Giải tin học 11 python

Số e cũng giống như số pi đóng vai trò không thể thiếu trong toán học. Giống như hằng số pi, e cũng là một số vô tỉ [không thể biểu diễn thành tỉ số giữa hai số nguyên]. Em hãy viết chương trình nhập số nguyên n và tính giá trị xấp xỉ của số e theo công thức sau:



Lời giải:

N=int [input ['nhập e= ']]

S=1

T=0

For i in range [1, n+1] :

S=s* [1/i]

T=t+s

Print ['e= ', 1+t]

*giải thích cách hoạt động của dòng lệnh trên:

Vd cho nhập n=4

Chương trình bắt đầu chạy: Từ 1 đến 4 [không chạy số 5]

- Khi i =1:

S=s* [1/i] =1* [1/1] ==> lúc này s=1

T=t+s=0+1=1 ==> t=1

- Khi i =2:

S=s* [1/i] =1* [1/2] ==> s= =1/2

T=t+s=1+ 1/2

- Khi i=3:

S= [1/2] * [1/3]

T= 1+ 1/2 + 1/ [2*3]

- Khi i=4:

S= [1/2] * [1/3] * [1/4]

T=1+1/2+1/ [2*3] +1/ [2*3*4]

Hết vòng lặp chương trình in ra màn hình kết quả của '1+t' cuối cùng.

NHỮNG BÀI TẬP KHÁC

BÀI 1: Viết chương trình nhập từ bàn phím vào số nguyên dương n và danh sách số nguyên phân biệt. Đưa ra mạn hình số lượng phần tử chia hết cho 5 trong danh sách đó.



Lời giải:

N=int [input ['so nguyen duong: ']]

A=0

For i in range [1, n+1] :

If i%5==0: A=a+1

Print [' số số hạng chia hết cho 5 trong dãy là ', a]

BÀI 2: Viết hàm kiểm tra một số nguyên n có là số nguyên tố. In các cặp số sinh đôi nhỏ hơn 1000. Các số "sinh đôi" là các số nguyên tố mà khoảng cách giữa chúng là 2.

Lời giải:

Def prime [n] :

S=0

For i in range [2, n] :

If n%i==0:

S=1

Return s

N=int [input ['nhap so nguyen']]

For i in range [2, n+1] :

If prime [i] ==0:

For y in range [2, n+1] :

If prime [y] ==0:

If i-y==2:

Print [y, i]

BÀI 3: Viết chương trình nhập vào số nguyên dương chẵn n từ bàn phím. Phân tích n thành tổng của hai số nguyên tố.

Lời giải:

Def prime [n] :

S=0

For i in range [2, n] :

If n%i==0:

S=1

Return s

N=int [input ['nhap so nguyen']]

For i in range [2, n+1] :

If prime [i] ==0:

For y in range [2, int [n//2] +1] :

If prime [y] ==0:

If y=i ==n: Print [y, i]


PS:

Còn nhiều nữa nên mình sẽ để ở các bài sau ạ ^. ^

 

Chào các bạn học sinh, nhằm cung cấp những kiến thức hiệu quả về tin học Python cho các bạn giúp cho các em học sinh dễ dàng tiếp cận nhanh ngôn ngữ Python để vận dụng trong chương trình Tin Học. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết Tin học Python cơ bản lớp 11. Hãy cùng mình tham khảo bên dưới!

Danh sách bài học

Bài 1: Khái Niệm Lập Trình Và Ngôn Ngữ Lập Trình

Bài 2: Các Thành Phần Của Ngôn Ngữ Lập Trình

Bài 3: Cấu trúc chương trình

Bài 4: Một Số Kiểu Dữ Liệu Chuẩn

Bài 5: Khai Báo Biến

Bài 6: Phép Toán, Biểu Thức, Câu Lệnh Gán

Bài 7: Các Thủ Tục Chuẩn Vào Ra Đơn Giản

Bài 8: Soạn Thảo, Dịch, Thực Hiện Và Hiệu Chỉnh Chương Trình

Bài 9: Cấu Trúc Rẽ Nhánh

Bài 10: Cấu Trúc Lặp

Bài 11: Thực Hành Cấu Trúc Rẽ Nhánh

Bài 12: Thực Hành Cấu Trúc Lặp

Bài 13: Kiểu Dữ Liệu Danh Sách [Phần 1]

Bài 14: Kiểu Dữ Liệu Danh Sách [Phần 2]

Bài 15: Kiểu Dữ Liệu Danh Sách [Phần 3]

Bài 16: Kiểu Dữ Liệu Chuỗi

Bài 17: Kiểu Dữ Liệu Chuỗi [Phần 2]

Bài 18: Kiểu Dữ Liệu Chuỗi [Phần 3]

Bài 19: Thực Hành Kiểu Dữ Liệu Danh Sách

Bài 20: Thực Hành Kiểu Dữ Liệu Kiểu Chuỗi

Bài 21: Thao Tác Với Tệp

Video hướng dẫn

Mục tiêu bài học

  • Biết được khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình.
  • Biết có 3 ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
  • Biết chức năng của chương trình dịch.
  • Biết khái niệm và phân biệt được thông dịch và biên dịch.

Trong bài học này, mình sẽ có 4 nội dung:

1. Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình

a] Thuật toán:

Là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho khi thực hiện dãy thao tác đó, từ Input [Đưa vào máy thông tin gì?] của bài toán này, ta nhận được Output [Cần lấy ra thông tin gì?] cần tìm.

Ví dụ: Giải phương trình bậc nhất: ax2 + bx + c = 0 [a#0]

  • Input: 2 số a,b,c [a#0].
  • Output: Nghiệm x thỏa mãn phương trình.

Từ đó, bạn sẽ mô tả thuật toán bằng các bước:

Bước 1: Nhập 3 số a,b,c [a#0].

Bước 2: Tính d = [b*b - 4*a*c].

Bước 3: Xét điều kiện của d:

  • Nếu d < 0 thì đưa ra thông báo phương trình vô nghiệm rồi kết thúc.
  • Nếu d = 0 thì đưa ra thông báo phương trình có 1 nghiệm đơn là x = -b/[2*a] và kết thúc.
  • Nếu d > 0 thì đưa ra thông báo phương trình có 2 nghiệm là x1 = [-b + √d]/[2*a] và x2 = [-b - √d]/[2*a] rồi kết thúc.

b] Chương trình

Là một dãy tuần tự các lệnh chỉ dẫn cho máy biết điều cần làm

  • Mỗi lệnh thể hiện một thao tác xử lý dữ liệu.
  • Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân [0,1] để lưu trữ, xử lý như những dữ liệu khác.

c] Ngôn ngữ lập trình

Là ngôn ngữ dùng để viết chương trình cho máy tính điện tử.

d] Lập trình

Là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.

2. Phân loại ngôn ngữ lập trình

Gồm có 3 loại sau:

  • Ngôn ngữ máy.
  • Hợp ngữ
  • Ngôn ngữ bậc cao.

a] Ngôn ngữ máy:

Là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được. Các lệnh được viết dưới dạng mã nhị phân [0,1] hoặc mã hexa [hệ cơ số 16].

Lưu ý: Mã hexa là mã được sử dụng các ký hiệu 0 => 9 và các chữ cái từ A => Z.

b] Hợp ngữ

Là ngôn ngữ kết hợp ngôn ngữ máy với ngôn ngữ tự nhiên của con người [thường là viết tắt các từ tiếng Anh] để thể hiện các lệnh cần thực hiện.

c] Ngôn ngữ lập trình bậc cao

Là ngôn ngữ có lệnh viết gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào loại máy tính và chương trình phải được chuyển sang ngôn ngữ máy mới được thực hiện.

Một số ngôn ngữ lập trình bậc cao: Java, C, C++, C#, Python, PHP, JavaScript, Pascal,...

3. Chương trình dịch

Là chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính.

Chương trình dịch được chia làm 2 loại: Thông dịch và biên dịch.

a] Thông dịch

Thông dịch [Interpreter] được thực hiện lặp đi lặp lại dãy các bước sau:

  •  Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn.
  •  Chuyển đổi câu lệnh đó thành một hay nhiều câu lệnh tương ứng trong ngôn ngữ máy.
  •  Thực hiện các câu lệnh vừa chuyển đổi được.

b] Biên dịch

Biên dịch [Compiler] được thực hiện qua 2 bước: 

  •  Duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn.
  •  Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình có thể thực hiện trên máy và có lưu trữ để sử dụng khi cần thiết.

Như vậy: Trong thông dịch không có chương trình đích để lưu trữ, còn trong biên dịch cả chương trình nguồn và chương trình đích có thể lưu trữ lại để sử dụng về sau.

Vậy là mình đã hoàn thành xong bài 1, tiếp theo bạn sẽ sang tiếp Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình.

CHO ĐIỂM BÀI VIẾT NÀY

vote data

python ngôn ngữ python 11 học tin học python tin học python python 11 giáo trình tin học python tin học python 11

Chủ Đề