Em hãy trình bày các hình thức di chuyển của chim cho ví dụ trình bày vai trò của chim

Câu hỏi : Vai trò của lớp chim?

Lời giải: 

Vai trò của lớp chim :

+ Lợi ích:

* Đối với con người:

- Là nguồn thực phẩm dồi dào cho con người :

VD: thịt , trứng của ngan , gà ,...

- Nuôi để làm cảnh :

VD: chào mào , chim họa mi,...

- Chim được huấn luyện để săn mồi :

VD: đại bàng , chim ưng ,...

- Chim phục vụ du lịch:

VD : vịt trời , ngỗng trời ,...

- Chim cho lông làm chăn , gối , đồ trang trí :

VD : lông đà điểu , vịt , ngỗng ,...

* Đối với tự nhiên:

- Chim góp phần thụ phấn và phát tán cây rừng :

VD: bói cá , chim cu ,...

- Có ích cho nông nghiệp vì tiêu diệt các loại sâu bọ có hại :

VD : chim sâu , cú mèo , cú lợn ,...

- Góp phần sự đa dạng thiên nhiên.

+ Tác hại:

- Ăn hạt, quả, ăn cá [chim bói cá] gây hại cho nông nghiệp 

VD: chim sẻ ăn hạt vào mùa sinh sản,...

- Là động vật trung gian truyền bệnh 

VD: gà truyền bệnh H5N1,...

Vậy lớp chim có những đặc điểm chung như thế nào và phân thành những nhóm nào chúng ta sẽ cùng Top lời giải tìm hiểu cụ thể nhé.

1. Đặc điểm chung của lớp chim

- Mình có lông vũ bao phủ

- Chi trước biến đổi thành cánh

- Có mỏ sừng

- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp.

- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể

- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.

- Là động vật hằng nhiệt.

2. Các nhóm chim

- Hiện nay, lớp chim được biết đến với khoảng 9600 loài, được xếp vào 27 bộ.

- Ở Việt Nam, phát hiện 830 loài.

- Lớp chim được chia thành 3 nhóm: nhóm Chim chạy, nhóm Chim bơi và nhóm Chim bay.

a. Nhóm Chim chạy

- Đời sống: chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và hoang mạch khô nóng.

- Đặc điểm cấu tạo: cánh ngắn, yếu, chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón.

- Đa dạng: bộ Đà điểu gồm 7 loài, phân bố ở Châu Phi, Châu Mĩ và Châu Đại Dương.

- Đại diện: Đà điểu Phi, đà điều Mĩ và đà điểu Úc.

b. Nhóm Chim bơi

- Đời sống: chim hoàn toàn không biết bay, đi lại trên cạn vụng về, thích nghi cao với đời sống bơi lội trong biển.

- Đặc điểm cấu tạo:

+ Cánh dài, khỏe.

+ Có lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước.

+ Chim có dáng đứng thẳng.

+ Chân ngắn, 4 ngón và có màng bơi.

- Đa dạng: bộ Chim cánh cụt gồm 17 loài sống ở bờ biển Nam Bán Cầu.

- Đại diện: chim cánh cụt.

c. Nhóm Chim bay

- Đời sống: gồm hầu hết những loài chim hiện nay, là những chim biết bay ở những mức độ khác nhau. Thích nghi với đời sống đặc biệt như bơi lội [vịt trời, mòng két], ăn thịt [chim ưng, cú], …

- Đặc điểm cấu tạo: cánh phát triển, chân có 4 ngón.

- Đại diện: chim bồ câu, chim én, …

- Đa dạng: Nhóm chim bay chia làm 4 bộ là bộ Gà, bộ Ngỗng, bộ Chim ưng và bộ Cú.

Đặc điểm cấu tạo ngoài của mỗi bộ chim bay thích nghi với đời sống.

Đặc điểm

Bộ Ngỗng

Bộ Gà

Bộ Chim ưng

Bộ Cú

MỏMỏ dài, rộng, dẹp, bờ mỏ có những tấm sừng ngang.Mỏ ngắn, khỏeMỏ khỏe, quặp, sắc, nhọnMỏ quặp nhưng nhỏ hơn
CánhCánh không đặc sắcCánh ngắn, trònCánh dài, khỏeDài, phủ lông mềm
ChânChân ngắn, có màng bơi rộng nối liền 3 ngón trước.Chân to, móng cùn, con trống chân có cựaChân to, khỏe có vuốt cong, sắcChân to, khỏe có vuốt sắc
Đời sốngBơi giỏi, bắt mồi dưới nước, đi lại vụng về trên cạnKiếm mồi bằng cách bới đất, ăn hạt, cỏ non, chân khớp, giun, thân mềmChuyên săn bắt mồi về ban ngày, bắt chim, gặm nhấm, gà, vịtChuyên săn mồi về ban đêm, bắt chủ yếu gặm nhấm, bay nhẹ nhàng không gây tiếng động.
Đại diệnVịt trời, mòng kétGà, côngCắt, chim ưngCú lợn, cú mèo

Câu 2: Trang 137 - sgk Sinh học 7

Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.


  • Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay
  • Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
  • Chi sau [3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt]: giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh
  • Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra
  • Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể
  • Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ
  • Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông


Trắc nghiệm sinh học 7 bài 41: Chim bồ câu

Từ khóa tìm kiếm Google: cấu tạo ngoài của chim bồ câu, câu 2 trang 137 sinh học 7, câu 2 bài 41 sinh học 7

Bạn đang xem: Sinh học 7 Bài 45: Thực hành Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim

Trong bài học này các em được thực hành quan sát qua băng hình về đời sống và tập tính của chim, giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức về đời sống và tập tính của chim.

– Củng cố mở rộng bài học qua băng hình và đời sống và tập tính của chim bồ câu và những loài chim khác.

– Biết cách ghi chép những nội dung đã xem trên băng hình.

1.2. Chuẩn bị

– Học sinh ôn những bài của lớp Chim

– Băng hình về nội dung tập tính của chim, máy chiếu

– Vở ghi chép nội dung xem băng

1.3. Nội dung

a. Sự di chuyển

Bay và lượn

– Kiểu bay đập cánh [chim sẻ, bồ câu, cú, quạ].

– Kiểu bay lượn: Lượn tĩnh không cần đập cánh nhiều [diều hâu, ưng], lượn động chim bay bằng cách lợi dụng sức gió [hải âu]

Những kiểu di chuyển khác

– Sự di chuyển bằng cách leo trèo [gõ kiến, vẹt].

– Sự di chuyển bằng cách di và chạy [đà điểu], nhảy [chim sẻ].

– Sự di chuyển bằng cách bơi và mối liên quan giữa đi, bơi và bay: Nhóm đi giỏi, ít bơi [dẽ], đi kém, bay giỏi, bơi giỏi, không lặn [vịt], đi kém, bơi giỏi, lặn giỏi [cốc, lele]

b. Kiếm ăn

Băng hình giới thiệu các loại mồi và cách kiếm ăn đặc trưng của từng loài có liên quan tới cấu tạo và tập tính của từng nhóm chim ăn tạp và ăn chuyên. Nhóm chim ăn chuyên lại chia thành các nhóm chim ăn thịt, ăn xác chết, ăn hạt và ăn quả.

c. Sinh sản

Sự khác nhau giữa con trống và mái ở nhiều loài chim thể hiện rõ nên có thể phân biệt được, những đặc điểm sai khác trống mái có thể là cố định hoặc tạm thời [Nghĩa là chỉ xảy ra trong mùa sinh sản]. Các giai đoạn trong quá trình sinh sản và nuôi con: Giao hoan [khoe mẽ], giao phối, làm tổ, đẻ trứng, ấp trứng, nuôi con…
Các tập tính này thay đổi tùy theo các bộ Chim.

– Hãy nêu các hình thức di chuyển của chim.

– Hãy nêu những tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim.

Hướng dẫn giải:

+ Dựa vào kết quả quan sát băng hình, ôn tập nội dung kiến thức về chim

+ Trong quá trình xem băng hình, ghi chú những kiến thức về hình thức di chuyển và tập tính kiếm ăn của chim quan sát được.

Lời giải chi tiết:

* Lớp chim có các hình thức di chuyển khá đa dạng, song có thể chia thành 3 hình thức chính:

– Di chuyển bằng cách bay: có kiểu bay đập cánh [sẻ, bồ câu, cú, quạ] và bay lượn [hải âu, diều hâu, cắt,…]

– Di chuyển bằng cách đi, chạy: đà điểu, nhóm gia cầm, chim cút, quốc,…

– Di chuyển bằng cách bơi: chim cánh cụt.

Nhìn chung, các cách di chuyển của chim có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và các loài trong lớp chim sử dụng linh hoạt các kiểu di chuyển trên ở những điều kiện nhất định.

* Tập tính kiếm ăn của chim khá đa dạng:

– Thời điểm hoạt động: loài kiếm ăn ban đêm [cú mèo, cú lợn, vạc,…], loài kiếm ăn ban ngày [phần lớn các loài chim kiếm ăn vào sáng sớm].

– Đặc điểm mồi: nhóm ăn tạp, nhóm ăn mồi sống, nhóm ăn xác chết, nhóm ăn hạt, nhóm ăn mật hoa, nhóm ăn quả…

* Tập tính sinh sản của các loài chim khác nhau ở mỗi loài:

– Tập tính giao hoan: khoe mẽ, đánh nhau tranh giành bạn tình, làm tổ đợi con cái, tập tính đa thê…

– Tập tính làm tổ, đẻ trứng: làm tổ dưới đất, làm tổ trên cây, đi đẻ nhờ ở tổ loài khác,…

– Tập tính ấp trứng và nuôi con: chim bố mẹ thay nhau ấp trứng và cùng chăm sóc con non hoặc chỉ có con mái ấp trứng hoặc để loài khác “nuôi hộ” con non…

3. Hỏi đáp Bài 45 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học LuatTreEm sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7

Video liên quan

Chủ Đề