Giá gỗ cao su thanh lý 2023

Tại khu vực Đông Nam bộ, diện tích cao su khoảng 540 ngàn ha. Trong đó, đứng đầu là tỉnh Bình Phước với 230 ngàn ha, Bình Dương 133 ngàn, Tây Ninh 98 ngàn, Đồng Nai gần 50 ngàn, Bà Rịa - Vũng Tàu 25 ngàn... Một khu vực trồng cao su lớn nhất cả nước, thế nhưng các doanh nghiệp [DN] chế biến gỗ lại đang thiếu hụt nguồn nguyên liệu gỗ cao su trầm trọng.

Ông Lê Thái Tài, GĐ Cty Tài Vọng [Thuận An, Bình Dương] cho biết, DN của ông chuyên sử dụng gỗ cao su để chế biến đồ gỗ ngoài trời [ngoại thất] xuất đi châu Âu. Từ đầu năm đến nay, gỗ cao su thanh lý trong nước tăng từ 30-40% so với thời điểm cuối năm 2016 và hiện chưa có điểm dừng.

Có thể nói, diện tích cao su bị thanh lý thường là những vườn cây già cỗi, cho mủ ít, sản phẩm mủ khai thác không đủ để trang trải chi phí đã và đang giảm dần, cộng với tác động của việc đóng cửa rừng tự nhiên là 2 nguyên nhân dẫn đến thị trường gỗ cao su nguyên liệu "nóng" lên thời gian gần đây, đã kéo theo giá cây cao su hiện tăng "chóng mặt'.

"Nói thật, nếu tham gia đấu giá gỗ cao su thanh lý của các công ty cao su thì chúng tôi không thể cạnh tranh do hiện quá nhiều DN tham gia, có thời điểm số DN bỏ giá lên tới cả trăm. Vì thế chúng tôi buộc phải mua thông qua thương lái, trước đây giá bình quân khoảng 600-700 ngàn đồng/cây có tuổi đời 15-20 năm, còn nay tăng lên 1 triệu đồng/cây mà vẫn không có hàng", ông Tài chia sẻ.

Vẫn theo ông Tài, dù DN ông luôn có sự chuẩn bị và tích trữ gỗ nguyên liệu trước, nhưng trước sự biến động giá quá lớn khiến cho DN ông lúc nào cũng thiếu trước hụt sau, bình quân 40% nguyên liệu để phục vụ cho các đơn hàng chế biến gỗ ngoại thất XK. Thế nên, để bù đắp khỏan thiếu hụt đó, DN buộc phải mua bên ngoài gỗ keo, bạch đàn để bổ sung đơn hàng.

Gỗ cao su đưa về NM cưa xẻ thành phẩm

Đáng nói, do nguồn cung giảm mạnh, nên đã có hiện tượng một số nhà vườn sỡ hữu nhiều cây cao su già cỗi đã đến lúc thanh lý nhưng vẫn "găm" lại chờ giá lên. Ông Trần Văn Đá, TGĐ Cty CP Chế biến gỗ Thuận An [GTA] cho biết, gỗ cao su là tài sản thanh lý, các DN phải thực hiện thu mua theo cơ chế đấu giá của nhà nước, điều này khiến cho DN chế biến gỗ gặp khó khăn.

Vì vậy, dự đoán trước "cơn khát", GTA đã lập kế hoạch dự trữ nguồn nguyên liệu gỗ. Ngoài ra, Cty còn đàm phán với các đối tác đề nghị chuyển sang những mặt hàng gỗ khác như Acasia [tràm], Playwood [ván ép, MDF] để giảm giá thành đầu vào, đảm bảo kế hoạch SX của Cty. Nhờ vậy, GTA vượt qua "cơn bão" nguyên liệu.

“Hiệp hội đã kiến nghị Bộ Tài chính xem xét gỗ cao su không thuộc diện thanh lý mà bình đẳng như các loại gỗ trồng khác [keo, bạch đàn...]. Từ đó tạo điều kiện chủ động quyền điều hành, kế hoạch rải vụ, thời gian thanh lý… gỗ nguyên liệu cao su khi cần thiết. Khi ấy, nguồn gỗ cao su cung cấp ra thị trường sẽ ổn định hơn và sự liên kết giữa các DN cao su với DN chế biến gỗ mới chủ động và bền chặt”, bà Trần Thị Thúy Hoa [Trưởng ban Tư vấn phát triển- Hiệp hội Cao su VN].

Tin mới

  • VÒNG CHUNG KẾT FIFA WORLD CUP 2022
  • Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam
  • CHINH PHỤC ĐỈNH CAO BÀ RÁ LẦN THỨ 28-2023
  • CON SỐ VÀ SỰ KIỆN
  • ĐẠI HỘI THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH BÌNH PHƯỚC LẦN THỨ VI

  1. Kinh tế

Giá cao su thanh lý tăng cao

BP - Khác với sự lên xuống thất thường của thị trường mủ cao su năm nay, giá cây cao su thanh lý lại tăng đột biến so với mọi năm, khiến giá đất cao su “sốt” trở lại và tăng gấp nhiều lần.

Thanh lý vườn cao su già cỗi đang trở thành “cơn sốt” không chỉ với nhà vườn mà còn với thương lái trong thời điểm này. Bởi giá cây cao su thanh lý đột nhiên tăng cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm trước khiến người nông dân đua nhau thanh lý vườn cao su.

Đã gần 11 giờ trưa nhưng việc cưa cắt, thanh lý cây cao su tại vườn của ông Nguyễn Văn Hường, thôn Phú Tân, xã Phú Trung, huyện Phú Riềng vẫn tiếp tục để thương lái kịp tiến độ thu mua những vườn cao su thanh lý khác. Ông Hường cho biết, với 2 ha cao su đang trong giai đoạn thanh lý thì chỉ riêng việc bán cây cho thương lái cũng đã thu về trên 700 triệu đồng. “Giá cây cao su mọi năm dao động từ  600-700 ngàn đồng/cây tùy theo địa hình vườn. Vườn cây nào đường dễ vào thì bán được giá 700 ngàn đồng, còn đường khó đi chỉ 600 ngàn đồng/cây. Nhưng năm nay mặc dù đường vào vườn khó đi nhưng tôi vẫn bán được 1 triệu đồng/cây” - ông Hường vui mừng nói.

Thương lái mua cao su thanh lý với giá 1 triệu đồng/cây

Trong khi những vườn cao su khác trồng cùng năm đã thanh lý vào thời điểm giá mủ giảm thì vườn nhà ông Hường lại thanh lý sau và đúng lúc được giá. Số tiền thu từ cao su thanh lý cao nên ông có điều kiện tiếp tục đầu tư xuống giống và chăm sóc lứa cao su tiếp theo. Thanh lý xong vườn cao su này, ông Hường sẽ xuống giống cao su chứ không trồng cây khác.

Tăng trung bình 300 ngàn đồng/cây so với cùng kỳ năm trước là mức giá tăng đột biến và thậm chí chưa từng có đối với cây cao su thanh lý trước đây. Giá cao nhất hiện lên đến 1 triệu 250 ngàn đồng/cây đối với vườn trồng trên 20 năm. Thế nên, chỉ cần có 1 ha cao su thanh lý, nhà vườn đã có thể thu về hàng trăm triệu đồng. Điều này nhanh chóng “kéo” giá đất cao su tăng và bắt đầu có dấu hiệu “sốt” trở lại sau thời gian ảm đạm do mủ cao su xuống giá. Ông Trần Văn Sáu ở thôn Phú Tân, xã Phú Trung nhận định: “Giá cây cao su thanh lý cao như hiện nay thì chắc chắn giá đất cũng tăng. Mọi năm giá lên xuống thất thường nhưng năm nay giá sang nhượng rẫy cao su tăng lên nhiều rồi”.

Nhiều nhà vườn trồng cao su cho biết, giá đất cao su hiện tăng khoảng 200 triệu đồng/ha so với năm trước, tùy từng địa bàn. Để hưởng lợi từ cây cao su thanh lý, nhiều nhà đầu tư vẫn chấp nhận mua vườn giá cao, bởi theo tính toán thì vẫn có lợi nhuận sau khi bán cây cao su thanh lý.

Hiện nhiều nhà vườn có cao su già cỗi đổ xô thanh lý cây để được giá trong thời điểm này. Đây là điều kiện thuận lợi trong lúc giá mủ cao su chưa ổn định trở lại, đồng thời giúp nhà vườn có thêm điểm tựa  gắn bó với loại cây trồng chủ lực này. Bên cạnh đó, việc tăng giá cây cao su thanh lý cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy thị trường cao su sôi động và mang lại những tác động tích cực hơn đối với giá mủ cao su. Chị Phạm Thị Lan, thương lái thu mua gỗ cao su cho biết: “Giá cây cao su thanh lý năm nay tăng cao nên rất cạnh tranh, chúng tôi gặp nhiều khó khăn về vốn và thị trường thu mua”.

Các thương lái cho biết việc đóng cửa rừng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu sử dụng gỗ cao su làm nguyên liệu tăng kéo theo giá cây cao su thanh lý tăng cao. Theo đó, gỗ cao su đang được sử dụng rất nhiều trong sản xuất đồ gia dụng, không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu. Dự kiến, nhu cầu của thị trường sẽ vẫn tiếp tục “nóng” trong thời gian tới và mang lại nhiều lợi nhuận cho người trồng cao su.

Hạ Băng

Ý kiến []

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề