Giải bài 21, 22, 23 trang 111 sgk toán 9 tập 1 - Bài trang sgk Toán - tập

Dây cua-roa trên hình 76 có những phần là tiếp tuyến của các đường tròn tâm A, B, C. Chiều quay của đường tròn tâm B ngược chiều quay của kim đồng hồ. Tìm chiều quay của đường tròn tâm A và đường tròn tâm C [cùng chiều quay hay ngược chiều quay của kim đồng hồ].

Bài 21 trang 111 sgk Toán 9 - tập 1

Cho tam giác ABC có AB=3, AC=4, BC=5. Vẽ đường tròn [B;BA]. Chứng minh rằng AC là tiếp tuyến của đường tròn.

Giải:

Chứng minh được tam giác ABC vuông tại A [theo định lý Pytago đảo]:

\[BC^2=AC^2+AB^2\]

\[\Rightarrow AC\perp AB\] tại A

Vậy AC là tiếp tuyến của đường tròn

Bài 22 trang 111 sgk Toán 9 - tập 1

Cho đường thẳng d, điểm A nằm trên đường thẳng d, điểm B nằm ngoài đường thẳng d. Hãy dựng đường tròn [O] đi qua điểm B và tiếp xúc với đường thẳng d tại A.

Giải:

Phân tích:

Giả sử đã dựng được đường tròn thỏa mãn đề bài.

Tâm O thỏa mãn hai điều kện:

- O nằm trên đường trung trực của AB [vì đường tròn đi qua A và B].

- O nằm trên đường thẳng vuông góc với d tại A [vì đường tròn tiếp xúc với đường thẳng d tại A].

Vậy O là giao điểm của hai đường thẳng nói trên.

Cách dựng:

- Dựng đường trung trực m của AB.

- Từ A dựng một đường thẳng vuông góc với d cắt đường thẳng m tại O.

- Dựng đường tròn [O;OA]. Đó là đường tròn phải dựng.

Chứng minh:

Vì O nằm trên đường trung trực của AB nên OA=OB, do đó đường tròn [O;OA] đi qua A và B.

Đường thẳng\[d\perp OA\]tại A nên đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn [O] tại A.

Biện luận: Bài toán luôn có nghiệm hình.

Bài 23 trang 111 sgk Toán 9 - tập 1

Dây cua-roa trên hình 76 có những phần là tiếp tuyến của các đường tròn tâm A, B, C. Chiều quay của đường tròn tâm B ngược chiều quay của kim đồng hồ. Tìm chiều quay của đường tròn tâm A và đường tròn tâm C [cùng chiều quay hay ngược chiều quay của kim đồng hồ].

Giải:

Chiều quay đường tròn tâm A và tâm C cùngchiều kim đồng hồ.

Đường tròn [B] quay ngược chiều với hai đường tròn [A] và [C].

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề