Giải sách giáo dục công dân lớp 6

Loạt bài soạn, Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa GDCD lớp 6 sẽ giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn GDCD 6.

Mục lục Giải bài tập Giáo dục công dân 6 - Chân trời sáng tạo

Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ - Chân trời sáng tạo

Khởi động trang 5 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Quan sát những hình ảnh dưới đây và cho biết các hình ảnh đó thể hiện những truyền thống nào của gia đình, dòng họ.

Lời giải:

- Hình 1: Truyền thống hiếu học.

- Hình 2: Truyền thống lao động [dệt vải].

- Hình 3: Truyền thống làm gốm.

- Hình 4: Truyền thống yêu nước, tương thân tương ái.

Khám phá 1 trang 6 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống nào của gia đình, dòng họ mình?

Lời giải:

- Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống:

+ Gia đình Nam: truyền thống hiếu học.

+ Gia đình Hà: truyền thống yêu thương, giúp đỡ người khác.

+ Gia đình Khuê: truyền thống làm mộc.

- Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống của gia đình, dòng họ mình:

+ Nam: tự hào nhất về sự nổ lực học tập nói được nhiều ngoại ngữ của bố, trí nhớ về các tác phẩm văn học và sự tự rèn luyện đọc thơ diễn cảm của mẹ.

+ Hà: tự hào về tấm lòng sống chan hòa, yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ người khác.

+ Khuê: tự hào về nghề mộc điêu luyện của gia đình mình.

Khám phá 2 trang 6 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Truyền thống gia đình, dòng họ là gì?

Lời giải:

Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra và được giữ gìn, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bài 2: Yêu thương con người - Chân trời sáng tạo

Khởi động trang 9 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây, và cho biết em liên tưởng đến câu ca dao, tục ngữ nào về yêu thương con người?

Lời giải:

Qua hình ảnh chúng ta liên tưởng đến câu ca dao, tục ngữ:

- Hình 1:  

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn.

- Hình 2: Lá lành đùm lá rách.

Khám phá 1 trang 9 - 10 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo:

1. Đâu là biểu hiện của yêu thương con người trong câu chuyện trên?

2. Theo em, thế nào là yêu thương con người?

3. Tình yêu thương con người mang lại cho chúng ta điều gì?

Lời giải:

1. Biểu hiện yêu thương con người đã được thể hiện trong các câu chuyện trên là: các bạn có xe đạp mỗi ngày thay nhau đến nhà đưa Trà đến trường.

2. Theo em, Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

3. Tình yêu thương con người mang lại cho chúng ta:

- Hạnh phúc của cuộc sống, kết nối giữa con người với con người.

- Tạo nên một xã hội phát triển, giàu lòng nhân ái.

Khám phá 2 trang 10 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo:

Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

1. Hình ảnh nào ở trên thể hiện tình yêu thương con người và trái tim tình yêu thương con người?

2. Em có suy nghĩ gì về những việc làm được đề cập đến trong những hình trên?

Lời giải:

1. Hình ảnh 1 và 2 trên thể hiện tình yêu thương con người và trái tim tình yêu thương con người.

2. Em có suy nghĩ gì về những việc làm được đề cập đến trong những hình trên là:

- Hình 1 và 2: là những hành động đẹp biết chia sẻ giúp đỡ người khác trong lúc khó khan, đó là sự san sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. 

- Hình 3 và 4: thể hiện sự nhẫn tâm và tàn bạo đến vô đạo đức của con người, đó là bạo lực và sự vô cảm.

Bài 3: Siêng năng, kiên trì - Chân trời sáng tạo

Khởi động trang 14 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo:

- Quan sát hình ảnh và cho biết hình ảnh đó thể hiện đức tính nào của các nhân vật trong hình ảnh.

- Hãy cho biết hình ảnh trên đề cập đến đức tính nào của con người?

Lời giải:

- Qua quan sát chúng ta có thể thấy:

+ Nguyễn Thị Ánh Viên là vận động viên bơi lội có đức tính siêng năng, kiên trì, vì thế mà cô đã mang lại vinh quang, giành 8 huy chương Vàng ở SEA game28 cho nước nhà.

+ Ngô Văn Hiếu là người có đức tính kiên trì, giàu lòng nhân ái khi có hành dộng cao đẹp cõng bạn Nguyễn Tất Minh hơn 10 năm đến trường.

- Cả hai hình ảnh trên đều đề cập đến đức tính siêng năng, kiên trì của con người.

Khám phá 1 trang 15 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo:

- Vì sao Hoài Thương có thể tự ăn uống, thay quần áo, phụ giúp mẹ việc nhà và đi học?

- Từ câu chuyện vầ Hoài Thương, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

- Theo em, siêng năng, kiên trì là gì?

Lời giải:

- Hoài Thương có thể tự ăn uống, thay quần áo, phụ giúp mẹ việc nhà và đi học là vì Hoài Thương đã cố gắng, kiên trì cùng mẹ đến trung tâm y tế hàng ngày để tập vật lí trị liệu một thời gian dài. 

- Từ câu chuyện vầ Hoài Thương, em rút ra được bài học gì cho bản thân là: cần phải luôn siêng năng, không được nản chí trước khó khăn, chúng ta cần phải nỗ lực hết mình thì thành công sẽ mỉm cười với chúng ta.

- Siêng năng, kiên trì là:

+ Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.

+ Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ vững ý chí, làm đến cùng dù gặp khó khăn trở ngại.

Khám phá 2 trang 15 Giáo dục công dân lớp 6 - Chân trời sáng tạo:

Hãy nêu suy nghĩ của em về các câu danh ngôn sau:

- Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng [Lỗ Tấn].

- Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả [Benjamin Franklin]

Lời giải:

- Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng [Lỗ Tấn]

Câu nói khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ, những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải chăm chỉ, cần cù lao động và làm việc để có được thành công.

- Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả [Benjamin Franklin]

Câu nói khẳng định với chúng ta rằng, muốn chiến thắng, chúng ta cần phải có tinh thần nghị lực và kiên trì vượt qua mọi hoàn cảnh. Vì vậy khi gặp khó khăn, đừng nản chí, hãy kiên trì làm đến cùng thì thành công sẽ đến.

Loạt bài soạn, Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 6 sẽ giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức, từ đó đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Giáo dục công dân 6.

Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Khởi động trang 4 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều: Cả lớp cùng nghe bài hát Ba ngọn nến lung linh, nhạc và lời Ngọc Lễ

Trả lời câu hỏi:

- Nội dung bài hát nói lên điều gì?

- Ghi lại ca từ thể hiện nội dung đó.

Lời giải:

- Nội dung bài hát nói về tình cảm gia đình, thương yêu gắn bó với nhau giữa các thành viên trong gia đình.

- Ca từ thể hiện nội dung đó: Gia đình gia đình, Ôm ấp những ngày thơ, Cho ta bao kỷ niệm thương mến, Gia đình gia đình, Vương vấn bước chân ta đi, Ấm áp trái tim quay về.

Khám phá 1 trang 5 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

a] Truyền thống của gia đình Giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện như thể nào qua thông tin trên? 

b] Em còn biết những truyền thống nào khác của các gia đình, dòng họ? 

c] Em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ?

Lời giải:

a] Gia đình Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng là gia đình y đức, nổi tiếng trong lịch sử Y học Việt Nam và thế giới. Ba người con của Giáo sư Tôn Thất Tùng đều tiếp nối truyền thống, sự nghiệp của cha trong ngành Y.

b] Truyền thống: Hiếu học, hiếu thảo, cần cù lao động, giữ gìn nghề truyền thống…

c] Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Khám phá 2 trang 6 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

a] Vì sao chị Nga đã thành công trong nghề làm công?

b] Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ mang lại điều gì cho mỗi chúng ta?

Lời giải:

a] Chị Nga đã thành công trong nghề làm cốm vì chị kế thừa nghề làm cốm của gia đình, chị mở rộng quy mô sản xuất đa dạng hóa sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng; tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

b] Truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống; góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là trong thời đại ngày nay. 

Khám phá 3 trang 7 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều: Thảo luận các tình huống sau:

Tình huống 1: 

Tiến sinh ra trong một gia đình, dòng họ có truyền thống hiếu học, từ bao đời nay đều có người học giỏi, đỗ đạt cao, một số người là tiến sĩ, nhiều người là cử nhân đại học, đang công tác ở nhiều nơi trên đất nước. Tự hào về dòng họ của mình, Tiến quyết tâm phấn đấu học giỏi để tiếp bước truyền thống của gia đình, dòng họ mình. Suốt từ lớp 1 đến lớp 6 Tiến luôn chăm chỉ học hành ở trường và ở nhà. Năm nào Tiến cũng là học sinh xuất sắc. 

Tình huống 2: 

Yến sinh ra trong một gia đình làm nghề dệt chiếu cói truyền thống. Đời cụ, đời ông, đời bố và các cô, chú, bác của Yến đều có người theo nghề này. Tự hào về nghề truyền thống của gia đình, Yến thường hỏi bố mẹ để tìm hiểu về nghề dệt chiếu cói của gia đình, dòng họ mình từ các đời trước. Ngay từ khi học lớp 6, khi có thời gian ở nhà, Yến thường phụ giúp bố mẹ và dần làm quen về cách dệt chiếu cói. Tiếp nối bố mẹ, Yến học hỏi từng bước và quyết đi theo nghề dệt chiếu cói của gia đình. 

? Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình như thế nào? 

? Yến đã làm gì để giữ gìn nghề truyền thống của gia đình? 

Lời giải:

Tình huống 1: 

Tiến đã biết tự hào về truyền thống hiếu học của dòng họ mình, Tiến quyết tâm phấn đấu học giỏi để tiếp bước truyền thống của gia đình, dòng họ. Suốt từ lớp 1 đến lớp 6 Tiến luôn chăm chỉ học hành ở trường và ở nhà. Năm nào Tiến cũng là học sinh xuất sắc.

Tình huống 2: 

Yến đã biết tự hào về nghề dệt chiếu cói truyền thống của gia đình. Yến thường hỏi bố mẹ để tìm hiểu về nghề dệt chiếu cói của gia đình, dòng họ mình từ các đời trước. Ngay từ khi học lớp 6, khi có thời gian ở nhà, Yến thường phụ giúp bố mẹ và dần làm quen về cách dệt chiếu cói.

..............................

..............................

..............................

Giáo dục công dân lớp 6 Bài 2: Yêu thương con người

Khởi động trang 9 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều: Cả lớp cùng nghe bài hát Thương người như thể thương thân, nhạc và lời Phạm Đăng Khương và trả lời câu hỏi:

- Nội dung bài hát thể hiện điều gì? 

- Những ca từ nào trong bài hát thể hiện nội dung đó?

Lời giải:

- Nội dung bài hát thể hiện tình cảm yêu thương, mến thương giữa người với người.

- Những ca từ trong bài hát thể hiện nội dung: Lúc gian nan chia nhau từng tấm áo, ta đang sống giữa vòng tay mọi người, cùng tiếng ca, ước mơ cùng chung tiếng nói, thương người như thể thương thân.

Khám phá 1 trang 10 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

a] Em có suy nghĩ gì sau khi đọc thông tin về Nguyễn Hải An? 

b] Điều gì đã khiến Hải An muốn hiến tặng giác mạc cho người khác?

c] Từ thông tin trên, em hiểu thế nào là yêu thương con người?

Lời giải:

a] Sau khi đọc thông tin về Nguyễn Hải An, em rất cảm động, kính trọng và khâm phục bạn Hải An về nghĩa cử cao đẹp của bạn. 

b] Chính tấm lòng yêu thương con người, yêu mến cuộc đời đã khiến Hải An muốn hiến tặng giác mạc cho người khác.

c] Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

Khám phá 2 trang 11 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

a] Em hãy mô tả nội dung và đặt tên cho từng bức hình trên. 

b] Hãy nêu các biểu hiện của yêu thương con người và biểu hiện chưa yêu thương con người.

Lời giải:

a] 

- Hình 1: Bạn học sinh dắt tay bà lão qua đường. Tên bức hình: “Nắm tay yêu thương” hoặc “Yêu thương trên đường”.

- Hình 2: Một người bị ngất trên đường nhưng những người xung quanh không ai quan tâm, giúp đỡ. Tên bức hình: “Sự vô cảm của con người” hoặc “Thờ ơ và vô cảm”.

- Hình 3: Bạn học sinh đẩy xe lăn đưa người bạn tật nguyền đến trường. Tên bức hình: “Tình bạn tươi đẹp” hoặc “Cùng bạn đến trường”.

- Hình 4: Anh thanh niên tham gia hiến máu nhân đạo. Tên bức hình: “Một giọt máu trao đi, một cuộc đời ở lại” hoặc “Giọt hồng yêu thương”.

- Hình 5: Các bạn học sinh tặng quà, giúp đỡ, hỗ trợ những người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Tên bức hình: “Món quà yêu thương” hoặc “Yêu thương trao nhau”.

- Hình 6: Bạn nhỏ bị cha mắng mỏ, xúc phạm đang ôm mặt khóc. Tên bức hình: “Đứa trẻ bị tổn thương” hoặc “Tuổi thơ bất hạnh”.

b] Các biểu hiện của yêu thương con người và biểu hiện chưa yêu thương con người.

* Biểu hiện của yêu thương con người: Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông chia sẻ những khó khăn, đau thương của người khác, dìu dắt giúp đỡ những người mắc sai lầm để họ tìm ra điều đúng đắn, biết hi sinh quyền lợi của bản thân.

Ví dụ: 

- Bố mẹ, con cháu chăm sóc ông bà khi ốm

- Giúp em nhỏ học bài

- Bố mẹ động viên các con cố gắng trong học tập và rèn luyện

- Các con biết kính trọng, yêu thương, chia sẻ việc nhà với ông bà, cha mẹ…

- Ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp

- Giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường

- Thầy cô hỗ trợ, dạy các em thành học sinh chăm ngoan, học giỏi…

- Chung tay ủng hộ đồng bào lũ lụt, hạn hán

- Giúp đỡ bà con nông dân tiêu thụ hàng hóa nông sản

- Hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh [Covid-19]…

* Biểu hiện chưa yêu thương con người: Vô tâm, lạnh lùng đối với khó khăn của người khác, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, không giúp đỡ khi chứng kiến người khác khó khăn, hoạn nạn; hận thù, mâu thuẫn, căm ghét nhau.

- Người đàn ông đang chửi mắng một cô gái

- Một người bị ngất trước đám đông nhưng không ai quan tâm

- Nói xấu, hãm hại đồng nghiệp, bạn bè

- Trộm tiền của người bệnh ở bệnh viện

- Lừa đảo người bệnh mua thuốc giả…

..............................

..............................

..............................

Video liên quan

Chủ Đề