khoải vô vọng giữa không gian rộng lớn của Đèo Ngang.

Soạn văn 7 VNEN Bài 6: Qua đèo ngang

Trang trước Trang sau

[Trang 38 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1].Đọc phần chú thích sau bài thơ Qua đèo Ngang và dựa vào các kiến thức đã học hãy chỉ ra những đặc điểm của các thể thơ sau:

• Thất ngôn tứ tuyệt

• Ngũ ngôn tứ tuyết

• Thất ngôn bát cú

Trả lời

Đặc điểm của:

- Thất ngôn tứ tuyệt: bốn câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần ở chữ cuối của các câu 1,2,4 hoặc 2,4.

- Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 chữ,gieo vần ở chữ cuối câu 1,2,4 hoặc 2,4.

- Thất ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 7 chữ, có gieo vần [chỉ 1 vần] ở chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8, có phép đối giữa câu 3,4 và 5,6, có luật bằng trắc.

1. Đọc văn bản: Qua đèo ngang

[Trang 39 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1].2. Tìm hiểu văn bản.

a. Trao đổi để trả lời câu hỏi sau:

[1] Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

[2] Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? Những chi tiết này có đặc điểm chung nào?[Chú ý các từ láy: lom khom, lác đác, các từ tượng thanh : quốc quốc, gia gia, các từ chỉ thời gian: xế tà, các động từ: nhớ thương?]

[3] Nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.

Trả lời

[1]

• Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”. Đây là thời điểm sau một ngày làm việc mọi trở về nhà và được sum họp gia đình.

• Thời điểm chiều tà thường gợi lên sự buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những lữ khách xa quê, thân gái dặm trường.

[2] Cảnh Đèo Ngang được miêu tả với những chi tiết về thiên nhiên và con người noi đây trong buổi chiều tà.

• Không gian: um tùm cây cỏ, hoang vắng, thưa thớt, con người, gợi buồn.

• Thời gian: chiều tà.

• Âm thanh: quốc quốc, đa đa càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.

• Con người: thưa thớt “tiều vài chú”, “chợ mấy nhà”.

• Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, vắng vẻ của Đèo Ngang.

• Các từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.

[3] Cảnh tượng đèo Ngang hiện lên qua nét vẽ của bà Huyện Thanh Quan thật hoang sơ, vắng vẻ, thiếu sức sống con người. Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của người xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, cô đơn, nhỏ bé.

b. Ghi nhận những lí giải của em về từng vấn đề sau vào ô trống dành cho cá nhân trước khi kết quả thống nhất chung vào phần ô trống ở giữa. Sau đó đại diện báo cáo trước lớp.s

[1] Quang cảnh thiên nhiên buổi chiều ở đèo Ngang, tác giả bộc lộ tâm trạng gì?

[2] Tâm trạng của bà huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang được thể hiện theo cách thức nào? [Mượn cảnh để thể hiện tình cảm hay trực tiếp]

Trả lời

- Tâm trang của Bà Huyện Thanh Quan đi qua Đèo Ngang được thể hiện qua cách thức: Mượn cảnh nói tình.

+ Cảnh: đó là cảnh tượng của một vùng non nước hoang vắng, thưa thớt con người + Tình: nỗi buồn man mác, hiu quạnh.

=> Tâm trạng của bà huyện Thanh Quan: cô đơn, lẻ loi, buồn nhớ gia đình, quê hương.

[Trang 40 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1].3. Tìm hiểu về cách sử dụng từ Hán Việt

a. Chọn một từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống và lí giải vì sao chọn từ đó:

................Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. [đàn bà/ phụ nữ]

Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ............, nhân dân địa phương đã ........... cụ trên một ngọn đồi. [chết/ từ trần, chôn/ mai táng]

Bác sĩ đang khám............ [xác chết/ tử thi]

Trả lời

- Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

- Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi.

- Bác sĩ đang khám tử thi.

Việc dùng các từ Hán Việt như phụ nữ, từ trần, mai táng, tử thi trong các văn cảnh đó sẽ tạo ra sắc thái trang trọng và thể hiện sự tôn kính, lịch sự. Nếu ta sử dụng các từ thuần Việt có nghĩa tương tự: đàn bà, chết, chôn, xác chết vào các ví dụ trên thì sẽ không tạo ra sắc thái trang trọng.

[Trang 40 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1].b. Các từ Hán Việt in đậm mang sắc thái nghĩa gì cho đoạn trích dưới đây?

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí.

Yết Kiêu: Tâu bệ hạ, thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua: Để làm gì?

Yết Kiêu: Để dùi thủng chiến thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.

[Theo Chuyện hay sử cũ]

Trả lời

Kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần là những từ cổ được dùng trong xã hội phong kiến. Dùng các từ này sẽ tạo ra sắc thái cổ kính, trang trọng, phù hợp với xã hội bấy giờ.

4. Tìm hiểu về đặc điểm của văn bản biểu cảm.

[Trang 41 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1].a.Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Tấm gương

Câu hỏi:

[1] Bài văn Tấm gương thể hiện nội dung gì? Qua đó tác giả biểu đạt tình cảm gì?

[2] Tác giả vài văn đã biểu đạt tình ý theo cách nào?

• Mượn hình ảnh tấm gương để làm điểm tựa bày tỏ tình cảm

• Ca ngợi đặc điểm của tấm gương mà ví với người bạn trung thực để ca ngợi phẩm chất trung thực

• Đem tấm gương mà ví người bạn trung thực để ca ngợi phẩm chất trung thực

• Ca ngợi gương để gián tiếp ca ngợi người trung thực

[3] Hãy giới thiệu bố cục và nội dung của bài văn.[ Chỉ ra nội dung của từng phần mở bài, thân bài, kết bài]. Các ví dụ trong bài có tác dụng làm rõ chủ đề của bài văn như thế nào?]

Trả lời

[1] Nội dung: ca ngợi những con người trung thực, ngay thẳng, phê phán những kẻ xu nịnh, dối trá.

Tình cảm biểu lộ: ngợi ca đức tính trung thực, phê phán thói dối trá, xu nịnh.

[2] Tác giả vài văn đã biểu đạt tình ý theo cách: Mượn hình ảnh tấm gương để bày tỏ tình cảm.

[3] Bài văn có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài

• Mở bài:

+ Từ đầu đến … mẹ cha sinh ra nó [đoạn 1]

+ Nội dung: Phẩm chất tốt đẹp của tấm gương.

• Thân bài:

+ Từ “Nếu ai có bộ mặt … đến không hộ thẹn”

+ Nội dung: Lợi ích của tấm gương đối với đời sống của con người.

• Kết bài:

+ Phần còn lại: “Còn tấm gương … với bất cứ ai”.

+ Nội dung: Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của tấm gương.

Các ví dụ trong bài có tác dụng làm rõ chủ đề của bài văn đồng thời làm cho bài văn có tính khách quan, chân thực.

[Trang 42 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1].b. Từ cách biểu đạt tình cảm của các nhà thơ, nhà văn trong những tác phẩm mà em đã học, đã biết hãy chỉ ra đặc điểm của văn biểu cảm bằng cách điền các từ sau đây vào chỗ trống: giá trị, tình cảm, gửi gắm, chọn, trực tiếp, chân thực

• Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một .............. chủ yếu.

• Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể ......... một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng [là một đồ vật, loài cây hay một hiện tượng nào đó] để ................tình cảm, tư tưởng hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ............. những nỗi niềm cảm xúc trong lòng.

• Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, ............ thì bài văn biểu cảm mới có ............

Trả lời

- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.

- Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng [là một đồ vật, loài cây hay một hiện tượng nào đó] để gửi gắm tình cảm, tư tưởng hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm cảm xúc trong lòng.

- Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.

5. Tìm hiểu về cách làm bài văn biểu cảm.

[Trang 42 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1].Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Thông thường người ta đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói đến cái đẹp, cái lớn của quê mình.

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như những núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, dông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói ra, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết. Yêu cả chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều ta trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đếm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi. Nhe con chiên ngoan mơ về "Đất Hứa", tôi da diết mong gặp lại cây đa bến Miễu, cây me giá Đá Chẹt, con đường quanh co lỗi lõm trên Pháo Đài. Tôi nhớ những dòng nước lấp lánh từ triền đá cap ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thong thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng.

An Giang từ bao đời đến bây giờ là đất nóng, là bãi chiến trường. Bờ cõi An Giang đời này sang đời khác luôn luôn bị xâm lăng và đãm máu. Lịch sử An Giang đã viết bằng những cuộc đời lận đận, những số phận bi thương, những tâm hồn vĩ đại, bằng máu và nước mắt, bằng những lưỡi gươm và cây tầm vông vạt nhọn, bằng nhưng mũi phi tiêu và câu súng thô sơ. Tôi thèm được leo lên Pháo Đài tìm lại phiến đá nào đã in dấu chân Hoàng Đạo Cật, cùng đồng đội của anh đánh tung trận địa pháo tầm xa của giặc. Tôi tha thiết muốn biết triền đá nào chí sĩ can trường Trương GIa Mô đã từ trên ngọn tháp lao xuống, nhất định không để sa vào tay giặc Pháp. Tôi muốn tìm lại vang bóng con người đến phút cuối đời còn làm cho giặc khiếp sợ mà nhà cách mạng lỗi lạc Phan Bội Châu nghe tin đã khóc với những lời thơ thống thiết...

Ôi, quê mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kì công. Từ mảnh đất quê nghèo tôi chập chững ra đi, khi về đôi chân rắn chắc vì được luyện qua nhiều miền xa đất nước. Khi đi, từ khung cửa hẹp của ngôi nhà lá nhỏ, tôi ngơ ngác nhìn ra vùng đất rộng bên ngoài với đôi mắt khù khờ. Khi về, ánh sáng mặt trời những miền đất lạ soi sáng mỗi bước tôi đi. Tôi nhìn rõ quê hương hơn, thấy được xứ sở mình đẹp hơn ngày khởi cuộc hành

[Theo Tản văn Mai Văn Tạo]

Câu hỏi:

[Trang 43 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1].a. Nhận xét về cách biểu đạt tình cảm của nhà văn

[Trang 43 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1].b. Nhắc lại các bước làm bài văn nói chung, bài văn biểu cảm nói riêng

Trả lời

a. Bài văn biểu đạt tình yêu, niềm tự hào và nỗi nhớ quê hương da diết của một người con xa quê.

b,

Bước 1: đọc đề, xác định và tìm ý của bài.

Bước 2: lập dàn ý

Bước 3: Viết bài.

Bước 4 : soát bài và tìm lỗi sai.

[Trang 43 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1]. Hãy dùng từ ngữ Thuần Việt thay thế các từ Hán Việt in đậm trong những câu dưới đây cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp bình thường:

• Em đi xa nhớ bảo vệ sức khỏe nhé!

• Đồ vật làm bằng gỗ tốt thì sử dụng được lâu dài. Còn những đồ làm bằng gỗ xấu dù làm rất cầu kì, mĩ lệ thì cũng chỉ dùng được trong một thời gian ngắn.

Trả lời

Ta có thể thay bằng các từ ngữ thuần Việt, dễ hiểu:

- Em đi xa nhớ giữ gìn sức khỏe nhé!

- Đồ vật làm bằng gỗ tốt thì sử dụng được lâu dài. Còn những đồ làm bằng gỗ xấu dù làm rất cầu kì, đẹp đẽ thì cũng chỉ dùng được trong một thời gian ngắn.

[Trang 43 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1].2, Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống.

[thân mẫu, mẹ]

• Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa… như nước trong nguồn chảy ra.

• Nhà máy Dệt kim Vinh mang tên Hoàng Thị Loan - …. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

[phu nhân, vợ]

• Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và …

• Thuận … thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.

[lâm chung, sắp chết]

• Con chim sắp … thì tiếng kêu thương,

Con người sắp … thì nói lời phải.

• Lúc … ông cụ còn dặn dò con cháu phải yêu thương nhau.

[giáo huấn, dạy bảo]

• Mọi cán bộ đều phải thực hiện lời … của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.

• Con cái cần phải nghe lời … của cha mẹ.

Trả lời

Có thể điền các từ ngữ như sau:

• Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

• Nhà máy Dệt kim Vinh mang tên Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

• Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và phu nhân.

• Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.

• Con chim sắp chết thì tiếng kêu thương,

Con người sắp chết thì nói lời phải.

• Lúc lâm chung ông cụ còn dặn dò con cháu phải yêu thương nhau.

• Mọi cán bộ đều phải thực hiện lời giáo huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.

• Con cái cần phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ.

=> Các từ ngữ: thân mẫu, phu nhân, lâm chung, giáo huấn dùng trong ngữ cảnh trang trọng, thể hiện sự thành kính.

Các từ ngữ: mẹ, vợ, sắp chết, dạy bảo dùng trong ngữ cảnh thân mật hoặc biểu lộ tình cảm thân thiết.

3. Đọc bài văn Hoa học trò [sách vnen ngữ văn 7 tập 1 trang 44] và trả lời câu hỏi:

[Trang 45 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1].a. Bài văn thể hiện tình cảm gì? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này? Vì sao tác giả gọi hoa phương là hoa – học – trò?

[Trang 45 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1].b. Bài văn này biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?

Trả lời

a. Bài văn thể hiện nỗi buồn và nỗi nhớ trường da diết khi phải tạm xa mái trường trong những ngày nghỉ hè của tác giả.

Hoa phượng là hoa – học – trò vì:

• Hoa phượng nở báo hiệu hè đến, mùa thi đến, kết thúc một năm học, dấu hiệu của sự chia tay.

• Là loại cây được trồng nhiều nhất ở các sân trường. Hoa phượng gắn với tuổi thơ

- tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường với những kỉ niệm sâu sắc.

• Cây phượng là người bạn thân thiết gắn bó với học sinh, với mái trường.

=> Hoa phượng gắn liền với nỗi niềm tuổi học trò nên gọi là hoa – học

- trò. Qua đó, thể hiện tình cảm xao xuyến, những kỉ niệm đáng nhớ với mái trườngcủa tuổi học trò.

b. Bài văn này vừa dùng hình thức biểu cảm trực tiếp, vừa dùng hình thức biểu cảm gián tiếp.

• Cách biểu cảm gián tiếp đó là tác giả dùng hoa phượng để nói lên nỗi niềm , cảm xúc của con người.

• Cách biểu đạt trực tiếp: Có những câu trực tiếp thể hiện cảm xúc của tác giả: “Nhớ người sắp xa còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan…” “Thấy xa trường rồi bạn buồn xiết bao”.

[Trang 45 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1].1. Từ ấn tượng về một thắng cảnh hoặc một đặc sản của một vùng đất, em hãy thể hiện tính cảm của mình về vùng đất ấy qua một bài văn ngắn.

Trả lời

Hải Phòng còn được gọi là thành phố Hoa Phượng Đỏ nằm trong vùng tam giác trọng điểm và là thành phố Cảng lớn nhất khu vực miền Bắc. Đặt chân đến Hải Phòng tôi ngạc nhiên về kiến trúc hài hòa giữa hai nền văn hóa Á, Âu tạo nên một nét đẹp đô thị riêng biệt vừa thanh lịch vừa mạnh mẽ. Các công trình kiến trúc: Nhà hát Lớn, bảo tàng Hải Phòng, Quán Hoa, cầu Bính, chợ Đổ… đã trở thành biểu tượng của Hải Phòng. Hải Phòng không chỉ là một trung tâm kinh tế lớn, năng động của cả nước mà còn là một thành phố mang đậm đà bản sắc văn hóa đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống.

Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời Hải Phòng là miền đất của những lễ hội mang đậm đà bản sắc truyền thống văn hóa của vùng Đồng bằng sông Hồng và nền văn minh lúa nước. Hải Phòng có rất nhiều lễ hội đặc biệt các lễ hội dân gian có lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, lễ hội Nữ tướng Lê Chân được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội đua thuyền rồng trên biển Cát Bà thể hiện ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của ngư dân. Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là một sản phẩm du lịch độc đáo thực sự là những ngày “Tết truyền thống” đã đưa hình ảnh đất và người Hải Phòng tới bốn phương góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh về mọi mặt của đất Cảng.

Thành phố Hải Phòng từ lâu luôn được coi là mảnh đất Phật linh thiêng với nhiều điểm du lịch tâm linh độc đáo và ý nghĩa của những ngôi đình, đền, chùa gắn với lịch sử hàng trăm năm. Với lối kiến trúc độc đáo, hiện đại theo văn hóa truyền thống Phương Đông: Chùa Vẽ, đình Hàng Kênh, chùa Đỏ, đền Dẹo, đền thờ Nam Hải Thần Vương, Dương kinh nhà Mạc; đền, chùa Mõ, Đền Bà Đế… đã tạo nên nét đặc sắc tâm linh của Hải Phòng. Mỗi năm ở những địa danh linh thiêng đó người dân đều tổ chức các lễ hội tín ngưỡng để tưởng nhớ những vị anh hùng, vị thần và cầu bình an.

Hải Phòng không chỉ là một thành phố năng động, trẻ trung mà còn rất nên thơ, dịu dàng e lệ trải mình bên làng hoa Đằng Hải rực rỡ sắc màu, tỏa hương thơm ngát. Đến với Làng Lũng thuộc phường Đằng Hải, quận Hải An vốn là vùng đất ven đô màu mỡ phù sa, nổi tiếng với nghề trồng hoa du khách sẽ được đắm chìm trong thiên đường của các loại hoa Đồng tiền, Lay – ơn, cúc vàng, hồng nhung…khoe sắc quanh năm. Tiếng thơm của làng hoa Làng Lũng đã làm nên nét đẹp truyền thống, trở thành niềm tự hào của nhiều thế hệ người dân đất Cảng.

Bên cạnh đó quần đảo Cát Bà được xem như một kiệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho Hải Phòng bao gồm 388 đảo lớn nhỏ trên diện tích khoảng hơn 200 km2 đã tạo nên một quần thể đảo và hang động trên biển làm mê hồn du khách. Quần đảo Cát Bà là một danh lam thắng cảnh tiêu biểu cho các hệ sinh thái nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Châu Á đặc biệt là Vườn Quốc gia Cát Bà. Đến với Cát Bà, tôi như được đắm chìm trong vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng của hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh, bãi tắm, tùng áng, vịnh biển, rạn san hô, rừng ngập mặn, quần đảo đá vôi lớn nhất châu Á, quần thể động vật đa dạng trên đảo và dưới biển. Vì nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên khí hậu trên đảo Cát Bà rất mát mẻ, trong lành, thích hợp cho du lịch nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng cùng các sản phẩm du lịch đặc sắc gắn với những giá trị văn hóa bản địa.

Đến với Cát Bà – Hải Phòng tôi không quên được hương vị của món Nem cua bể. Nem cua bể gói vuông khác với những địa điểm khác như muốn gói trọn gửi gắm tất cả tâm tình của người dân Hải Phòng vào đó. Sợi bún trắng, mềm cùng vị ngọt thơm của chả nướng, béo ngậy của thịt cua bể, giòn của vỏ bánh đa cuốn rán vừa chín tới, thêm chút đậm đà của nước chấm... Ôi! Không có từ ngữ nào có thể diễn tả một cách đầy đủ cảm giác tuyệt vời và sự tinh tế của hương vị nem cua bể khi chạm đến đầu môi.

Hải Phòng thật tuyệt vời!

[Trang 45 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1].2. Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí?

Trả lời

Sở dĩ có điều đó vì từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng cho tên gọi, đồng thời hàm chứa những ý nghĩa sâu xa. Bên cạnh đó, một phần do nước ta chịu sự đô hộ 1000 năm Bắc thuộc nên cách đặt tên người, tên địa lí cũng có sự ảnh hưởng, giao thoa văn hóa giữa hai nước láng giềng.

[Trang 45 Ngữ Văn 7 VNEN tập 1].1. Trao đổi cùng ông bà, cha mẹ kể về những nét đặc sắc của quê hương. Trong khoảng nửa trang giấy em hãy ghi lại cảm xúc của mình khi nghe ông bà cha mẹ kể về quê hương bản quán.

Trả lời

Quê hương là nơi đẹp nhất đối với mỗi con người bởi đó là nơi chôn rau cắt rốn, nơi gần gũi nhất, nơi lưu giữ những kỷ niệm thơ ấu thiêng liêng. Tình yêu quê hương tronng tôi luôn trào dâng da diết và mãnh liệt. Tôi yêu những xóm làng nghoằn ngoèo cây xanh phủ kín, những cánh đồng lúa chín bao la, bát ngát bao quanh con sông Đáy xanh biếc. Tôi yêu những chiếc nón đội của bà, mẹ được tạo nên bởi đôi tay khéo léo của các nghệ nhân. Và tôi yêu, yêu lắm những trưa hè vang lên bởi câu hát ru à ơi của người mẹ, người bà đầy tình yêu thương và lòng vị tha. Con người và cảnh vật nơi đây đã in đậm trong trái tim tôi. Dù mai sau trưởng thành, đôi chân tôi có đi đến những mảnh đất đẹp đẽ đến đâu đi chăng nữa thì tôi cũng không bao giờ quên nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 chương trình VNEN hay khác:

Trang trước Trang sau

Video liên quan

Chủ Đề