Dụng cụ học tập khi học đại học

Kỳ thi THPT quốc gia 2018 khắc nghiệt đã qua. Những thí sinh đỗ cao đẳng, đại học, chuẩn bị trở thành tân sinh viên  chuẩn bị cho mình một hành tranh mới để bước vào giảng đường đại học. Trong đó, thí sinh quan tâm nhất vẫn là dụng cụ học tập.

Sau đây, cosmovietnam sẽ liệt kê những dụng cụ học tập sinh viên không thể không sắm dưới đây nhé!

1. Laptop

Một trong những dụng cụ học tập sinh viên không thể không sắm là máy tính cá nhân

Trong thời đại bùng nổ công nghệ internet toàn cầu, có thể nói máy tính cá nhân là dụng cụ học tập sinh viên bắt buộc phải sắm. Tất cả các tài liệu, các cuộc học nhóm, kể cả lên lấp đều được lập kế hoạch và lưu trên phần mềm máy tính.

Nếu không đủ điều kiện kinh tế sẽ sở hữu những chiếc máy đắt tiền như Mark Book thì sinh viên vẫn có thể lựa chọn cho mình những chiếc máy hợp túi tiền mà cũng thanh lịch, gọn nhẹ, bền lâu. Ví dụ như Dell, Acer, Asuz, Lenvono,…

Những cửa hàng điện tử, siêu thị điện máy ở các thành phố lớn mọc lên nhiều. Đây là cơ hội thuận lợi để sinh viên mua sắm laptop – dụng cụ học tập thiết yếu của sinh viên.

2. Smart phone

Có thể nhiều người vẫn nghĩ không nhất thiết phải có điện thoại thông minh nhưng thực tế thì chiếc smart phone thực sự hữu ích với sinh viên, nhất là những sinh viên sống trọ xa nhà. Xa nhà, đầu tiên là nỗi nhớ. Nhớ gia đình, nhớ cha mẹ và các em da diết. Những chiếc “cục gạch” không thể có chức năng quay gọi facetime với người nhà để vơi đi nỗi nhớ, nỗi cô đơn, để căn phòng bớt trống vắng được.

Ngoài chức năng nghe gọi thì phải kể đến các chức năng tra cứu thông tin, chỉ đường. Nếu bạn nghĩ tra cứu thông tin đã có máy tính kết nối mạng, tìm đường đã có bản đồ giấy,… thì bạn đã nhầm rồi đấy. Tra cứu thông tin trên điện thoại sẽ nhanh chóng hơn vì không mất nhiều thời gian khởi động máy, tắt máy, tra cứu mọi nơi mọi lúc,… Hơn nữa, khi mà công nghệ đã len lỏi vào đời sống thì việc đi xe ôm truyền thống cũng là điều xa xỉ với nhiều người, trong đó có sinh viên. Đặt grab bike trên chiếc smart phone vừa nhanh vừa rẻ, thậm chí biết trước được giá tiền, không cần hỏi giá.

Hơn nữa, nếu bạn có phương tiện, bạn tự đi thì không thể tránh được những lần lạc được. App google map trên điện thoại thông minh sẽ giúp ích cho bạn trong những hoàn cảnh éo le đó.

Nghĩ mà xem, điện thoại thông minh giờ rất phổ biến, giá lại rẻ, mẫu ma cũng đa dạng. Nhiều cửa hàng điện thoại di động mở ra là cơ hội lựa chọn cho bạn. Nếu học ở Cao Đẳng Du Lịch, học viện báo chí tuyên truyền, bạn có thể đến Nhật Cường Mobiphone hay siêu thị điện máy pico,…Nếu học ở đại học luật, Cao Đẳng Y Khoa Phạm NGọc Thạch, bạn có thể đến thế giới di động hay mua lại ở những cửa hàng nhỏ hơn liền kề.

3. Bút, thước, sách, vở

Cũng như thời học sinh, bút, thước, sách vở là những người bạn thân thiết nhất của mỗi sinh viên. Ngày nào lên lớp mà các bạn chẳng phải cho vào balo vài quyển vở, vài cái bút. Cẩn thận hơn thì cho thêm thước kẻ, tẩy xóa,…

Những hàng thiết yếu này bạn có thể mua sắm ở những cửa hàng văn phòng phẩm, hiệu sách, kể cả ở những cửa hàng tạp hóa gần phòng trọ đều không thiếu.

4. Dụng cụ học tập chuyên ngành

Những dụng cụ học tập sinh viên học chuyên ngành cần sắm thì thường bắt đầu từ năm 3, năm 4. Tất nhiên, nếu có đủ điều kiện vẫn nên sắm từ những năm đầu tiên vào giảng đường đại học. Vấn đề là bạn phải xác định được ngành học của bạn cần gì. Ví dụ như sinh viên học báo ảnh, nhiếp ảnh thì dụng cụ không thể thiếu là máy ảnh. Sinh viên học quay phim, truyền hình thì dụng cụ không thể thiếu là máy ghi hình. Còn những sinh viên học phát thanh thì dụng cụ cần là máy ghi âm.

Thông thường những dụng cụ học tập chuyên ngành đều được nhà trường trang bị nhưng vì điều kiện kinh tế không cho phép, sinh viên đông nên không thể đáp ứng đủ nhu cầu học tập của sinh viên. Sở hữu máy ảnh, máy quay, máy ghi ,…riêng mình là cách để bạn tiếp cận và thực hành nhuần nhuyễn nhanh nhất với thiết bị.

Bạn là phụ huynh đang trang bị dụng cụ học tập cho con? Bạn là học sinh đang tìm kiếm những đồ dùng thú vị để học hứng thú và dễ dàng hơn? Bạn là giáo viên đang lựa chọn thiết bị để dạy hiệu quá hơn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nhóm sản phẩm thiết yếu nhất trong thế giới Dụng cụ Học tập đầy phong phú.

Nhân mấy đứa học trò tuần sau vào năm nhất Đại học và hỏi mình các đồ dùng học tập các em ấy cần mua rồi lưu trữ tài liệu các thứ, mình viết cái note này để bạn nào cần thì có thể tham khảo.

Ngoài một tâm hồn đẹp, he he, và vài tâm thế khi vào học, thì “chuẩn bị” theo nghĩa đen cũng giúp các bạn tân sinh viên có thêm hứng khởi bắt đầu hành trình mới và tiện dụng hơn, có hệ thống hơn cho sau này. Tuy nhiên, hãy tham khảo có chọn lọc. Mình là đứa thích viết vẽ, thích hình khối màu sắc và đọc tài liệu giấy nên mình sẽ có nhiều loại bút và bìa đựng hồ sơ. Nếu bạn thích đọc trên máy tính hoặc có kiểu ghi chép khác thì bài mình không hữu ích lắm cho bạn. Cho nên, tinh thần của bài này là:

  • Xác định bạn phù hợp với kiểu ghi chép, học hành thế nào
  • Chi được bao nhiêu tiền
  • Sở hữu [mua, xin] những cái phù hợp với 2 điều kiện trên. Đừng “chơi lớn”, tốn tiền, chật nhà và rối phong cách của bản thân.

Rồi vô ha. Bài mình có 2 phần: Đồ dùng học tập và file máy tính.

I. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

1.1. Văn phòng phẩm lặt vặt

Bút: Viết tay rất quan trọng với mình, cho nên mình có bút bi, bút mực, bút gel đen xanh đỏ, bút chì, gôm, chuốt, bút dạ highlighter. Mình thích vẽ khi take note lúc nghe giảng và đọc, nên mình có thêm 1 cây brush xám để đổ bóng hình khối và một hộp bút lông 24 màu.

Mình có quy ước cá nhân cho các loại bút: ghi chép màu đen, khái niệm quan trọng màu xanh, tựa đề và biểu tượng cá nhân [dấu tick, dấu hỏi] màu đỏ, ví dụ và liên tưởng thì ghi bút chì. Thế nên mình dùng bút gel để đi nét viết vẽ nhanh và rõ, là bút Uni-ball Eye Broad UB-150-10, ngòi tầm 0.6-0.7mm là ô kê để nhìn đẹp và scan rõ. Minh họa các bản notes của mình thì xuống dưới he.

Các thứ khác: giấy nhớ stickers cỡ to, trung và nhỏ. Các stickers nhỏ rất lợi hại khi viết bài có trích dẫn tài liệu, nhất là Literature Review. Mình quy ước màu nào cho nội dung gì. Khi đọc tài liệu chỗ nào thấy hay, mình không copy/type vì nó sẽ làm gián đoạn luồng suy nghĩ, mà mình biết ngay mình cần trích nó cho cái gì thì vơ lấy dán ngay rồi đọc tiếp.

Bookmark thì ai cũng biết rồi.

Kẹp bướm sắt [màu đen] các size là để kẹp tài liệu ồ tấc nhiêng. Đặc biệt là khi bạn cần lấy tài liệu ra khỏi folder đặt 1 chồng đó lên bàn để làm bài cả tuần mà không cần bỏ vào folder lại lắc nhắc, thì kẹp chúng lại sẽ giúp chúng không lẫn lộn và không bay mất. Ngoài ra, nếu bạn mở một bịch gì đó cần gấp chỗ mở lại và kẹp tránh bụi/kiến, hoặc kẹp 2 tấm màn cửa cho khỏi phất phơ, hoặc áo thun to quá cần cái gì túm lại [lộn vô trong cho khỏi thấy cái kẹp] đặng nhìn gọn gàng hơn, thì kẹp bướm sẽ rất hữu ích. Còn kẹp paper clip thì cho tài liệu mỏng.

Đồ bấm giấy là để mình bổ sung cái gì vào sổ ghi chép, ví dụ 1 mẩu đề làm nhóm hoặc danh thiếp của thầy cô/ diễn giả buổi ấy như ảnh trên. Không dùng keo dán vì với kim bấm thì mình tháo ra được. Còn keo dùng để dán ảnh thẻ hoặc thư/ bì hồ sơ.

Còn những cái này thì tùy người có dùng không thôi. Mình lưu ý cái đồ chặn sách bằng kim loại và giấy dán label. Nếu bạn chưa có tủ sách hoặc cần để sách một hàng trên bàn mà sợ đổ, thì có thể mua để nó vừa ngăn các thể loại sách mà vừa giúp sách đứng được. Còn bút lông dầu [không xóa được] là để viết lên label dán vào các đồ đựng tài liệu hoặc sách in từ ebook, như vầy:

[Ke ke, cái “Vietnamese Studies” ở trên ghi sai cmnr.]

Đồ đựng văn phòng phẩm nho nhỏ lặt vặt này mình đựng trong một cái “tủ” nhỏ 4 tầng của nhựa Duy Tân cho gọn:

Nên có vài cái móc để treo túi, khăn, dây điện gần ổ điện hoặc các đồ trang trí.

Chỉ dùng ánh sáng đèn học khi đèn phòng đã tắt sẽ giúp mình tập trung hơn. Nên mình mua loại đèn bàn vừa đứng được trên bàn, vừa kẹp được vô thành giường để đọc trước khi ngủ. Có 3 nấc chỉnh sáng. Thân đèn có thể được điều chỉnh tùy ý. Ánh sáng vàng tốt cho mắt hơn nhưng loại này chỉ mới có màu trắng nên thôi cũng được.

Trên bàn làm việc, mình luôn đảm bảo hai thứ: phàm tục và thanh cao. =]] Có thực mới vực được đạo. Bên phải thuận tay sẽ là ly nước, chai nước và mứt, đồ ngọt để tiếp năng lượng nhanh. Bên trái là cây đàn Kalimba gỗ Koa yêu quý để khi mệt hoặc buồn ngủ là vớ lấy chơi. Tiếng đàn thánh thót trong trẻo làm mình thấy dễ chịu và tỉnh táo hơn.

Vì quen đọc giấy nên khi ở Việt Nam mình có 1-2 tiệm in, photo quen gần nhà. Mình chỉ việc email qua, gọi báo, rồi bên đó in xong ship tài liệu qua miễn phí rồi mình chuyển khoản [Techcombank miễn phí chuyển khoản nên chuyển 10k cũng không ngán he he]. Nhưng mọi chuyện hoàn toàn khác khi qua Anh. Muốn in thì phải lết lên trường, bất tiện, như in mỗi cái vé máy bay chẳng hạn. Cho nên nghe lời các anh chị đi trước, mình mua một chiếc máy in secondhand nhỏ gọn để dùng ở nhà. Còn in khổ lớn, in nhiều hay photo mình mới lên thư viện.

Hầu hết đồ dùng của mình khi đi học đều mua đồ cũ giảm giá của các bạn học xong, được cho, hoặc đến lấy ở các quầy trao đổi/ tặng đồ cũ trong campus. Coi lặt vặt vậy chứ mua là tốn ghê lắm.

1.2. Sổ, lưu trữ tài liệu, kế hoạch

a. Sổ ghi chép:

Khác với nhiều bạn làm hẳn một cuốn sổ nháp đẹp, mình quan niệm giấy nháp thì chỉ cho nhanh gọn và tạm thời nên mình xuề xòa thôi, để khỏi tiếc, khỏi cố gắng nắn nót. Nháp bằng mặt sau lịch lốc của ba má, và cắt giấy vở dư như hồi phổ thông.

Sổ thì mình đầu tư hơn. So với sổ kẻ và sổ chấm bi, loại sổ giấy trắng trơn khiến mình được viết vẽ tự do mà không có gì ở background bản vẽ. Đây là ví dụ từ nhật kí chuyến đi tìm hiểu một khu vực Hồi giáo miền Nam Philippines [chuyến ấy suýt nữa là không toàn mạng về nhà].

Thi thoảng nổi cơn ngựa ông ngựa bà lên thì mua sổ có các trang đã được in chìm hoa hòe hoa sói thế này cho vui.

Khi đi thực địa cần viết nhật kí thì mình dùng sổ tay cho gọn. Nhưng nếu nghe giảng trong lớp hoặc đi seminar, mình bây giờ chuyển sang take note vào giấy A4 để vừa có nhiều không gian [-> tóm được cả bài + thấy được sự liên kết liên tục chứ không đứt vì hết giấy sổ], lại vừa phù hợp size A4 của các tài liệu kèm theo để lưu trữ chung 1 chỗ.

Loại giấy mình dùng là giấy từ vở vẽ A4, màu ngà ngà, dày vừa đủ -> tô bút lông không bị thấm ra mặt sau, cầm chắc tay, màu giấy ngà + text đen nhìn thích ghê gớm.

Có thể note trực tiếp lên vở vẽ rồi xé ra [bìa giấy dính keo nhẹ, xé ra rất dễ và không rách] để đưa vào folder lưu trữ. Nhưng mình thích xé sẵn giấy ra thành 1 tập đưa vào cái bìa nhựa có đồ chặn giấy này cho nó cứng cáp. Gập đôi bìa, đưa lên đùi để take note nếu không có bàn. Nó vững hơn so với vở vẽ.

b. Lưu trữ: Mua các đồ đựng tài liệu, dán label cho từng cái, như “PhD Application”, “Seminars”, hoặc ai đang học thì là tên môn học.

Nếu là đi học, đầu khóa, khi nhận chương trình học [syllabus] và reading package của các môn, mình in chúng ra và đưa vào các đồ đựng tài liệu có móc lỗ [ring binder] theo thứ tự bài học từng buổi. Khi học nghe cô giảng và cả lớp thảo luận, mình take note xong xuôi thì xé ra cho vào ring binder ngay sau bài giới thiệu buổi học và trước các bài đọc. Loại mở móc này khiến việc di dời trang rất tiện lợi. Mình có 1 cái đồ bấm lỗ giấy [hole punch] để bấm tài liệu in và tờ giấy note bài giảng, mà học trò mượn rồi nên không chụp lên đây được.

Nhưng nếu bạn không thích loại ring binder bấm lỗ và thích tự do bỏ vào một đồ đựng trống thì có thể cân nhắc 2 loại này:

Cái màu xanh cứng cáp và có quai xách như cặp, nhưng hơi to. Còn loại nhựa trong bên dưới mình thích vì thấy được nội dung, kích cỡ chỉ to hơn A4 một tí nên bỏ vào rất vừa vặn gọn gàng, nhẹ hơn và nút khóa là quấn chỉ nên khá phẳng, đặt chồng lên nhau không cấn, không lo hư khóa. Nhưng không hiểu sao loại quấn chỉ ấy bây giờ ít thấy bán, mà có bán thì cũng không dày bằng hồi trước.

Nếu bạn thích tài liệu thuộc các phần khác nhau được chia rõ ràng thì có thể dùng loại bìa đựng có sẵn các lá nhựa trong:

Ngoài ra, cần có 1 số bìa sơ mi mỏng nhẹ để đựng tài liệu khi đi đâu làm giấy tờ [photo, công chứng, đi bệnh viện…], nó có loại bấm nút và loại kéo zipper. Khi gửi tài liệu cho ai thì dùng bì lá trong cho lịch sự và không bẩn.

Cuối cùng, chúng ta nên có 1 cái cặp đựng tất cả tài liệu quan trọng nhất, để nếu có trường hợp khẩn cấp [đi bệnh viện, hỏa hoạn hoặc cần nhờ tìm giấy tờ khi không có ở nhà] thì chỉ việc lôi nó ra thôi. Mình dùng loại cặp dày bên trong có phân sẵn ngăn:

Từng ngăn có chỗ để đưa label vào. Tùy bạn ghi. Mình thì: “Identity” [gồm giấy tờ tùy thân như hộ chiếu, hộ khẩu, bản sao thẻ căn cước, giấy khai sinh, phiếu lý lịch tư pháp, giấy tờ thuế, giấy tờ ngân hàng, sổ bảo hiểm xã hội, sổ khám bệnh, ảnh thẻ…], “Education” [offer letter, bằng cấp, bảng điểm… các cấp học + chứng chỉ các loại], “Work” [Hợp đồng, Công văn thành lập tổ chức…] và “Others”. Cho người thân đủ tin tưởng biết chỗ để cặp này. Khi cần thì nhờ họ đến lấy. Nhờ vậy mà mấy lần mình đang không ở Sài Gòn vẫn làm giấy tờ được.

Nếu bạn mua kệ sách thì lưu ý 1-2 tầng dưới cùng nên cao một tí, khoảng 30cm, để đựng sách in/ photo A4 và các sách dày dặn to cao. Sẽ khó lấy nếu để sách nằm.

c. Kế hoạch

Tất nhiên mình vẫn dùng Google Calendar và dùng excel cho lịch sinh hoạt hàng ngày. Nhưng vì mình ưa cá nhân hóa mọi thứ cho đẹp và quan trọng nhất là chúng nằm ngay trên bàn để viết nhanh, nên mình tự làm Calendar viết tay và sổ theo dõi tiến độ học tập.

Về calendar, mình tự làm hoàn toàn trên Word.

Màu dựa vào mùa [xuân xanh lá, hạ đỏ, thu nâu, đông xanh da trời], ảnh dựa vào mục tiêu chính của tháng. Như ảnh trên tháng 1 là bộ ba Harry-Ron-Hermione ngồi học vì mình cần nộp bài cuối kì 1 và bắt đầu kì 2 [và mình là fan của Hermione/ Emma Watson]. Tháng 5 trăm hoa đua nở, mình để cảnh cao nguyên Scotland vẫy gọi những chuyến tàu mình đi xa. Tháng 6 bắt đầu làm luận văn, mình để ảnh một chị người quen là nhà nghiên cứu Harvard-Oxford để làm động lực.

Sổ theo dõi tiến độ học tập thì, ha ha, mình làm hồi năm nhất [Cử nhân] máu lửa.

Hồi đó mình mê “Oxford thương yêu” [Dương Thụy] và mình cũng có nhiều tật xấu giống nhân vật Kim nên ghi vào để dằn mặt chính mình những lúc nản, lười. Giờ nhìn lại cũng thấy nhiều cái thú vị: bài học lớn nhất là không được tiết kiệm việc ăn. Chắt bóp chi tiêu quần áo đi lại này kia chứ tiền ăn là phải rộng rãi. Thế nên mình đã rất béo tốt và sống sót qua mùa đông nước Anh. Cái thứ 2 là, chính mình cũng đã quên mất hồi xưa từng đặt mục tiêu đi Anh. Đấy là vì mọi thứ không hề dễ dàng như mình mơ mộng thời năm nhất, và chẳng hề biết tới sự tồn tại của học bổng chính phủ [ví dụ Chevening] cho những đứa nghèo như mình. Nhưng cuối cùng thì, yeah, I did it! Rồi cũng sẽ thực hiện được ước mơ thôi, dù mất nhiều thời gian và vòng vèo hơn.

Công nhận năm 1-3 mình theo dõi bản thân chi tiết kinh dị, phần trăm phần đồ rồi điểm số nọ chai. Nhưng lên năm 4 thì nó trông thế này. Ngắn gọn cục súc =]] [cuộc đời đã làm gì tui thế không biết] nhưng hệ thống hơn. Chữ cũng bớt trẻ con hơn.

Các bạn sinh viên, năm mấy cũng được, có thể tham khảo 2 cuốn sách này để chuẩn bị học ĐH tốt hơn:

Cuốn bên trái [“Cẩm nang học ĐH”] mình recommend nhất, đặc biệt là khi bạn học ở trường có yêu cầu cao ở Việt Nam hoặc du học phương Tây. Cuốn này nói vô cùng kĩ và rõ ràng, các bạn có thể xem mục lục bên dưới. Ngoài lời khuyên đừng tiếc tiền mua 1 đôi giày thể thao thật thật thật xịn vì phải đi nhiều, thì lời khuyên thông thái nhất mình đã may mắn làm theo hồi ở Anh, là hãy vừa lấy lớp có nội dung mình thích, vừa lấy lớp kỹ năng [dù có thể không mấy thích nhưng cần thiết]. Ngoài dự các buổi chung chung của Academic Writing Center thì mình lấy hẳn lớp “Understanding Education Research” [UER] để đào sâu vào đặc thù ngành. Khi apply Tiến sĩ mình mới nhận ra ngoài việc trang bị kỹ năng nghiên cứu thì nó giúp mình rất nhiều khi chưa có paper, vì một số trường sẽ ưu tiên những người đã học môn Phương pháp Nghiên cứu Khoa học ở bậc trước. Mình đã phải hi sinh môn “Giáo dục và Phát triển ở châu Á” mình rất thích để lấy UER, nhưng không sao, mình la liếm hỏi mấy đứa bạn học lớp đó và xin tài liệu. :]]

Đây là mục lục quyển “Cẩm nang học ĐH”:

Cuốn thứ 2, “Để thành công ở trường ĐH” thì relax hơn. Độ học thuật không sâu bằng cuốn trên nhưng nó đề cập nhiều về những cái các bạn cần trước mắt như các kỹ năng cá nhân [giao tiếp, chăm sóc bản thân…] và tìm việc làm, xây dựng sự nghiệp. Hơn nữa, cuốn này còn có các checklist và bài tập kiểm tra nho nhỏ.

2. Quản lý file trên máy tính

2.1. Tài liệu học

Mình rất ngạc nhiên khi biết nhiều bạn đi học mà không lưu tài liệu cho hệ thống, đầy đủ và đi học không take note. Không lưu về máy, khi bạn cần mà không có mạng thì sao? Bạn học xong không còn quyền truy cập hệ thống trường thì sao? Không take note thì sao mà nhớ? Đừng nói là coi lại ppt của thầy cô. Nhiều thầy cô biết tỏng rồi, nên ppt họ làm vô cùng ngắn gọn hoặc chỉ toàn dăm ba ảnh chó mèo minh họa cho cái họ giảng trên lớp. Không tự ghi là chết. Vả lại, take note giúp bạn ghi được các ý kiến thảo luận/ phản biện/ mở rộng, ví dụ địa phương của các bạn trong lớp, và cảm giác, câu hỏi, liên tưởng… của chính bạn khi ấy. Chẳng có file ppt nào cho bạn những thứ đó cả.

Từ đầu năm học, mình đã tạo folder riêng cho việc học ở trường. Ví dụ folder “UCL Edu and International Development” [tên ngành] mình chứa các folder nhỏ hơn: “Term 1”, “Term 2”, “Dissertation”, “Study Tools”, “Skills Training”, “Job now”, “Job EID future”, “Daily life”, “Admin”, “Others”.

Mỗi cái chia folder nhỏ hơn, ví dụ “Term 1” thì có 2 folder của 2 môn  học kì đó.

Mỗi môn thì chia folder thành “Learning Materials” và “Assignments”.

Khi leo lên hệ thống [Moodle, Canvas, Google Classroom] và khi nhận tài liệu rời rạc từ trường hoặc giảng viên qua email, mình luôn download ngay toàn bộ tài liệu về “Learning Materials”. Không để lúc khác download vì sẽ quên -> sót. Thống nhất format tên file, và có thể đặt tên file lại để nó sắp xếp theo ý mình [ví dụ đánh số các bài đọc từ quan trọng nhất đến ít nhất]. Tên file tiếng Việt thì gõ không dấu để tránh file lỗi, nhất là khi đưa file cho người khác.

Khi học, nếu được phát tài liệu bản in mà quan trọng thì chụp lại hoặc scan để đưa vô máy liền. Các bản notes tay khi học cũng thế. Ảnh ọt trong suốt thời gian học cũng lưu hết theo từng event hoặc thời gian.

Sau khi học xong, rà lại một lượt toàn bộ tài liệu giấy mình có, chọn lọc và chụp lại lưu hết lên máy, sau đó có thể bỏ bớt đống đồ ấy để khi về nhà/ về nước được gọn nhẹ. Ví dụ mình chụp hết tất cả các poster, booklet, tài liệu game… mà mình đã thu thập từ các chuyến đi workshop, event này nọ lọ chai. Mình biết mình sẽ có lúc cần dùng chúng cho việc giảng dạy, viết sách và ai biết còn dịp nào khác nữa có thể đến.

Tất nhiên sẽ phải có vụ back up dữ liệu lên đâu đó. Mình mua hẳn Dropbox Plus 2 TB. Một số trường sẽ cung cấp space dữ liệu cho bạn, như Đại học Fulbright Việt Nam cho mỗi sinh viên undergraduate tới hơn 5 TB trên OneDrive. Vậy cứ dùng cho hết 4 năm học đi, rồi trước khi ra trường download về 1 lần cũng được, trước khi tài khoản bị đóng.

Cuối cùng, khi dùng email trường lúc còn là sinh viên, với các email quan trọng với thầy cô, programme coordinator và thư viện, mình đều cc cho email cá nhân [gmail]. Và đúng là nó hiệu quả. Bây giờ mình vẫn tìm lại được một số thông tin lúc email trường không vào được.

2.2. Cá nhân: Thời gian biểu và book list

Thời gian biểu: cái này chắc khỏi cần nói. Nhưng mình có kèm theo sheet phòng khi mình buồn chán, tụt mood hoặc muốn tự học thêm. Nó gồm danh sách phim, các TV series hài hước, các khóa học kiến thức và các trang rèn kỹ năng.

Book list: Mình có 2 bản, 2012 và 2020.

2012 thì thống kê sách từ hồi mình bắt đầu tự mua sách [lớp 11] cho tới năm 4 ĐH rồi sau đó đi làm nên lười theo dõi sách vở mình tới đâu. Vy ngưng update file này một thời gian. Tất nhiên số lượng sách không bằng bây giờ nhưng hồi đó mình bình luận rất kỹ cho từng cuốn. Thậm chí còn chấm điểm. :v Nhiều lúc đọc lại, mình cũng ngạc nhiên vì hồi đó mình đã có những cảm xúc và suy nghĩ như vậy. Đúng là tuổi trẻ hết mình hi hi.

Còn file thống kê sách 2020 là sau khi năm ngoái đi Anh về, nhân lúc dọn ra ở riêng, mình làm lại các tủ sách: xếp sách theo thể loại và làm file thống kê lại toàn bộ sách. May có bọn học trò bay tới giúp nên mới được. Giờ già rồi nên mình chỉ ghi nhanh gọn thông tin chứ không bay lượn như hồi xưa nữa.

Nếu bạn đang là sinh viên và có một tí sách, thì thử thống kê xem. Nó nói lên rất nhiều về chặng đường phát triển của bạn qua các loại sách bạn mua từng năm. Ví dụ Vy lớp 11, 12 đọc toàn văn chương và luyện thi. Năm 1-3 đọc self-help, kỹ năng và giáo dục. Từ năm 4 trở đi, khi mình bắt đầu ra thế giới, thì mình đọc sách về khoa học, địa lý, tôn giáo, văn hóa, triết học, tâm lý học nhiều hơn. Và gần đây, khi đã 30, thì mình đọc về giáo dục, lịch sử và… hẹn hò.

Nếu các bạn có đề xuất gì thêm thì cứ bảo mình. Còn mình nghĩ mấy cái trên đây đều là những cái cơ bản ai cũng biết rồi. Vấn đề là: chúng ta có vật dụng, có file, nhưng ta tận dụng chúng được tới đâu? Bạn có kiên trì bền bỉ không, hay chỉ dùng ngày một ngày hai? Quyết định mua đồ gì hay nghĩ ra cách gì để quản lý đồ dùng và dữ liệu liệu đã đúng với tính cách và thế mạnh của bạn chưa? Tính cách và thế mạnh của bạn là gì?

Năm nhất, chúng ta rất dễ quá háo hức nên chọn các môn hoành tráng để học [sau đó ăn hành vì quá nặng], ham hố đi làm thêm khi chưa quen với cuộc sống mới, mua nhiều vật dụng [hợp với người khác nhưng] thừa với chính mình, hay lên kế hoạch chi tiêu cực đoan [hoặc quá tiết kiệm, hoặc quá phung phí], nhất là nhín tiền ăn uống. Hãy xác định đâu là những điều quan trọng để cân bằng nhé. Đối với mình thì là:

  • Sức khỏe
  • Chất lượng học tập
  • Vui vẻ khám phá [nghĩ lại hồi học bậc Cử nhân và Thạc sĩ, mình chỉ toàn nhớ đi chơi đi quẩy hà :>]

Làm sinh viên là quãng thời gian rất quý và thay đổi con người rất nhiều. Hãy tận hưởng nó nhé.

P/S: Nếu muốn đọc về một số phương pháp học của mình ở bậc Thạc sĩ, các bạn có thể đọc tại bài “Học hỏi từ bạn cùng lớp“.

Video liên quan

Chủ Đề