Gia tăng dân số cơ học của một vùng quốc gia địa phương sẽ làm thay đổi

Bởi William D. Sunderlin, Huỳnh Thu Ba

Giới thiệu về cuốn sách này

Bởi Pham Thu Thuy, Moira Moeliono, Nguyen Thi Hien, Nguyen Huu Tho, Vu Thi Hien

Giới thiệu về cuốn sách này

Tăng dân số cơ học đang là một vấn đề đặt ra đối với các đô thị lớn ở nước ta... Bên cạnh những tác động tích cực như phát triển lực lượng lao động trẻ, tạo điều kiện tập trung nguồn nhân lực có chất lượng cao... tăng dân số cơ học đang là áp lực lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị...

Trong những năm gần đây, mặc dù các ngành chức năng và chính quyền đã có nhiều nỗ lực cố gắng, nhưng tình trạng ùn tắc giao thông, quá tải bệnh viện tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… vẫn chưa được vãn hồi. Tăng dân số cơ học được coi là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng này.

Theo số liệu thống kê cho thấy, sau 3 năm điều chỉnh địa giới hành chính, dân số Hà Nội đạt trên 7,1 triệu người. Điều đáng nói là trong 5 năm trở lại đây dân số Hà Nội đã tăng khoảng 43 vạn người trong đó tăng dân số cơ học lên tới 5 vạn người/năm; tốc độ tăng dân số bình quân của Hà Nội là 3%, trong đó, dân số cơ học tăng 1,8%... TP Hồ Chí Minh hiện có khoảng 7,8 triệu người với mật độ dân số cao gấp 13 lần một độ trung bình của cả nước. Bình quân một năm thành phố tăng 208 ngàn người, gần bằng số dân một quận trung bình. Dự báo đến năm 2020, TP Hồ Chí Minh sẽ lọt vào top siêu đô thị - trên 10 triệu dân. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số cơ học bình quân hàng năm của thành phố là 2,5%... Dân số của Đà Nẵng hiện nay là 967.800 người. Theo thống kê, mỗi năm tăng dân số cơ học của Đà Nẵng khoảng 10 nghìn người, tỷ lệ tăng hằng năm từ 6% đến 7%. Dự báo, đến năm 2020, dân số của thành phố sẽ là 1,6 triệu người; với 1,3 triệu người trong số đó là dân số đô thị.

Với số lượng dân số đông, đồng thời tăng dân số cơ học hàng năm cao như vậy, các đô thị ở nước ta đang phải chịu sức ép về kinh tế, xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giải quyết việc làm, chăm sóc y tế và bảo vệ môi trường... Nhiều chuyên gia cảnh báo: cứ đà tăng dân số cơ học như hiện nay thì dù có quy hoạch chi tiết đến đâu cũng có nguy cơ bị phá vỡ. Có cố gắng đầu tư tiền tỷ xây dựng đường sá, nhà ở, trường học, bệnh viện… cũng không thể đáp ứng xuể. Nhìn từ góc độ dân số và phát triển, cùng với áp lực tăng dân số cơ học, thì đồng thời chất lượng dân số các đô thị cũng theo đó cũng giảm. Việc kiểm soát quy mô, cơ cấu dân số gặp khó khăn. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình không bảo đảm.

Để giảm áp lực tăng dân số cơ học cho các đô thị, nhiều ý kiến khuyến nghị cần đưa vấn đề này vào việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, cân đối phát triển giữa các vùng miền; đưa chính sách cho những người di cư vào trong chiến lược phát triển quốc gia.

Theo PGs.Ts Nguyễn Trọng Hòa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển đô thị TP Hồ Chí Minh: tăng dân số cơ học là bài toán chung về đô thị Việt Nam. Để giải bài toán này, một mặt phải quản lý cho được dân số vãng lai, phải nắm rõ nguồn gốc, nguyên nhân di dân, ngành nghề, độ tuổi lao động của dân nhập cư…; mặt khác, không chỉ các đô thị lớn giải bài toán tăng dân số cơ học mà Chính phủ cũng cần vào cuộc để điều tiết phát triển nền kinh tế các vùng miền cho phù hợp.

Luật gia Đặng Đình Thịnh - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Trung ương Hội Luật gia Việt Nam cho rằng: không thể sử dụng “hàng rào” hành chính để hạn chế tăng dân số cơ học, mà phải dùng chính sách kinh tế, xã hội để điều chỉnh vấn đề di dân. Xử lý vấn đề này cần có chiến lược, chính sách mang tầm quốc gia. Để hạn chế lực lượng lao động phổ thông đổ về các đô thị lớn, Chính phủ cần đầu tư, hỗ trợ thích đáng cho các tỉnh phát triển kinh tế “tại chỗ”; tích cực hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp vươn ra các tỉnh, thành lân cận để mở mang nhà máy, xí nghiệp.

Tại Hội thảo Quy hoạch phát triển giao thông Thủ đô Hà Nội - vấn đề và giải pháp do Bộ Xây dựng, Bộ GT - VT và Tổ chức Healthbridge Canada tổ chức mới đây, nhiều ý kiến đề xuất: để giảm ách tắc giao thông cần giảm áp lực tăng dân số cơ học, cụ thể là tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc di cư, nhập cư, nhập khẩu ở nội thành theo Luật Cư trú 2013; khẩn trương di dời cơ sở sản xuất, đào tạo, y tế ra khỏi nội đô và hạn chế tối đa xây dựng nhà ở mới tại quỹ đất này; xây dựng và phát triển các khu đô thị vệ tinh, bệnh viện vệ tinh…

Có thể nói, tăng dân số cơ học đang là vấn đề mà các đô thị lớn ở nước ta phải đối mặt. Để giải quyết vấn đề này cần có chiến lược, chính sách toàn diện, mang tầm quốc gia và cần sự phối hợp giữa chính sách vĩ mô của Chính phủ và chủ trương hợp lý của các đô thị lớn.

Hoàng Phương

Hưởng ứng chiến dịch “Ngày Làm sạch thế giới 2022” [World Cleanup Day 2022], gần 200 nhân viên Nestlé Việt Nam đã tình nguyên đi thu gom rác thải ven bờ biển 30/4, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh. Sau nửa ngày, gần 1,5 tấn rác đã được thu dọn và được công ty môi trường vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.

Đời sống

Trên đường Phạm Hùng, đoạn ngay chân dốc phía Nam cầu vượt Mai Dịch [thuộc phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội], từ lâu tồn tại một điểm tập kết của khá nhiều xe thu gom, vận chuyển rác.

Đời sống

Liên minh châu Âu [EU] đang trên đà đạt được mục tiêu tích trữ khí đốt, nhưng các nhà phân tích cảnh báo yếu tố lớn hơn đối với an ninh năng lượng trong mùa Đông này là liệu EU có thể cắt giảm tiêu thụ để có nhiên liệu dùng qua những tháng lạnh giá nhất hay không?...

Đời sống

Chung cư Seaview 2, phường 10, TP Vũng Tàu [Bà Rịa - Vũng Tàu] chỗ chúng tôi đang ở, mấy tháng gần đây xuất hiện một số hộ nuôi chó, có nhà tới hai con.

Đời sống

Lấn bấn mãi, tôi mới có dịp về thăm vợ chồng một người cháu ở xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Đời sống

Nhân dịp nghỉ Tết Độc lập 2/9 năm 2022 và hướng tới ngày Quốc tế Người cao tuổi 1/10, tổ công tác chúng tôi đến thăm cụ Nguyễn Thị Quát 104 tuổi, người cao tuổi nhất xã ở khu 1, thôn La Hào, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

Đời sống

Dân số vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với sự phát triển bền vững của mọi quốc gia. Nếu thực hiện tốt những chiến lược và chính sách dân số cùng với việc phát triển sản xuất, ổn định xã hội sẽ tạo thành yếu tố tổng hòa để cho mỗi thành viên của cộng đồng, của xã hội đều có cuộc sống ấm no.

1. Sự gia tăng dân số

Nước ta đã đạt được những thành tựu khả quan trong việc thực hiện những chiến lược dân số, kế hoạch hóa gia đình năm 2002. Mức sinh đã giảm nhanh trong thập kỷ vừa qua. Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, về cơ bản, đã được khống chế.

Tuy nhiên, do quy mô dân số lớn và tiếp tục gia tăng, dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ tiếp tục đặt ra những thách thức lớn cho sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Những vùng có mật độ dân số cao thường là những vùng đông dân, có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm. Vùng có mật độ dân số cao nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 21,1% tổng dân số cả nước với 16,1 triệu người. Tiếp đến là đồng bằng sông Hồng chiếm 19% với dân số là 14,8 triệu người. Vùng  Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc chiếm 45% diện tích đất cả nước có tiềm năng đất đai và thiên nhiên nhưng chỉ chiếm 21%.

 Việt Nam đang phải chịu sức ép tăng trưởng dân số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phải tạo việc làm cho hàng triệu người hàng năm đến tuổi lao động, phải nuôi khoảng 1,5 - 2,5 triệu trẻ em ra đời trong khi vấn đề đầu tư phát triển kinh tế và xã hội còn hết sức hạn hẹp, nhỏ bé.

Chúng ta vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới, mật độ dân số lại quá cao năm 1989 là 194 người/km2 tăng lên 231 người/km2 năm 1999. Nhiều địa phương ở các vùng đồng bằng như Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình có mật độ trên 1000 người/km2. Điển hình là Hà Nội có mật độ cao nhất là 3000 người/km2. Có thể nói Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất thế giới.

Hiện nay, sau khi có Pháp lệnh dân số cùng Nghị định hướng dẫn thực hiện thì sự gia tăng dân số càng thấy rõ hơn. Vì thế, đã dẫn tới một loạt các vấn đề nảy sinh như: thất nghiệp, nhà ở, ô nhiễm môi trường, và đặc biệt là đói nghèo.

2. Nạn đói nghèo

Đói nghèo đã và đang là vấn đề đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đói nghèo lạc hậu được xem là lực cản kìm hãm sự phát triển.

Mức đói nghèo chung của Việt Nam được các tổ chức quốc tế như Liên hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới đánh giá trong các báo cáo hàng năm về phát triển. Trên thế giới thì GNP bình quân đầu người là 5.000 USD/năm, trong khi đó tính đến năm 2000 Việt Nam không chắc đã đạt tới 400 USD/năm, nghĩa là dưới mức trung bình của thế giới 10 lần.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã xác định ngưỡng đói, nghèo tuyệt đối qua các mốc thời gian như sau:

Lần 1: Năm 1993

- Hộ đói: Thu nhập dưới 13 kg quy gạo/người/tháng [đối với thành thị] và dưới 8kg quy gạo [đối với nông thôn].

- Hộ nghèo: Thu nhập dưới 20 kg quy gạo/người/tháng [đối với thành thị] và dưới 15 kg quy gạo [đối với nông thôn].

Lần 2: Năm 1995

- Hộ đói: thu nhập dưới 13 kg quy gạo/người/tháng [đối với mọi vùng].

- Hộ nghèo: Tính 3 vùng cụ thể như sau:

+ Nông thôn, miền núi, hải đảo dưới 15kg quy gạo/người/tháng.

+ Nông thôn, miền đồng bằng, trung du, dưới 20 kg quy gạo/người/tháng.

+ Thành thị: dưới 25kg quy gạo/người/tháng.

Lần 3: 1997

- Hộ đói: thu nhập dưới 13 kg quy gạo/người/tháng tương đương với 45.000đ [giá năm 1997, cho tất cả các vùng].

- Hộ nghèo: theo 3 vùng cụ thể như sau:

+ Nông thôn, miền núi, hải đảo: dưới 15 kg quy gạo/ người/ tháng [= 55.000 đồng].

+ Nông thôn, miền đồng bằng, trung du: dưới 20 kg quy gạo/ người/ tháng [= 70.000 đồng].

+ Thành thị: dưới 25 kg quy gạo/ người/ tháng [=90.000 đồng]

Lần 4: Giai đọan 2001-2005

-Hộ nghèo: theo 3 vùng cụ thể như sau:

+ Nông thôn, miền núi, hải đảo: dưới 80.000 đồng/người/tháng, 960.000 đồng/người/năm.

+ Nông thôn, đồng bằng, trung du: dưới 100.000 đồng/người/tháng, 1.200.000 đồng/người/năm.

Nếu địa phương nào có mức thu nhập bình quân cao hơn trung bình  cả nước thì có thể nâng chuẩn mực nghèo cao thêm . Kết qủa đã thay đổi tỷ lệ nghèo trong cả nước từ 11% năm 2000 lên tới 17% năm 2001. Do chúng ta không còn hộ đói hoặc tình trạng đói cơ bản đã đựơc giải quyết, cho nên lần 4 này không có chuẩn đói.

Vì xác định ngưỡng đói, nghèo quá thấp như trên, cho nên đã có sự đánh giá khá lạc quan về thành tựu xóa đói, giảm nghèo: Năm 1998 tỷ lệ hộ đói nghèo  là 15% [khoảng 2,4 triệu hộ], năm 1999 còn 13%, năm 2000 xuống còn 11% và đầu năm 2001 là 10%. Còn theo mức chuẩn quốc tế thì mức đói nghèo cao hơn đối với các nước đang phát triển, được xác định bằng 1 USD/người/ngày.

Theo kết quả các cuộc điều tra, khảo sát, trên 90% hộ nghèo là ở khu vực nông thôn, trong đó tuyệt bộ phận là hộ thuần nông hoăc hộ làm nông nghiệp chính.

Chênh lệch mức chỉ tiêu bình quân đầu người giữa nông thôn và đô thị hiện nay  khoảng 2-3 lần, tình trạng phân tầng đô thị [giàu] - nông thôn [nghèo] vẫn là một hằng số.

Phân tầng giàu nghèo theo các vùng miền cũng là một hiện tượng lịch sử, mà công cuộc đổi mới chưa thể khắc phục được. Những vùng miền núi, dân tộc ít người cao nhất, đặc biệt là miền núi phía Bắc, miền Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

Ngoài ra, tình trạng đói nghèo của các dân tộc ít người là 75,3% [năm 1998], số người nghèo chung cả nước chiếm tỷ lệ 28,5% [năm1998]. Từ đó thì sự phân cực giàu nghèo cũng trông thấy rất rõ rệt, giàu nghèo cách biệt 10 lần.

Tóm lại, đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp. Sự phát triển nền kinh tế  thị trường cùng với sự gia tăng dân số như hiện nay đã làm cho khoảng cách giữa người giàu và người nghèo càng tăng lên. Đó cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới đói nghèo.

Mặc dù chúng ta đã có những bước tiến bộ vượt bậc trong thời kỳ đổi mới, cụ thể là trong báo cáo về tình hình phát triển thế giới năm 1995, Việt Nam đang đứng thứ 5 kể từ nước đói nghèo nhất thế giới  trở lên, nhưng đến năm 1997 Việt Nam  được nâng lên thứ 15 trong số 49 nước có thu nhập thấp nhất thế giới và đến năm 1999 nâng lên thứ 19. Thành tựu  nâng chỉ số phát triển con người [HDI] cao hơn so với nhóm nước cùng mức thu nhập  bình quân đầu người thì những tiến bộ của chúng ta vẫn dưới mức trung bình của thế giới.

Việt Nam vẫn là quốc gia có quy mô dân số lớn thứ hai ở Đông Nam á và đứng thứ 13 trên thế giới. Vì thế, với sự gia tăng dân số như hiện nay cộng với chất lượng dân số thấp, đó luôn là một trở ngại cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

ở Việt Nam từ đầu thập niên 60 đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc hoạch định và thực thi chính sách dân số quốc gia, nhằm giảm mức sinh, mức tử, nâng cao chất lượng dân số và phân bổ dân cư hợp lý. Chính sách dân số giảm mức sinh ở Việt Nam ra đời cách đây hơn 40 năm được đánh dấu bằng Quyết định 216/CP ngày 26.12.1961 của Hội đồng Chính phủ.

Tiếp tục phát huy thành quả của Chương trình Dân số góp phần phát triển kinh tế xây dựng đất nước, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo các ngành, các cấp tiến hành đánh giá tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược dân số - kế hoạch hóa gia đình. Qua tổng kết sẽ rút ra bài học kinh nghiệm, đặc biệt là những mặt yếu kém cần khắc phục để có giải pháp thực hiện tốt hơn những mục tiêu được đặt ra trong Chiến lược Dân số Việt Nam 2001 - 2010.

Đồng thời, năm 2001 cũng là năm đầu thực hiện chương trình quốc gia xóa đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005, với mục tiêu giảm 300.000 hộ nghèo [2%], tạo việc làm mới cho 1.3 - 1.4 triệu lao động. Trên 20 tỉnh, thành phố đã có quyết định thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm.

Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan… cho thấy, các nước đó chỉ có sự phát triển nhảy vọt về kinh tế khi trước đó đã thực hiện có kết quả tốt về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

Do vậy, để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, chúng ta cần tiếp tục thực hiện Chương trình dân số, thực thi các chính sách nâng cao chất lượng dân số kết hợp với khuyến khích phát triển sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, hỗ trợ người nghèo, xã nghèo về y tế, giáo dục, an sinh xã hội… đặc biệt đối với các vùng khó khăn như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long./.

Video liên quan

Chủ Đề