Gãy xương bao lâu lành

Chơi thể thao, lực tác động nhanh và đột ngột từ đồ vật cũng dễ làm gãy cánh tay. Chấn thương này cần được sơ cứu và điều trị kịp thời để không gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Vậy thời gian lành cánh tay mất khoảng bao lâu?

Dấu hiệu cho biết bạn đã bị gãy cánh tay

Gãy cánh tay là tình trạng một hoặc nhiều xương ở cánh tay bị nứt hoặc gãy, nằm trong phần từ vai cho đến khuỷu tay. Chấn thương này gặp nhiều ở mọi lứa tuổi, chiếm một nửa số ca gãy xương [ở người lớn] và đứng sau gãy xương đòn [ở trẻ em].

Bạn nên đến phòng khám để kiểm tra xem mình có bị gãy cánh tay không khi gặp những triệu chứng sau:

- Cánh tay bị sưng, bầm tím

- Khi cử động nghe tiếng nứt hoặc gãy răng rắc

- Đau nhức trong xương cánh tay và tăng dần lên lúc chuyển động

- Phần cánh tay bị biến dạng hoặc cổ tay cong lại

- Không thể lật sấp hoặc ngửa lòng bàn tay, cánh tay không xoay được.

Điều trị gãy xương tay kịp thời để ngăn chặn biến chứng

Nguyên nhân gây nên chấn thương gãy cánh tay

- Ngã với bàn tay duỗi thẳng là nguyên nhân hàng đầu khiến cánh tay bị gãy. 

- Cú đánh trực tiếp từ vật như gậy

- Chấn thương do tai nạn giao thông hoặc bất kỳ áp lực trực tiếp nào vào một phần của cánh tay.

Gãy cánh tay mất bao lâu để hồi phục hoàn toàn?

Khi gãy cánh tay, bạn cần kiểm tra và nhận hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên môn. Thời gian hồi phục chấn thương phụ thuộc nhiều vào vị trí và mức độ. Đối với người bình thường cần 4 - 6 tuần để xương lành lại hoàn toàn. 

Trong thời gian điều trị, người bệnh nên tái khám thường xuyên để theo dõi và nắm được tốc độ hồi phục. Những bài tập kết hợp chế độ ăn uống hợp lý giúp xương nhanh lành hơn.

Gãy xương tay mất từ 4 – 6 tuần để lành lại

Nguy cơ gãy xương cánh tay từ các môn thể thao

Chơi thể thao là một cách rèn luyện cơ thể và tăng sức khỏe. Tuy nhiên, việc tập luyện không đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương. Bất cứ loại môn thể thao nào liên quan tới tiếp xúc cơ thể hoặc dễ bị ngã như đá bóng, bầu dục, trượt tuyết,...

Ngoài ra, các bất thường về xương như loãng xương, khối u xương cũng có thể tác động và làm gãy cánh tay.

Điều trị gãy cánh tay bằng kỹ thuật hiện đại

Để xác định vị trí và mức độ gãy, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên biểu hiện bên ngoài kết hợp chụp X - quang [hoặc chụp MRI]. Tiếp đến là tiến hành điều trị bằng các phương pháp phù hợp. Cụ thể:

- Điều trị bảo tồn: Áp dụng trường hợp gãy hở ở trẻ em, gãy kín ít hoặc không di lệch. Bác sĩ tiến hành gây tê, nắn chỉnh và cố định bằng bó bột ở ngực, vai và cánh tay. Kết hợp uống thuốc để giảm sưng và đau.

- Điều trị phẫu thuật khi gãy hở và có tổn thương mạch máu thần kinh. Phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao, sử dụng nẹp vít, đóng đinh. Sau phẫu thuật cần tập luyện vật lý trị liệu nhằm phục hồi chức năng và không gặp biến chứng.  

Lưu ý: Ngay khi bị gãy cánh tay, người bệnh cần được sơ cứu bằng cách cố định tay [có thể dùng khăn như băng đeo]. Hoặc chườm đá lạnh ở khu vực bị thương.

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ gãy mà bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp

Những điểm người bệnh cần lưu ý

- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn, không uống rượu bia

- Chườm đá tại vùng bị gãy từ 20 - 30 phút/lần, một ngày thực hiện 4 đến 5 lần.

- Giữ nẹp hoặc bột sạch, khô

- Giảm sưng bằng cách giữ cánh tay cao trên tim càng nhiều càng tốt. Khi nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế thì nên sử dụng gối để đỡ cánh tay

- Liên lạc với bác sĩ khi cơn đau tăng, ngón tay hoặc bàn tay chuyển lạnh [xanh tái] hay mất cảm giác.

Gãy cánh tay nhanh hồi phục khi người bệnh tuân theo các nguyên tắc và hướng dẫn từ bác sĩ. Phòng khám cơ xương khớp La Văn Lường với bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Trang thiết bị hiện đại giúp bạn không còn lo lắng nhiều về chấn thương của mình. Đặt lịch khám nhanh qua hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567 hoặc truy cập trang web //phongkhamlavanluong.vn/.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email:

Website: //phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: Sáng [8h – 12h] – Chiều [15h – 19h30].

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

  • Gãy xương khuỷu tay di lệch.
  • Gãy xương hở [các mảnh xương đã làm thủng da ra ngoài].

Do nguy cơ nhiễm trùng cao nên các vết thương gãy xương hở cần được phẫu thuật sớm nhất có thể, thường là trong vòng vài giờ sau khi chẩn đoán. Lúc này, bệnh nhân có thể được tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch và mũi tiêm phòng uốn ván. Việc phẫu thuật bao gồm làm sạch các vết cắt do xương gãy, bề mặt xương; đặt các mảnh xương gãy trở lại vị trí, ngăn chúng không bị xê dịch cho đến khi lành lại.

Phục hồi chức năng

Dù điều trị phẫu thuật hay không thì việc phục hồi chức năng là cần thiết. Vì kể cả khi điều trị bảo tồn, tình trạng cứng khớp khuỷu tay sau khi bó bột xảy ra rất phổ biến. Bệnh nhân cần tập luyện để lấy lại chức năng vận động như bình thường.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập đặc biệt giúp cải thiện phạm vi chuyển động, giảm độ cứng của xương khớp, tăng cường sức mạnh của cơ bắp trong khuỷu tay.

Trong vài tuần, bệnh nhân tuyệt đối không dùng tay bị thương để nâng, đẩy hoặc kéo bất kỳ vật gì.

2. Gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành?

Thời gian phục hồi của bệnh nhân phụ thuộc vào mức độ chấn thương và phương pháp điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, người bị gãy xương khuỷu tay phải nẹp cố định hay bó bột ít nhất từ 3-6 tuần. Sau đó, người bệnh được vận động nhẹ nhàng. Nhiều người có thể phục hồi lại chức năng vận động và sinh hoạt thường ngày sau khoảng 4 tháng. Tuy nhiên để trả lời cho câu hỏi gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành hoàn toàn thì có thể mất thời gian từ 1 năm hoặc hơn.

Một số trường hợp hình ảnh X-quang cho thấy xương khuỷu tay của bệnh nhân đã lành lại hoàn toàn nhưng chức năng chuyển động ở khuỷu tay vẫn còn hạn chế. Đừng quá lo lắng vì tình trạng này sẽ được cải thiện theo thời gian.

Thay vì quá lo lắng trong trường hợp của mình, gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành, bạn nên làm theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiên trì thực hiện bài tập vật lý trị liệu mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm: Người bị gãy xương nên ăn gì để hồi phục nhanh hơn

Sau khi được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định điều trị thích hợp, thời gian chăm sóc tại nhà cũng rất quan trọng giúp quá trình liền xương diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về quá trình phục hồi sau gãy xương chân qua những thông tin dưới đây nhé!

Xương chân được chữa lành như thế nào?

Trước khi biết được gãy xương chân bao lâu thì lành lại, chúng ta cùng tìm hiểu qua về quá trình xương chân được chữa lành sau chấn thương nhé! Quá trình liền xương tự nhiên là như nhau ở tất cả xương bị gãy. Bao gồm 3 giai đoạn sau:

Khi xương gãy, máu chảy và quá trình viêm xảy ra ngay sau đó, kéo dài trong vài ngày. Máu chảy vào khu vực xương gãy, dẫn đến viêm và đông máu tại chỗ. Điều này giúp cho cấu trúc bắt đầu ổn định để tạo ra xương mới, lấp đầy phần nứt gãy.

Khi bước vào giai đoạn sửa chữa xương, cục máu đông do viêm sẽ được thay thế bằng mô sợi và sụn [được gọi là mô sẹo mềm]. Các mô sẹo mềm này sẽ dần phát triển thành mô sẹo cứng, có thể nhìn thấy trên phim chụp X quang vài tuần sau khi gãy xương.

Sau quá trình sửa chữa hoàn tất, xương sẽ tái tạo lại hình dạng và sức mạnh ban đầu, lưu thông máu được cải thiện. Khi quá trình liền xương đã hoàn thành, bạn nên tập đi để khuyến khích quá trình tái tạo xương hoàn thiện hơn.

Vậy gãy xương chân bao lâu thì lành lại?

Theo quy trình liền xương tự nhiên kể trên, bạn cần mất khoảng 12 tuần để các xương gãy lành lại. Tuy nhiên, thực tế thời gian để gãy xương chân lành lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ gãy xương, vị trí gãy cụ thể trên chân, phương pháp điều trị khắc phục xương gãy, cách chăm sóc vết thương, tuổi tác… Ví dụ như gãy xương cẳng chân có thể mất đến 4-6 tháng hoặc lâu hơn, trẻ em có thời gian phục hồi nhanh hơn người lớn, gãy có di lệch xương sẽ lâu hơn chỉ nứt gãy không di lệch…

Trong thời gian phục hồi thì có những bài tập nào để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ xương khớp mau lành hay không? [Facebook Nông Sản Vườn].

Trả lời:

Trường hợp gãy xương vùng cẳng tay thường khoảng 3 tháng, xương ở những ngón tay thì sẽ lành nhanh hơn. Ở xương đùi hoặc xương cẳng chân sẽ mất khoảng 4-6 tháng mới lành. Thời gian lành còn tùy thuộc vào kiểu gãy và cơ địa của từng người.

Trong quá trình xương của bạn chưa lành thì không nên vận động gì nhiều ngoài những bài tập phục hồi ở vùng khớp. Đó là những bài tập với cường độ nhẹ nhàng để giữ cho cơ đừng teo và khớp đừng cứng. Khi xương đã lành, lúc đó bạn mới bắt đầu thực hiện những bài tập để phục hồi hoàn toàn về lực cơ, độ thăng bằng, tính phản xạ. Sau đó, mới đến giai đoạn bạn có thể dần hoạt động thể thao trở lại.

Điều cần thiết là bạn nên đến gặp bác sĩ để chụp X quang và kiểm tra chính xác phần chấn thương của mình đang ở trong giai đoạn nào, xác định được xương đã lành hay chưa, thì mới có giáo án luyện tập phù hợp.

Ths. BS Nguyễn Thị Song Hà
Giám đốc chuyên môn Y học Thể thao - Vận động Nutrihome

Video liên quan

Chủ Đề