Giá vàng năm 2023 bao nhiêu tiền?

3. Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn - 418-420 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

4. Vàng Bạc Đá Quý Tân Tiến - Số 161 Xa lộ Hà Nội, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP. HCM

5. Vàng Bạc Đá Quý Ngọc Thẫm - Số 161 Xa lộ Hà Nội, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP. HCM

6. Tiệm vàng Kim Thành Thảo - 209 Tân Hương, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TP.HCM

7. Tiệm vàng Kim Thành Nam - 81A, Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, TP.HCM

8. Tiệm vàng Kim Mai - 84C, Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM

9. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền Nam - Gian hàng R011838, Tầng trệt TTTM Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

10. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - Tầng 1, Tòa nhà Opera View, số 161 Đồng Khởi, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Trong báo cáo mới phát hành, Tập đoàn tài chính MKS PAMP [Mỹ] cho biết, vàng có thể tiếp tục gặp khó khăn trong quý III-2023 khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ [Fed] có thể tăng thêm lãi suất trong tháng 7 này, nhưng vàng vẫn có thể đạt cao mức kỷ lục vào cuối năm nay.

"Chúng tôi cho rằng Fed khó có thể thắng được lạm phát và phải tính toán lại việc tăng lãi suất. Trong bối cảnh này, giá vàng được dự báo tăng lên mức 2.100 USD/ounce, tương đương 60,4 triệu đồng/lượng" - MKS PAMP nhận định.

Phiên giao dịch hôm nay [11-7], giá vàng thế giới gần như không biến động và vẫn duy trì mức 1.927 USD/ounce, tương đương 55,4 triệu đồng/lượng.

Nguyên nhân giá vàng không nhiều thay đổi vì nhà đầu tư đang chờ đợi công bố báo cáo lạm phát của Mỹ vào thứ 4 này, qua đó sẽ biết được chính sách lãi suất của Fed.

Hôm nay [11-7], vàng PNJ và SJC lần lượt bán ra thị trường là 56,4 và 67 triệu đồng/lượng.

Tăng lương nhưng phải ngăn làn sóng tăng giá

[PLO]- Từ ngày 1-7, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức được điều chỉnh tăng hơn 20%. Đây là nỗ lực đầy cố gắng của cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo mức sống cho người lao động trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.

Giá vàng giao ngay đã đạt đỉnh ở mức 1.850 USD/ounce. Sau đó giảm xuống giao dịch quanh mức 1.838 USD/ounce. Cũng trong ngày 3-1, vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 1% ở mức 1.844,10 USD. 

Theo Đài CNBC, giá vàng đã có xu hướng tăng kể từ đầu tháng 11-2021 khi thị trường hỗn loạn.

Ông Ole Hansen, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo [Đan Mạch], nhận định: "Chúng tôi đang tìm kiếm một mức giá vàng tốt hơn vào năm 2023. Suy thoái kinh tế, rủi ro chứng khoán, đồng USD yếu và lạm phát - sẽ hỗ trợ giá vàng".

Trước mắt, ông Hansen cho rằng các sự kiện quan trọng đối với giá vàng sẽ tùy thuộc cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [FED] vào ngày 4-1 và báo cáo việc làm vào ngày 6-1.

Ông Hansen dự báo vàng sẽ tìm kiếm mức kháng cự tiếp theo là 1.850 USD và 1.878 USD.

Giá vàng ở mức cao mới mọi thời đại vào năm 2023?

Phần lớn triển vọng năm 2023 đối với thị trường toàn cầu phụ thuộc vào chính sách tiền tệ. Trong đó, chính sách của các ngân hàng trung ương sẽ có tác động lớn với giá vàng

Theo các chiến lược gia, chính sách xoay trục ôn hòa hoàn toàn của các ngân hàng trung ương trong năm 2023, có thể sẽ có tác động lớn đối với giá vàng.

Ông Eric Strand, quản lý của Quỹ AuAg ESG Gold Mining ETF [gồm 25 công ty khai thác vàng], nhận định rằng năm 2023 sẽ mang lại mức cao nhất mọi thời đại cho vàng. Một "thị trường giá lên mới" sẽ bắt đầu, với mức giá vượt quá 2.100 USD/ounce. Kết thúc năm 2023, vàng sẽ cao hơn ít nhất 20%.

Ngân hàng trung ương các nước đã tiếp tục bổ sung ngày càng nhiều vàng vào kho dự trữ, ông Strand cho biết thêm.

Xu hướng giá vàng

Ông Juerg Kiener, giám đốc điều hành và giám đốc đầu tư tại Công ty đầu tư Swiss Asia Capital, nói với Đài CNBC vào tháng 12-2022: Xu hướng tăng giá của vàng thỏi đã được lặp lại vào cuối năm 2022. Các điều kiện thị trường hiện tại rất giống với những năm 2001 và 2008.

Năm 2001, thị trường vàng không chỉ tăng 20% hay 30% mà còn tăng rất nhiều. Năm 2008, vàng đã tăng từ 600 USD lên 1.800 USD trong thời gian ngắn.

"Vàng không chỉ tăng 10% hay 20%. Tôi nghĩ rằng vàng thực sự sẽ tạo ra những đỉnh cao mới", ông Kiener nhấn mạnh.

Sau một năm, giá vàng thế giới trở về gần vạch xuất phát

Năm 2022 là một năm nhiều biến động với vàng. Từ mức khởi đầu hơn 1.800 USD/ounce, giá vàng thế giới tăng sốc, vọt lên 2.052 USD/ounce do Nga tấn công Ukraine. Giá vàng trong nước cũng lên mức cao nhất là 74,3 triệu đồng/lượng.

Dù ghi nhận quý giảm đầu tiên kể từ tháng 9/2022 trong quý 2 vừa qua, giá vàng thế giới vẫn tăng trong sáu tháng đầu năm nay.

Giới phân tích dự báo đà tăng này sẽ còn kéo dài trong nửa cuối năm 2023 do thế giới vẫn đang đối mặt với nhiều bất ổn.

Tiệm cận mức cao nhất từ trước đến nay

Giá vàng khởi động năm 2023 ở mức khoảng 1.830,10 USD/ounce. Đến hết sáu tháng đầu năm nay, vàng được giao dịch trong khoảng 1.920 USD/ounce.

Giá vàng thế giới ghi nhận mức tăng 7,8% trong quý đầu tiên của năm 2023 trước những lo ngại về cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng toàn cầu và diễn biến của đồng USD.

Đặc biệt, trong tháng Ba, giá vàng đã có thời điểm chạm mốc 2.000 USD/ounce sau vụ phá sản bất ngờ của hai ngân hàng khu vực ở Mỹ, khiến nhiều người đánh cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] có thể tạm dừng nâng lãi suất để ngăn chặn nguy cơ tình trạng sụp đổ lây lan trong hệ thống ngân hàng toàn cầu.

Nhưng sang quý 2/2023 giá vàng lại giảm 2,5% sau khi có thời điểm tăng lên gần mức cao nhất từ trước đến nay vào đầu tháng Năm, chạm mức 2.067 USD/ounce lần đầu tiên kể từ tháng 3/2022.

Mức giá này gần chạm mốc kỷ lục 2.075,47 USD/ounce thiết lập trong thời kỳ đại dịch vào năm 2020, khi những lo ngại về lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ đã làm dấy lên những đồn đoán rằng Fed có thể phải hạ lãi suất sớm hơn dự đoán.

Chỉ số đồng USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đều tăng trong quý 2, làm giảm sức hấp dẫn của vàng đối với nhà đầu tư nắm giữ những đồng tiền khác.

Một trong những động lực lớn nhất với giá vàng trong năm nay là triển vọng lãi suất. Fed đã liên tục tăng mạnh lãi suất trong hơn một năm để kiềm chế lạm phát.

Những số liệu lạm phát mới nhất cho thấy Fed đã đạt được tiến triển nhất định trong việc kiểm soát lạm phát.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng ngân hàng bất ngờ trong tháng Ba đã thắt chặt thị trường tín dụng, từ đó góp phần hạ nhiệt nền kinh tế và kìm hãm đà tăng giá cả.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, trong tháng Năm, lạm phát trong nước đã hạ nhiệt xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm, dù vẫn cách xa mục tiêu lạm phát của Fed.

CNBC đưa tin theo dữ liệu chính thức, chỉ số giá tiêu dùng [CPI] tại Mỹ chỉ tăng 0,1% trong tháng Năm. So với một năm trước đó, chỉ số này ghi nhận mức tăng 4%, thấp nhất kể từ tháng 3/2021.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Trước cuộc họp tháng Sáu của Fed, những dữ liệu trên đã củng cố khả năng Fed tạm dừng tăng lãi suất, từ đó hỗ trợ cho giá vàng.

Nhưng sau cuộc họp gần đây nhất, dù tạm dừng tăng lãi suất như dự đoán, nhưng Fed phát đi tín hiệu rằng ngân hàng này có thể tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa trong năm nay, khiến vàng ghi nhận quý giảm giá đầu tiên kể từ tháng Chín năm ngoái vào quý 2 vừa qua

Theo CME FedWatch, các thị trường đang dự đoán 82% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 7/2023, và nhận thấy rất ít khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ vào cuối năm nay.

Lãi suất tăng sẽ làm giảm sức hấp dẫn của vàng vì nó làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lãi như vàng.

Vẫn là kênh đầu tư an toàn trong dài hạn

Trong thời gian tới, lạm phát và các quyết định về lãi suất của các ngân hàng trung ương vẫn là những yếu tố mang tính quyết định đối với giá vàng.

Các chuyên gia phân tích của ngân hàng Commerzbank đã giảm 50 USD trong dự báo giá vàng nửa cuối năm nay xuống mức 2.000 USD/ounce. Ngân hàng này cho rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng Bảy và phải đến quý 2 năm sau Fed mới bắt đầu hạ lãi suất.

Trong ngắn hạn, ngân hàng Citigroup dự đoán giá vàng trung bình sẽ ở mức khoảng 1.965 USD/ounce. Ngân hàng này cho rằng các động lực mới đối với vàng có thể xuất hiện trong trung hạn.

Trong khi đó, chia sẻ trên Kitco News, nhà kinh tế trưởng Thorsten Polleit của ngân hàng Degussa có trụ sở tại Đức, lại tỏ ra lạc quan hơn khi dự đoán giá vàng sẽ kết thúc năm 2023 ở quanh mức 2.200 USD/ounce và vẫn được coi là tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh thị trường trái phiếu đang gặp khó khăn cùng với đồng USD suy yếu.

Thêm vào đó là diễn biến phức tạp ở ngành ngân hàng của nền kinh tế số một thế giới. Chuyên gia này cho rằng giá kim loại quý sẽ tăng lên khi nguồn cung tiền mạnh hơn, lãi suất thấp hơn và rắc rối trong lĩnh vực ngân hàng lan sang nền kinh tế chung.

[Giá vàng đi xuống, thương hiệu SJC vẫn giữ vững mốc 67 triệu đồng]

Ngân hàng Goldman Sachs dự đoán giá vàng trung bình sẽ ở mức 2.078 USD/ounce trong quý 3 và sau đó tiếp tục tăng lên 2.108 USD/ounce trong quý 4 năm nay.

Với dự báo này, vàng được ước tính có mức giá trung bình khoảng 2.021 USD/ounce trong năm 2023.

Goldman Sachs dự đoán đà tăng của giá vàng sẽ chưa dừng lại ở đó, và kim loại quý này sẽ ghi nhận mức giá trung bình 2.175 USD/ounce trong năm 2024.

Sau đó, ngân hàng này dự đoán giá vàng sẽ giảm về mức 2.087 USD/ounce trong năm 2025 và 2.000 USD/ounce trong năm 2026.

Vàng miếng được trưng bày tại một cửa hàng ở Tokyo, Nhật Bản. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Nhà kinh tế trưởng Clifford Bennett tại công ty chứng khoán ACY Securities cho biết khả năng có thêm nhiều đợt tăng lãi suất nữa có thể khiến vàng giảm giá trong ngắn hạn.

Nhưng những người tìm kiếm sự an toàn trong trung và dài hạn sẽ mua vào vàng khi có bất kỳ đợt giảm giá nào.

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết hầu hết các nhà hoạch định chính sách của Fed dự đoán ngân hàng này sẽ cần nâng lãi suất ít nhất hai lần nữa trong năm nay, khi lạm phát vẫn ở xa mức mục tiêu 2% và thị trường lao động vẫn rất thắt chặt.

Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã thực hiện số lần tăng lãi suất hàng tháng nhiều nhất từ đầu năm đến nay trong tháng 6/2023.

Điều này gây bất ngờ cho thị trường và báo hiệu tình trạng thắt chặt hơn sắp tới khi các nhà hoạch định chính sách nỗ lực chống lạm phát.

Việc tăng lãi suất làm tăng lợi suất trái phiếu và tăng chi phí cơ hội cho việc nắm giữ kim loại quý, vốn không sinh lời này.

Người phụ trách mảng chiến lược hàng hóa của Ngân hàng Saxo, Ole Hansen, nhận định, trong ngắn hạn, khả năng Mỹ nâng lãi suất nhiều hơn kết hợp với đà tăng lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ, tiếp tục đặt ra thách thức đối với vàng.

Tuy nhiên, tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể kéo nhà đầu tư trở lại với vàng.

Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã nóng trở lại trong thời gian gần đây, khi Trung Quốc mới đây vừa ban hành quy định hạn chế xuất khẩu hai kim loại quan trọng đối với sản xuất chất bán dẫn./. 

Giá vàng cao nhất năm 2023 là bao nhiêu?

Giá vàng trong nước tiếp tục giữ vững mức đỉnh cao nhất năm 2023 khi tiến rất gần mốc 69 triệu đồng/lượng. Cụ thể, lúc 8h40 ngày 9/9, giá vàng tại Doji được niêm yết ở mức 68,05 - 68,95 triệu đồng/lượng [mua - bán], tăng 1,6 triệu đồng/lượng ở chiều mua và 1,7 triệu đồng/lượng ở chiều bán so với đầu giờ sáng qua.

Giá vàng năm 2023 bao nhiêu?

Kết quả một cuộc thăm dò dự báo giá vàng của Reuters được công bố vào hôm qua [27.7] cho thấy 36 nhà phân tích và thương nhân dự báo giá vàng trung bình trong quý 3/2023 sẽ ở mức 1.950 USD/ounce, quý 4/2023 sẽ là 1.995 USD/ounce và cả năm 2023 sẽ là 1.944,5 USD/ounce; đến năm 2024 là 1.988 USD/ounce.

Vàng 9999 hôm nay giá bao nhiêu 1 chỉ 8 9?

Bảng giá vàng hôm nay 8/9 mới nhất.

Giá vàng 9999 năm 2023 là bao nhiêu?

Giá vàng chiều nay 4/10/2023: Giá vàng 9999, SJC, 24K, PNJ, DOJI tiếp tục giảm mạnh. Theo đó, giá vàng thế giới chạm đáy xuống mức thấp nhất trong 7 tháng qua. Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI được niêm yết ở mức 68,05 triệu đồng/lượng mua vào và 68,95 triệu đồng/lượng bán ra.

Chủ Đề