Giải bài c1, c2, c3, c4, c5 trang 12, 13 sgk vật lý 6 - Bài C trang sgk vật lý

Lưu ý: Nhiều bình chia độ dùng trong phòng thí nghiệm [ví dụ các bình chụp ở hình 3.2 SGK], vạch chia đầu tiên không nằm ở đáy bình, mà là vạch tại một thể tích ban đầu nào đó [chẳng hạn, binh a là vạch 10 ml].

Bài C1 trang 12 sgk vật lý 6

C1. Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây:

1 m3 = [1]...... dm3 = [2]..............cm3 .

lm3 = [3]........lít = [4]..........ml = [5]............cc.

Bài giải:

[1] - 1000 dm3 ; [2] - 1000000 cm3 ;

[3] - 1000 lít; [4] - 1000000 ml;

[5] - 1000000 cc.

Bài C3 trang 12 sgk vật lý 6

C3. Ở nhà, nếu không có ca đong thì em có thể dùng những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng ?

Bài giải:

Chai [hoặc lọ, ca, bình...] đã biết sẵn dung tích: chai côcacôla 1 lít, chai lavi [lavie] nửa lít hoặc 1 lít, xô 10 lít, thùng gánh nước 20 lít,...; bơm tiêm, xilanh,...

Bài C2 trang 12 sgk vật lý 6

C2. Quan sát hình 3.1 và cho biết tên dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của những dụng cụ đó.

Bài giải:

Ca đong to có GHĐ 1 lít và ĐCNN là 0,5 lít;

Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5 lít;

Ca nhựa có GHĐ là 5 lít và ĐCNN là 1 lít.

Bài C4 trang 12 sgk vật lý 6

C4. Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng [H.3.2]. Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của từng bình chia độ này.

Bài giải:

GHĐ

ĐCNN

Bình a

100 ml

2 ml

Bình b

250 ml

50 ml

Bình c

300 ml

50 ml

Lưu ý: Nhiều bình chia độ dùng trong phòng thí nghiệm [ví dụ các bình chụp ở hình 3.2 SGK], vạch chia đầu tiên không nằm ở đáy bình, mà là vạch tại một thể tích ban đầu nào đó [chẳng hạn, binh a là vạch 10 ml].

Bài C5 trang 13 sgk vật lý 6

C5. Điền vào chỗ trống của câu sau:

Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm ........

Bài giải:

Chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích; các loại ca đong [ca, xô, thùng] đã biết trước dung tích; bình chia độ, bơm tiêm.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề