Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 62 sách giáo khoa đại số 10 - Bài trang sgk đại số

Có hai rổ quýt chứa số quýt bằng nhau. Nếu lấy \[30\] quả ở rổ thứ nhất đưa sang rổ thứ hai thì số quả ở rổ thứ hai bằng\[\frac{1}{3}\]của bình phương số quả còn lại ở rổ thứ nhất. Hỏi số quả quýt ở mỗi rổ lúc ban đầu là bao nhiêu ?

Bài 1 trang 62 sgk đại số 10

Giải cácphương trình

a]\[\frac{x^{2}+3x+2}{2x +3}\]=\[\frac{2x -5}{4}\];

b]\[\frac{2x +3}{x - 3}-\frac{4}{x+3}=\frac{24}{x^{2}-9} + 2\];

c]\[\sqrt{3x - 5} = 3\];

d]\[\sqrt{2x + 5} = 2\].

Giải

a]\[\frac{x^{2}+3x+2}{2x +3}\]=\[\frac{2x -5}{4}\]

ĐKXĐ:

\[2x + 3 0 x - \frac{3}{2}\].

Quy đồng mẫu thức rồi khử mẫu thức chung ta được

\[\Rightarrow 4[x^2+ 3x + 2] = [2x 5][2x + 3]\]

\[\Leftrightarrow 4x^2+12x + 8 = 4x^2- 4x - 15\]

\[\Leftrightarrow x = - \frac{23}{16}\][nhận].

b]\[\frac{2x +3}{x - 3}-\frac{4}{x+3}=\frac{24}{x^{2}-9} + 2\]

ĐKXĐ: \[x ± 3\]. Quy đồng mẫu thức rồi khử mẫu ta được

\[\Rightarrow [2x + 3][x + 3] - 4[x - 3] = 24 + 2[x^2-9]\]

\[\Leftrightarrow2{x^2} + 9x + 9 - 4x + 12 = 24 + 2{x^2} - 18\]

\[\Leftrightarrow5x = -15 \Leftrightarrowx = -3\] [loại].

Vậy phương trình vô nghiệm.

c]\[\sqrt{3x - 5} = 3\]

ĐKXĐ: \[x \ge {5 \over 3}\]

Bình phương hai vế ta được:

\[\Rightarrow 3x - 5 = 9 \Leftrightarrow x = \frac{14}{3}\][nhận].

d]\[\sqrt{2x + 5} = 2\]

ĐKXĐ: \[x \ge - {5 \over 2}\]

Bình phương hai vế ta được:

\[\Rightarrow2x + 5 = 4 \Leftrightarrowx = - \frac{1}{2}\].

Bài 2 trang 62 sgk đại số 10

Giải và biện luận các phương trình sau theo tham số \[m\]

a] \[m[x - 2] = 3x + 1\];

b] \[m^2x+ 6 = 4x + 3m\];

c] \[[2m + 1]x 2m = 3x 2\].

Giải

a]\[m[x - 2] = 3x + 1\]

\[ [m 3]x = 2m + 1\].

+] Nếu \[m 3\], phương trình có nghiệm duy nhất \[x = \frac{2m +1}{m-3}\].

+] Nếu \[m = 3\] phương trình trở thành \[0.x = 7\].

Phương trình vô nghiệm.

b]\[m^2x+ 6 = 4x + 3m\]

\[ [m^2 4]x = 3m 6\].

+] Nếu \[m^2 4 0 m ± 2\], phương trình có nghiệm \[x = \frac{3m - 6}{m^{2}-4}=\frac{3}{m+2}\].

+] Nếu \[m = 2,\] phương trình trở thành \[0.x = 0\] đúng với mọi \[x \mathbb R\].

Phương trình có vô số nghiêm.

+] Nếu \[m = -2\], phương trình trở thành \[0.x = -12\], phương trình vô nghiệm.

c]\[[2m + 1]x 2m = 3x 2\]

\[ 2[m 1]x = 2[m-1]\].

+] Nếu \[m 1\], phương trình có nghiệm duy nhất \[x = 1\].

+] Nếu \[m = 1\], phương trình trở thành \[0.x=0\] đúng với mọi \[x \mathbb R\].

Phương trình có vô số nghiệm.

Bài 3 trang 62 sgk đại số 10

Có hai rổ quýt chứa số quýt bằng nhau. Nếu lấy \[30\] quả ở rổ thứ nhất đưa sang rổ thứ hai thì số quả ở rổ thứ hai bằng\[\frac{1}{3}\]của bình phương số quả còn lại ở rổ thứ nhất. Hỏi số quả quýt ở mỗi rổ lúc ban đầu là bao nhiêu ?

Giải

Gọi \[x\] là số quýt chứa trong một rổ lúc đầu. Điều kiện \[x\] nguyên, \[x > 30\].

Lấy \[30\] quả ở rổ thứ nhất đưa sang rổ thứ hainên số quýt trong rổ thứ nhât còn \[x-30\], số quýt trong rổ thứ hai là: \[x+30\]

Theo đầu bàilấy \[30\] quả ở rổ thứ nhất đưa sang rổ thứ hai thì số quả ở rổ thứ hai bằng\[\frac{1}{3}\]của bình phương số quả còn lại ở rổ thứ nhất nên ta có phương trình:

\[\frac{1}{3} [x 30]^2= x + 30 x^2- 63x + 810 = 0\]

\[ \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 45 \text{[ thỏa mãn ]}\hfill \cr
x = 18 \text{[ loại ]}\hfill \cr} \right.\]

Vậy số quýt ở mỗi rổ lúc đầu là \[45\] quả.

Bài 4 trang 62 sgk đại số 10

Giải các phương trình

a] \[2{x^4}-{\rm{ }}7{x^2} + {\rm{ }}5{\rm{ }} = {\rm{ }}0\];

b] \[3{x^{4}} + {\rm{ }}2{x^{2}}-{\rm{ }}1{\rm{ }} = {\rm{ }}0\].

Giải

a] Đặt \[x^2= t 0\] ta được:

\[\eqalign{
& 2{t^2} - 7t + 5 = 0 \cr
& \Leftrightarrow \left[ \matrix{
{t_1} = 1\text{ [thỏa mãn ]} \hfill \cr
{t_2} = {5 \over 2} \text{ [thỏa mãn ]} \hfill \cr} \right. \cr} \]

+] Với \[{t_1}=1\] ta được \[{x_{1,2}} = \pm 1\]

+] Với \[{t_2}= {5 \over 2}\] ta được \[{x_{3,4}} = \pm {{\sqrt {10} } \over 2}\].

Vậy phương trình đã cho có \[4\] nghiệm.

b] Đặt \[x^2= t 0\] ta được

\[\eqalign{
& 3{t^2} + 2t - 1 = 0 \cr
& \Leftrightarrow \left[ \matrix{
{t_1} = - 1 \text{ [loại ]}\hfill \cr
{t_2} = {1 \over 3} \text{ [thỏa mãn ]}\hfill \cr} \right. \cr} \]

+] Với \[{t_2} = {1 \over 3} \] ta được \[{x_{1,2}} = \pm {{\sqrt 3 } \over 3}\]

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề