Game Design Document là gì

Privacy & Cookies

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Nguồn: Vietnam Game Designer Group

===============================================================================================

Chào mọi người,

Bản thân em nghĩ việc viết GDD khá quan trọng cho Designer, cũng như chuyện Programmer nên có thói quen comment code của họ. Với team lớn, GDD rất quan trọng, có thể xem là phao cứu sinh. Đối với team nhỏ, tuy em cũng nghĩ rằng việc trao đổi trực tiếp hiệu quả hơn trao đổi GDD nhiều, nhưng cũng không thể nói GDD không quan trọng vì GDD lại là cách để cho GD theo dõi design decisions của chính mình. Sau này GD có muốn tiếp tục project thì cũng biết tiếp tục từ khúc nào, hay có thất bại thì tương lai còn nhìn lại mình thất bại chỗ nào. Bên này em cũng dc bảo là nếu mà lười viết GDD quá thì cũng nên tập viết 1 cái tương tự, tụi em gọi là Master Document, không cần theo một cái template có sẵn, ít chi tiết và không trang trọng như GDD, bỏ bớt mấy cái lằn nhằn dành cho team, tập trung vào mấy cái design decisions của mình. Nhưng em cũng đồng ý với việc nếu GD đã thử viết GDD rồi mà vẫn không thấy hiệu quả thì tốt nhất nên bỏ qua.

Em cũng muốn chia sẻ về chuyện em làm internship bên Sing, tụi em làm theo scrum framework. Thường chúng em chia theo sprint [2 tuần 1 sprint], Cứ cuối mỗi kì sprint thì lại phải playtest và pitch, thành ra chuyện share idea với nhau là bình thường, không chỉ cho đàn anh mà cho luôn đối thủ của mình. Để sản phẩm ra được là một game hay, thường là sau khi nhận dc feedbacks/critics, trừ cái high concept của game, game sẽ thay đổi khá nhiều [đặc biệt là trong ideation phase]. Đúng như mọi người bảo, idea is cheap, triển khai nó mới quan trọng. Share idea là một cách để cải thiện việc triển khai ý tưởng, để GD đảm bảo team mình đi đúng hướng và make the best out of the idea.

Em theo dõi topic từ đầu, nhưng em vẫn không rõ phong cách thiết kế của anh Đông đang nói đến là gì. Anh Đông muốn nói đến Art Style, hay là Team Culture, hay Design Style. Nếu là Art Style thì em nghĩ nó không liên quan đến Designer nhiều lắm, vì GD không phải là người định ra art style hay design nhân vật cho game, GD chỉ định ra cái concept/idea/aesthetics/experience mà mình muốn hướng đến [trừ khi GD muốn double role làm luôn Art Director/ Artist]. Team Culture/ Team Philosophy lại là một vấn đề khác, như chuyện Rockstar thường làm game badass, big scale, non-FPS, complex etc. Cái này thì là do mọi thành viên của team dựng nên chứ GD không thể tự tạo ra cho chính mình được. GD chỉ có thể tác động một phần đến culture của team [và bị team tác động ngược lại]. Còn Design Style mới là thứ tạo nên cá tính thiết kế của GD, như việc một GD xem trọng elements này hơn elements khác, hay 1 GD thường đem những thứ mình thích vào trong game mình design. Ví dụ điển hình em nghĩ đến là Hideo Kojima với super long cutscene trong Metal Gear Solid, do Hideo Kojima từng có một thời rất thích làm đạo diễn phim. Trừ những trường hợp nổi tiếng đp1, Design Style thì khó mà có thể nhận ra ngay được được, vì Design Style thường bị Team Culture che mất. Hơn nữa, Team Culture và Design Style chỉ giúp GD/Team làm mới chính mình và định hướng cho targeting player chứ chưa chắc sẽ làm game hay hơn.

Theo ý kiến cá nhân em dưới cái nhìn designer, một game hay là một sản phẩm unified được mọi yếu tố trong game [mechanics, narrative, art, sound, etc], unified được cá tínhh mọi thành viên trong team để đạt được một mục đích/ đem đến một trải nghiệm nào đó. Thiệt ra em nghĩ GD ngoài design skills và đam mê cho game ra thì quan trọng nhất soft skills. Design đại 1 game thì rất dễ, nhưng từ điểm mạnh của các thành viên trong team mà có thể sử dụng và dung hòa chúng lại để design game và dẫn dắt team là một việc vô cùng khó. Game development mà không có designer thì vẫn tạo ra game, nhưng mà lộn xộn và không có hồn.

===============================================================================================

Về game designer docs

Thứ nhất về game designer docs, mọi người viết sao cho dễ hiểu, ai đọc cũng hiểu, nên có hình minh họa, đứng crit mấy bạn tech 1 cái walloftext chủ yếu là trao đổi trong khi làm quan trọng nhất là TRAO ĐỔI chứ viết docs cho hay mà chả ai hiểu thì cũng vậy. [ trình bày cho người khác hiểu ý mình là soft skill quan trọng nhất của game designer bạn nào lói ngọng, cà cà lăm là sem như thua ]

Designer docs thì quan trọng nhất chỉ có 3 vấn đề mà game designer cần clear :

1 : Core Pillar của game là cái sườn để bạn khỏi đi lạc khi design. Thường mình vẫn hay dặn mấy đứa đệ tử như vậy [ ví dụ core pillar của clash of clan : build your clan, defend your village, attack your enemy. và mọi người chơi clash of clan thấy y chang ko có xếp hình trong game ]

2 : Core gameplay có cái game thì gamer chơi cái gì, trải nghiệm ra sao, rule game thế nào game nó khác cái app hay cái toy là ở cái core gameplay này

3 : Ultimate goal của game là gì ? ví dụ game mario có cái goal lớn nhất là cứu công chúa Chỉ cần bạn clear 3 vấn đề trên thì đã xem như xong 90% idea cho 1 game.

Thứ 2 : Về vấn đề tư duy game designer thì mình xin chia sẻ như sau :

1 : đầu tiên cần xác định rõ 1 vấn đề : bạn muốn gamer của bạn trải nghiệm điều gì thông qua game của bạn. Ví dụ như tôi muốn gamer chơi game của tôi trải nghiệm cảm giác giết người thì tôi sẽ làm 1 game có những feature chính thiên về giết người, core pillar, core gameplay, goal trong game của tôi mang đến cho người chơi 1 trải nghiệm mà họ mong muốn. Quan trọng nhất là bạn phải xác định rõ 1 tiêu chí : The Designer creats an EXPERIENCE [ ví dụ như cái mission statement của Blizzard là : Dedicated to creating the most epic entertainment experiencesever. ].

2: Sau khi bạn đã xác định rõ 3 vấn đề về core pillar, core gameplay, goal trong game thì cần phải xây dựng những MECHANIC chính trong game.1 số machenic quan trọng cần chú ý đến như : space [ không gian ], objects, attributes, state, actions, rule, skill, chance. Nói riêng cho từng thành tố game thì hôm nào rảnh mình sẽ nói kĩ hôm nay liệt kê thôi Sau khi có đủ các thành tố cần thiết cho game thì cần phải cân bằng game theo rule, skill của game để gamer trải nghiệm [ các kiểu balace game thì nhiều lắm nhưng quan trọng nhất bạn phải để cho gamer thấy được sự CÔNG BẰNG [fairness]. Cân bằng kiểu gì ko cần biết . gamer chỉ cần cảm thấy công sức tôi bỏ ra chơi game sẽ đạt được 1 thứ gì đó bằng với sức tôi đã bỏ ra. [ đối với các các game đơn giản thì chỉ cần fun là đủ nhưng đối với các game lớn thì sự cân bằng cực kì quan trọng nếu cân bằng ko tử tế coi như fail luôn nguyên con game [ các game stats base cardbattle là 1 ví dụ ] VD 1 số cân bằng quan trọng : cân bằng kinh tế, cân bằng giữa skill reward, skill chance v.v 1 trong những cân bằng dễ nhận thấy nhất ngoài đời thường là : Kéo < Búa < Bao < Kéo

3 : Khi có đủ những điều cần thiết bạn cần mở 1 lối vào cho gamer có thể tham gia cái thế giới của bạn thông qua : Game User Interface [GUI ] : Cái này tùy trải nghiệm và kinh nghiệm của game designer mà thiết kế thôi. Cốt truyện của game [ storyline game ]

Sau khi có đủ rồi thì sẽ có 1 loạt những quy trình game dev

Mình đồng ý với ý kiến của anh Đông về các kiến thức mà bạn Sơn chia sẻ các kiến thức trên chỉ tham khảo chơi cho vui chứ áp dụng thì 1% không được mình không phải dạng lật sách tìm chữ, trích cú tầm chương quan trọng nhất vẫn là trải nghiệm user

tl,dr thì mình xin tóm tắt :

GAME DESIGNER IS CREAT AN EXPERIENCE GAME IS MADE FOR GAMER

Chúc mọi người ăn tết con dê thì dê được thật nhìu nghen :>

MinhLN

===============================================================================================

A. Theo mọi người thì xu hướng game nào phù hợp và sẽ thành công đối với cộng đồng game Việt [game mobile] trong tương lai? [xét với tình hình nhân lực, khả năng, tính khả thi, và hạ tầng của cộng đồng trong nước hiện tại]

Đây là câu hỏi chung mà tôi gặp thường xuyên trong bất kỳ cuộc gặp mặt nào và ở đâu người ta cũng đem ra thảo luận. Kết luận cuối cùng mà hầu hết mọi người đồng ý là thị trường games rất đa dạng và tất cả các thể loại games đều có nhu cầu nên ai mạnh cái gì thì cứ tiếp tục làm cái đó và tốt nhất là trở thành chuyên gia về thể loại games đó. Tuy nhiên, khách quan mà nói, những games kinh điển lại là những games vui nhộn, dễ hiểu, không bạo lực và lượng người chơi tất nhiên vượt trội so với phần còn lại.

Đối với Việt Nam nói riêng, chúng ta có yếu điểm trong làm việc nhóm nhưng ở quy mô nhỏ thì lại hoạt động tốt. Hoạt động ở quy mô nhỏ có lợi thế là chúng ta sẽ linh hoạt hơn khi không bị gò bó bởi các quy trình cồng kềnh và chi phí hoạt động thấp.

B.Có rất nhiều yếu tố để tạo nên một game hay, nhưng theo mọi người thì yếu tố nào nắm phần quan trọng nhất đối với cách nhìn từ một GD?

Yếu tố quan trọng nhất là phong cách thiết kế [đồ họa, gameplay, âm thanh]. Giờ đây làm games chẳng còn là gì cao siêu với các công cụ rẻ và mạnh, hệ thống phân phối cũng không thể rẻ và hoàn hảo hơn nên ai cũng có thể làm games. Games của các bạn để cạnh tranh chỉ còn có thể dựa vào duy nhất một thứ là phong cách thiết kế, trong đó đồ họa có phần quan trọng nhất, kế đến là nhân vật, cốt truyện, gameplay và âm thanh. Phong cách thiết kế nên được xây dựng ở cấp studios, các games của một studios cần phải mang tính hệ thống rõ ràng và độc đáo. Khi một người thích một game của một studio họ sẽ có xu hướng thích các sản phẩm khác của studio đó nếu chúng có cùng phong cách thiết kế. Ví dụ: Kairosoft, Ponos, LINE games,

Yếu tố thứ hai là nhân vật, nếu một game dù dở đến đâu nhưng có nhân vật ngộ nghĩnh chúng ta đều cảm thấy thú vị khi được chơi với nhân vật đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tạo ra những nhân vật ngộ nghĩnh một cách tự nhiên nên đa số các nhân đều ngộ nghĩnh một cách miễn cưỡng trông như anh hề ở rạp xiếc. VD: Battle Cats của Ponos

Câu hỏi cá nhân gửi anh Đông về game Flappy Bird: Con vịt trong game FB của anh lấy từ hình tượng nào vậy ạ ? Có phải là từ chú vịt đồ chơi trong bồn tắm trẻ em ko ạ?

Anh lấy cảm hứng từ Cheep Cheep trong Super Mario Bros. Flappy Bird là nhân vật mang tính biểu tượng nhất mà anh từng vẽ.

Regards,

Dong Nguyen | .GEARS

==============================================================================================

Video liên quan

Chủ Đề