Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 85 sgk vật lí 7 - Bài trang sgk vật lí

C3.Đặt câu với các cụm từ : vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm, nhận thêm electron, mất bớt electron.

Bài 1 trang 85 sgk vật lí 7

1.Đặt một câu với các từ: cọ xát, nhiễm điện.

Hướng dẫn giải:

Có thể đặt câu như sau:

- Thước nhựa bị nhiễm điện khi cọ xát bằng mảnh vải khô.

- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cọ xát.

- Nhiều vật khi được cọ xát thì nhiễm điện.

- Cọ xát là một cách làm nhiễm điện nhiều vật.

- Cọ xát không phải là cách làm vật nhiễm điện duy nhất.

Bài 2 trang 85 sgk vật lí 7

C2.Có những loại điện tích nào? Các loại điện tích nào thì hút nhau ? loại nào thì đẩy nhau ?

Hướng dẫn giải:

Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.

Điện tích khác loại [dương và âm] thì hút nhau.

Điện tích cùng loại [cùng dương hoặc cùng âm] thì đẩy nhau.

Bài 3 trang 85 sgk vật lí 7

C3.Đặt câu với các cụm từ : vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm, nhận thêm electron, mất bớt electron.

Hướng dẫn giải:

Vật nhiễm điện dương do mất bớt electron.

Vật nhiễm điện âm do nhận thêm electron.

Bài 4 trang 85 sgk vật lí 7

4.Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây:

- Dòng điện là dòng . Có hướng.

- Dòng điện trong kim loại là dòng. Có hướng

Hướng dẫn giải:

- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

- Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng

Bài 5 trang 85 sgk vật lí 7

5.Các vật hay vật liệu nào sau đây là dẫn điện ở điều kiện bình thường:

Mảnh tôn; Đoạn dây nhựa; Mảnh polietilen [ni lông]

Không khí; Đoạn dây đồng; Mảnh sứ

Kể tên năm tác dụng chính của dòng điện.

Hướng dẫn giải:

Ở điều kiện bình thường:

Các vật liệu dẫn điện là:

Mảnh tôn,đoạn dây đồng

các vật liệu cách điện là:

Đoạn dây nhựa,mảnh polietilen [ni lông],không khí,mảnh sứ.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề