Giải bài 1.69, 1.70, 1.71, 1.72 trang 47, 48 sách bài tập toán hình học 10 - Bài trang Sách bài tập (SBT) Toán Hình học

b] Chứng minh rằng:\[\left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} } \right| = \left| {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AD} } \right|\]

Bài 1.69 trang 47 Sách bài tập [SBT] Toán Hình học 10

Xét xem ba điểm sau có thẳng hàng không?

a] A[2; - 3], B[5;1] và C[8; 5];

b] M[1;2], N[3; 6] và P[4;5].

Gợi ý làm bài

a] Ta có\[\overrightarrow {AB} = [3;4],\overrightarrow {AC} = [6;8],\overrightarrow {AC} = 2\overrightarrow {AB} \]

=>A, B, C thẳng hàng.

b]\[\overrightarrow {MN} = [2;4];\overrightarrow {MP} = [3;3]\] mà\[{2 \over 3} \ne {4 \over 3}\]

Vậy M, N, P không thẳng hàng.

Bài 1.70 trang 47 Sách bài tập [SBT] Toán Hình học 10

Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi I là giao điểm của hai đường chéo AC và BD.

a] Với điểm M tùy ý, hãy chứng minh:

\[\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MC} = \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MD} \]

b] Chứng minh rằng:\[\left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} } \right| = \left| {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AD} } \right|\]

Gợi ý làm bài

[Xem hình 1.77]

a]\[\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MC} = 2\overrightarrow {MI} \]

\[\overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MD} = 2\overrightarrow {MI}\]

Vậy\[\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MC} = \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MD} \]

b]\[\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} = \overrightarrow {AC} = > \left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} } \right| = AC\]

\[\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AD} = \overrightarrow {DB} = > \left| {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AD} } \right| = DB\]

Vì hai đường chéo của hình chữ nhật dài bằng nhau nên

\[\left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} } \right| = \left| {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AD} } \right|\]

Bài 1.71 trang 48 Sách bài tập [SBT] Toán Hình học 10

Cho tam giác ABC. Gọi I là trung điểm của BC, K là trung điểm của BI.

Chứng minh rằng:

a] \[\overrightarrow {AK} = {1 \over 2}\overrightarrow {AB} + {1 \over 2}\overrightarrow {AI} \]

b]\[\overrightarrow {AK} = {3 \over 4}\overrightarrow {AB} + {1 \over 4}\overrightarrow {AC} \]

Gợi ý làm bài

[Xem hình 1.78]

a] Vì K là trung điểm của BI nên\[\overrightarrow {AK} = {1 \over 2}[\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AI} ]\] [1]

b] Vì I là trung điểm của BC nên\[\overrightarrow {AI} = {1 \over 2}[\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} ]\] [2]

Thay [2] vào [1] ta được:

\[\overrightarrow {AK} = {1 \over 2}{\rm{[}}\overrightarrow {AB} + {1 \over 2}[\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} ]{\rm{]}}\]

\[\overrightarrow {AK} = {3 \over 4}\overrightarrow {AB} + {1 \over 4}\overrightarrow {AC} \]

Bài 1.72 trang 48 Sách bài tập [SBT] Toán Hình học 10

Trong mặt phẳng Oxy cho tam giác đều OAB có cạnh bằng 2, AB song song với Ox, điểm A có hoành độ và tung độ dương.

a] Tìm tọa độ hai đỉnh A và B;

b] Tìm tọa độ trọng tâm G của tam giác OAB.

Gợi ý làm bài

[Xem hình 1.79]

a] Gọi H là trung điểm của AB ta có:

\[OH = {{OA\sqrt 3 } \over 2} = \sqrt 3 ;HA = {{OA} \over 2} = 1\]

Vậy ta có\[A[1;\sqrt 3 ]\] và\[B[ - 1;\sqrt 3 ]\]

b]\[OG = {2 \over 3}OH = {2 \over 3}\sqrt 3 \]

Vậy ta có\[G\left[ {0;{{2\sqrt 3 } \over 3}} \right]\]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề