Giá trị hiện thực và nhân đạo của văn bản Tức nước vỡ bờ

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

     Tức nước vỡ bờ là một đoạn trích thuộc tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Chỉ với một đoạn trích ngắn, tác giả đã tái hiện cuộc sống khốn cùng của người nông dân trước giai cấp thống trị tàn bạo trong xã hội đương thời. Cùng tìm hiểu những giá trị nhân đạo của văn bản tức nước vỡ bờ để thấy tác phẩm không chỉ mang những giá trị hiện thực nhằm tố cáo bộ mặt tàn ác của bọn thực dân và tay sai vô lại, tác phẩm còn là sự cảm thương sâu sắc của Ngô Tất Tố dành cho những kiếp người lầm than.

Giá trị nhân đạo của văn bản tức nước vỡ bờ

Tức nước vỡ bờ là giọt nước mắt cảm thương trước số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám

     “Tắt đèn” lấy đề tài từ vụ thuế hàng năm ở những vùng quê Bắc Bộ với những hình ảnh như in sâu vào tâm trí người đọc. Từ đó, nó tái hiện lại số phận bi thảm của người nông dân khi sống trong sự áp bức nặng nề của giai cấp thống trị đương thời. Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, ta sẽ dễ dàng cảm nhận sự khốn cùng của người dân khi phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” của tàn dư phong kiến cùng thực dân Pháp. 

     Thông qua nhân vật chị Dậu, tác giả đã bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc cho số phận người nông dân bất hạnh. Vì tiền nộp sưu, chị Dậu đã phải gắng hết sức làm lụng chạy ngược chạy xuôi, lại còn bán cả mọi của cải trong nhà.

     Ấy thế mà từ đâu ra một khoản sưu cho người em chồng đã chết từ năm ngoái. Gia đình chị nghèo như thế, đào đâu ra tiền mà trả. Cũng vì không trả kịp khoản sưu mà chồng chị đã bị đánh đập dã man đến mức suýt chết. Đi đến đường cùng, chị phải bán cả đứa con của mình. Đó chính là số phận chung của người nông dân trước Cách mạng phải chịu.

Xem thêm:

Ý nghĩa nhan đề tức nước vỡ bờ

Tóm tắt văn bản tức nước vỡ bờ

Tố cáo đanh thép bộ mặt tàn ác, bất nhân bất nghĩa của xã hội thực dân phong kiến đương thời

     Trong đoạn trích, phân cảnh chúng đến nhà bắt trói anh Dậu chính là lời tố cáo đanh thép nhất cho sự bất nhân bất nghĩa của chúng. Chúng mang thái độ hách dịch, vô văn hóa, cậy thế của kẻ mà chúng đang dưới trướng. Chúng đi bắt người mà mang cả dây thừng như bắt một loài súc vật.

Đoạn trích tố cáo sự tàn ác của xác hội phong kiến

     Chúng đánh cả chị Dậu - một người phụ nữ yếu đuối, nhỏ mọn. Mặc cho anh Dậu đang ốm đau nặng nề, chúng vẫn quyết không tha chỉ vì mục đích “hoàn thành nhiệm vụ được giao” của mình.

     Chúng dường như chẳng còn là con người nữa. Và chúng chính là nhân vật tượng trưng cho xã hội với tầng lớp thống trị tàn bạo lúc bấy giờ. Chúng tàn ác, không có tình người, thậm chí không bằng một loại súc vật.

Ngợi ca tinh thần phản kháng, tinh thần vươn lên chống lại kẻ xấu

     Chị Dậu dẫu bị bọn tay sai thực dân làm khó đủ điều, nhưng với bản chất hiền lành, nhẫn nhịn của người nông dân, chị vẫn cố gắng nhịn và mềm mỏng với chúng. Chỉ mong sao nếu chúng có một chút lòng người, chúng sẽ vì hoàn cảnh đáng thương của chị mà bỏ qua. Kể cả chúng có đánh đập chị, chị vẫn chịu đựng và tha thiết khẩn cầu.

     Nhưng khi nhận thấy chúng thực ra chẳng có chút tình người nào, thậm chí chúng còn định làm hại người chồng đang ốm nặng. Chị Dậu đã chẳng thể nhịn được nữa. Theo mức độ tàn nhẫn của chúng, sự phản kháng của chị ngày càng bộc lộ của lời nói và hành động. Để rồi, chị đã vùng lên khi không thể chịu đựng được nữa.

     Phân cảnh chị Dậu liều mạng quyết liệt đánh ngã hai tay sai vô lại chính là sự phản kháng mãnh liệt của chị trước kẻ xấu. Qua chi tiết đó, tác giả chính là đang ca ngợi tinh thần phản kháng, đấu tranh trước cái xấu của người nông dân. Dù họ bản tính hiền lành bao nhiêu, nhưng “tức nước” thì sẽ có ngày “vỡ bờ”, chịu áp bức đủ sẽ có lúc họ vùng lên đấu tranh để giành lại quyền cho chính mình. Đó chính là kết quả tất yếu, và cách mạng được tạo nên cũng vì điều đó.

Xem thêm:

Tóm tắt tác phẩm tắt đèn- Ngô Tất Tố

     “Tức nước vỡ bờ” là một trong những phân đoạn hay nhất, giàu giá trị nhân văn nhất của “Tắt đèn”. Trong “Tức nước vỡ bờ”, ta như cảm nhận được sự xót thương của tác giả đối với cảnh đời đau thương của người nông dân. Đồng thời, đó cũng chính là bằng chứng tố cáo bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị. Nhưng sau tất cả, rồi người nông dân cũng sẽ vùng lên đấu tranh, phản kháng giành lại quyền lợi của chính mình.

     Đó là giá trị nhân đạo của văn bản Tức nước vỡ bờ mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên đọc thêm các bài văn mẫu khác tại đây!

Bài làm

Ngô Tất Tố một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về người nông thôn trước cách mạng. Tác phẩm “ Tắt đèn” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông. Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” trích trong tác phẩm mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.

Trước hết, giá trị hiện thực hiện lên chính là chế độ xã hội thực dân phong kiến. Mở đầu tác phẩm chính là không khí căng thẳng, ngột ngạt của một làng quê đang trong những ngày đòi sưu thuế.Tiếng trống mõ, tù, inh ỏi tiếng thét, chửi mắng đánh đập. Nhà nào cũng phải đủ số sưu thuế.Sưu thuế chính là số tiền đóng cho một người đàn ông trong gia đình, nếu gia đình đó có bao nhiêu người đàn ông thì đóng biếu nhiêu sưu. Nếu nộp thiếu sưu bọn cai lệ, tay sai sẽ bị đánh đập người dân một cách dã man đến khi nộp đủ được thôi. Hoàn cảnh trong tác phẩm là  trước cách mạng tháng 8, năm đó là một năm mất mùa cả làng. Có được miếng cơm cho gia đình đã vất vả. Vậy mà họ phải nộp sưu. Trong xã hội đó, ta thấy được bản chất của bọn tay sai, người nhà lý trường. Chúng luôn tỏ thái độ hách dịch, hung hăng. Cùng với đó là bọn địa chủ nhà giàu coi con người không bằng xúc vật. Nổi bật là cảnh bắt người. Trong đó, vẫn thấy nổi bật lên hình ảnh người nông dân, tiêu biểu là chị Dậu đã vùng lên chống lại chúng khi bị áp bức.

Xem thêm:  Cảm xúc của em trước nụ cười của mẹ

Hiện thực hiện lên trong tác phẩm đó là số phận người nông dân trước cách mạng. Nổi bật trong tác phẩm chính là gia đình nhà chị Dậu. Gia đình nhà chị Dậu là thuộc gia đình nghèo  “ Nhất nhì trong hạng cùng đinh”.Nhà chị đã nghèo khó, 3 đứa con nhỏ. Năm đó là năm khó khăn, chị đã phải bán đi tất cả những gì trong gia đình mình để có tiền nộp sưu cho chồng. Nhưng bọn chúng không tha mà còn bắt cả nộp sưu cho em trai chồng đã mắt từ năm ngoái. Anh Dậu đã bị bắt ra đình đánh đập và trả về khi giống một cái xác chết. Khi bọn cai lệ đến đòi sưu, mặc cho chị có van nài chúng để khất nợ đến hôm sau. Nhưng chúng vẫn hách dịch và đòi trói anh Dậu. Chị vùng lên mạnh mẽ để bảo vệ chồng con. Người đàn bà con mọn ấy đã đánh tay đôi với chúng để có thể bảo vệ được chồng con và gia đình nhỏ bé của mình. Lúc này, chị hiện lên là một người không chịu khom lưng uốn gối trước thế lực đó, chị đã có lí trí, ý thức đấu tranh mạnh mẽ. Có thể thấy,trong bất kì hoàn cảnh nào, ta vẫn thấy vẻ đẹp tâm hồn, cùng sức sống tiềm tàng của người phụ nữ xưa

Tiếp theo là giá trị nhân đạo của tác phẩm. Chúng ta thấy được, giá trị đầu tiên chính là tác giả bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc với số phận người nông dân trước cách mạng tháng 8. Tiểu biểu là số phận của gia đình nhà chị Dậu. Chị đã phải bán đi tất cả của cải của gia đình mình để có tiên sưu nộp cho chồng. Nhưng chúng vẫn không tha cho gia đình chị. Chúng bắt gia đình chị nộp sưu cho cả đứa em chồng đã mất từ năm ngoái. Bần cùng lắm, chị không có tiền nộp sưu, chúng đã bắt anh Dậu đánh đập ngoài đình và trả về cho chị khi anh Dậu giống như một xác chết. Số phận của gia đình chị chỉ là đại diện của biết bao gia đình người nông dân nghèo đang bị ức hiếp trong hoàn cảnh đó. Tác giả đã bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc với số phận của người nông dân. Đồng thời, tác giả cũng tố cáo bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời. Đại diện chính là Bọn cai lệ và người nhà lí trưởng. Bọn chúng chính là đại diện cho bộ máy nhà nước đúng đó. Khi chúng đến bắt anh Dậu luôn mang theo thái độ hách dịch, vô văn hóa.Đi bắt người mà mang dây thừng… như đi bắt một xúc vật.Chúng thét, chửi không coi chị Dậu và anh Dậu ra gì. Chúng đánh cả chị Dậu người phụ nữ con mọn. Mặc cho anh Dậu còn đau ốm mà chúng quyết không tha

Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” tác giả đã bạch trần bộ mặt xấu xa của bọn thống trị trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Chúng ta cũng vô cùng căm phẫn trước bọn chúng. Đồng thời, người đọc thấy được tình cảm vợ chồng, nét đẹp của người nông dân xưa khi trong họ luôn tiềm tàng một sức sống.

Video liên quan

Chủ Đề