Gíao án bài luyện tập thao tác so sánh

– Nhận diện và phân tích vai trò của sự kết hợp thao tác phân tích và thao tác so sánh.

– Vận dụng kết hợp thao tác phân tích và so sánh trong việc tạo lập văn bản, bài văn nghị luận.

c. Tư duy, thái độ

– Có ý thức rèn luyện để vận dụng tốt hai thao tác lập luận trên.

2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

– Năng lực tự học.

– Năng lực thẩm mĩ.

– Năng lực giải quyết vấn đề.

– Năng lực hợp tác, giao tiếp.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực tổng hợp, so sánh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh:  Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.

III.  CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

 

Lớp        Ngày dạy             Sĩ số       HS vắng

11A2                                     

11A3                                     

11A6                                     

 

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình luyện tập.

3. Bài mới

 

A. Hoạt động khởi động

Trong một bài văn không thể sử dụng duy nhất một thao tác lập luận và một bài văn hay bao giờ cũng sử dụng thành thạo nhiều thao tác khác nhau. Vậy sử dụng nhiều thao tác trong một bài văn có tác dụng như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu được vấn đề này.

 

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

 

Hoạt động của GV và HS                Nội dung cần đạt

GV cho HS ôn tập lại phần lí thuyết.

GV hướng dẫn HS luyện tập.

Luyện tập

HS đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi theo thảo luận nhóm.

 

 

– Nhóm 1. Đoạn trích sử dụng những thao tác lập luận nào? minh họa?

 

 

 

 

 

– Nhóm 2: Mục đích, tác dụng kết hợp các thao tác lập luận đó?

 

 

 

 

 

– Nhóm 3: Rút ra kết luận về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn văn?

 

 

 

 

 

Bài tập 2 :

HS vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn trình bày vẻ đẹp  của một bài thơ [bài văn] mà mình yêu thích.

Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh , viết đoạn văn bàn về vẻ đẹp của bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương:

Lựa chọn một bài thơ [hoặc một bài văn] mà em yêu thích và tâm đắc để viết bài luận bàn về một nội dung của nó. Trong bài viết yêu cầu sử dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và thao tác so sánh. Các công việc cần làm như sau:

– Xác định chủ đề bài văn cần viết.

– Xác định những ý chính nào để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn và sắp xếp chúng thành một dàn ý hợp lí, khoa học.

– Luận điểm nào được chọn để làm sáng tỏ? Nó nằm ở vị trí nào trong bài dàn ý?

– Xác định câu chuyển ý cho phù hợp giữa các ý trong bài văn.

– Để làm sáng tỏ luận điểm trên cần phải có những luận cứ nào. Đây là lúc cần sử dụng các thao tác lập luận. Xác định rõ ràng nên sử dụng thao tác phân tích hay so sánh; thao tác nào là chủ đạo.

Có thể sử dụng thao tác lập luận phân tích là chính, vì như thế mới chỉ ra được những khía cạnh rất chi tiết trong nghệ thuật độc đáo về ngôn từ của bài thơ.

Diễn đạt các ý đã có thành một đoạn văn hoàn chỉnh, trong đó vận dụng thao tác lập luận phân tích là chính còn so sánh là phụ.

                I. Ôn tập lí thuyết

  – Thế nào là thao tác lập luận phân tích ?

  – Cách thực hiện thao tác lập luận phân tích ?

  – Thế nào là thao tác lập luận so sánh ?

  – Cách thực hiện một thao tác lập luận so sánh ?

II. Luyện tập

Bài tập 1.

– Đoạn trích sử dụng những thao tác lập luận:

+ Phân tích: Chớ tự kiêu tự đại.

                    Tự kiêu tự đại là khờ dại.

                    Tự kiêu tự đại là thoái bộ.

+ So sánh:  Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình….sông to bể rộng…người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén cái đĩa cạn.

– Mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích:

+ Giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về vấn đề tự kiêu, tự đại trong mỗi con người.

+ Giúp người đọc nhận thức rõ vấn đề: Bản thân sự hiểu biết, tài năng của mỗi người bao giờ cũng có giới hạn nhất định.

– Việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn văn[ bài văn]: là một việc làm tất yếu. Không có một văn bản nghị luận nào lại chỉ dùng một thao tác lập luận duy nhất, mà phải dùng kết hợp các thao tác lập luận một cách linh hoạt, có hiệu quả.

 Một bài văn [đoạn văn] thường có một thao tác chủ đạo, thao tác còn lại có nhiệm vụ bổ trợ cho thao tác chủ đạo đó.

Bài tập 2.

a. Phần văn bản em viết là một bộ phận của một bài văn hoàn chỉnh, với:  Chủ đề của bài văn là bàn về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “tự tình II” của Hồ Xuân Hương.

– Để làm sáng tỏ chủ đề trên, chúng ta cần nêu ra những luận điểm cụ thể như sau:

+  Bài thơ “Tự tình II” thể hiện tài năng độc đáo của “Bà chúa thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ.

+  Bài thơ “Tự tình II” thể hiện nghệ thuật xây dựng hình ảnh điêu luyện của Hồ Xuân Hương.

+ Bài thơ còn vận dụng rất linh hoạt các biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình.

+ Bài thơ có một giọng điệu và âm hưởng da diết, sắc sảo thể hiện rất thành công tâm trạng vừa đau buồn vừa phẫn uất của nhân vật trữ tình.

b. Các luận cứ để làm sáng tỏ cho luận điểm:

– Ngôn từ bài thơ nôm na, dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân nhưng lại rất chọn lọc, tinh tế, thể hiện một cách tài tình tâm trạng đau buồn, phẫn uất của người con gái trước duyên phận muộn mằn, gắng gượng vươn lên để đón đợi hạnh phúc mà vẫn rơi vào bi kịch.

– Ngôn từ bài thơ được chắt lọc tài tình, rất giàu giá trị tạo hình và biểu cảm, kết hợp từ ngữ một cách sáng tạo.

+ Toàn từ thuần Việt giàu giá trị tạo hình và biểu cảm như Văng vẳng, dồn, trơ, say lại tỉnh, xiên ngang, đâm toạc, từng đám, mấy hòn..

+ Hệ thống từ láy được sử dụng rất “đắt”: văng vẳng, nước non, con con…

+ Kết hợp từ độc đáo: cái hồng nhan, Mảnh tình – san sẻ – tí – con con, khuyết chưa tròn…

+ Sử dụng từ đồng âm khác nghĩa: lại lại, xuân đi[tuổi xuân], xuân lại[mùa xuân].

+ So sánh với ngôn từ thơ của các nhà thơ cùng thời như: Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm.

 

 

C. Hoạt động luyện tập

Nhận diện thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh.

Gợi ý:

Thao tác               Lập luận phân tích            Lập luận so sánh

Khái niệm            -Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng, rồi khái quát, phát hiện ra bản chất của đối tượng

-Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp. Đó là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận  -So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.

 

-Có hai kiểu so sánh: Tương đồng [chỉ ra những nét giống nhau] và tương phản [chỉ ra những nét khác nhau]

Đặc điểm             -Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng. [sự vật, hiện tượng]

-Khi phân tích cần chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

-Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.                -Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục

 

-Khi so sánh, phải đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói [người viết]

 

 

D. Hoạt động vận dụng, mở rộng

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO 11A6

Từ việc vận dụng kết hợp các TTLL, em rút ra kinh nghiệm gì trong cuộc sống hàng ngày?

Gợi ý:

– Trong làm văn nghị luận nói riêng và trong giao tiếp hàng ngày nói chung cần biết vận dụng kết hợp giữa phân tích và so sánh.

– Khi làm công việc gì cần phải biết vận dụng kết hợp nhiều thao tác khác nhau một cách linh hoạt, sáng tạo để đạt hiệu quả cao nhất.

 

E. Hoạt động củng cố, dặn dò

1. Củng cố:

– Cách kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh.

2. Dặn dò:

– Sưu tầm những đoạn văn hay ở đó tác giả đã thành công trong việc vận dụng kết hợp phân tích và so sánh.

– Chuẩn bị bài mới : Hạnh phúc của một tang gia [Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng].

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH

A. Mục tiêu bài học

   1. Kiến thức

     – Củng cố những kiến thức về lập luận nói chung, lập luận so sánh nói riêng.

     – Vận dụng lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm.

   2. Kĩ năng

     – Viết các đoạn văn so sánh phát triển một ý cho trước.

     – Viết đoạn văn bàn về một vấn đề trong xã hội hoặc văn học có sử dụng thao tác so sánh.

  3. Thái độ

    – Có ý thức rèn luyện để sử dụng tốt thao tác lập luận so sánh trong các bài văn.

B. Phương tiện

– GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

– HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.

C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

D. Tiến trình  dạy học

   1. Ổn định tổ chức

Lớp        Sĩ số       HS vắng

11A4                     

11A5                     

11A6                     

 

   2. Kiểm tra bài cũ

– Tình huống truyện được xây dựng như thế nào?

– Phân tích những phẩm chất của nhân vật Huấn Cao?

– Cảnh cho chữ diễn ra như thế nào? Qua đó nhà văn muốn nêu lên điều gì?

– Bút pháp của Nguyễn Tuân có những nét gì đặc sắc?

   3. Bài mới

Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm

Hôm trước, chúng ta học thao tác lập luận so sánh để củng cố lí thuyết hôm nay ta học bài : Luyện tập thao tác lập luận so sánh.

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

Hoạt động 2: Hoạt động  hình thành kiến thức mới

GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ và trả lời câu hỏi:

 

– Thế nào là lập luận so sánh tương đồng?

– Thế nào là lập luận so sánh tương phản?

 

Hoạt động 3: Hoạt động thực hành Luyện tập

Hướng dẫn HS vận dụng làm bài tập SGK.

Trao đổi thảo luận nhóm, sau đó cử đại diện nhóm lên bảng trình bày.

 

 

Nhóm 1: Bài tập 1

– Nội dung so sánh là gì ?

– Đây là so sánh giống nhau hay so sánh khác nhau ? Điểm giống nhau là gì ?

 

 

 

Nhóm 2: Bài tập 2

– So sánh về vấn đề gì ?

– So sánh nhằm mục đích gì ?

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm 3: Bài tập 3

– Tìm sự giống nhau ?

– Tìm sự khác nhau giữa hai nhà thơ ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng  Bài tập yêu cầu

Bài tập 4 : Gv hướng dẫn học sinh về nhàm làm. GV đọc cho HS đoạn mẫu có sử dụng thao tác so sánh.   I. Ôn tập về lập luận so sánh

– Thế nào là so sánh? Có mấy cách so sánh?

– So sánh tương đồng: So sánh để thấy được sự giống nhau giữa các đối tượng.

– So sánh tương phản: So sánh để thấy được sự khác nhau giữa các đối tượng.

 

II. Luyện tập

Bài tập1.

– Tình cảm khi về thăm quê của hai tác giả Hạ Tri Chương và Chế Lan Viên trong hai bài thơ:

+ Điểm giống nhau: Đều rời quê hương đi xa từ lúc trẻ và trở về khi tuổi đã cao. Khi trở về đều trở thành người xa lạ trên quê hương mình.

+ Hai nhà thơ sống ở hai thời đại cách xa nhau hơn một nghìn năm, có tâm sự giống nhau: Khoảng khắc giật mình với những tiếc nuối, bâng khuâng.

 

 

 

Bài tập 2.

– Học cũng như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.

– Mùa xuân, mùa thu chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu thu hoạch được ít, càng về sau thu hoạch được nhiều hơn. Học thì lúc đầu khó khăn. về sau hiểu dần, khôn lớn trưởng thành – có học vấn.

 Trồng cây thì tăng thu nhập kinh tế. Học tập thì trưởng thành về trí tuệ.

 

Bài tập 3.

– So sánh ngôn ngữ trong hai bài thơ của bà Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương:

+ Giống nhau: Cùng là thơ thất ngôn bát cú, đều tuân thủ cách gieo vần, luật đối chặt chẽ.

+ Khác nhau: Thơ Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ gần gũi lời ăn tiếng nói hằng ngày như từ : tiếng gà, trên bom. Mõ thảm,…và cả những từ có vần hiểm hóc như: cớ sao om; già tom; mõm mòm…Có một câu dùng nhiều từ Hán Việt “ Tài tử văn nhân ai đó tá?”

=> Phong cách thơ Hồ Xuân Hương rất gần gũi, bình dị tuy có phần chua xót nhưng vẫn tinh nghịch.

Thơ Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ ngữ Hán Việt trang trọng như : hoàng hôn; mục tử; cô thôn;…và những thi liệu Hán học: ngàn mai; dặm liêu và sử dụng điển cố, điển tích như Chương Đài.

=> Phong cách thơ Bà Huyện Thanh Quan trang trọng đài các.

 

Bài tập 4.

– Tham khảo đoạn văn so sánh tương phản:

Các cụ ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt…các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái ngây thơ, xinh xắn, các cụ coi như đã làm một việc tội lỗi; ta thì cho mát mẻ như đứng trước một cánh đỗng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi…,cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu…[ Lưu Trọng Lư ].

Hoạt động 5: Hoạt động bổ sung

4. Củng cố: Hệ thống kiến thức vừa học, nhấn mạnh trong tâm bài học.

5. Dặn dò: Tự ôn tập theo hướng dẫn. Chuẩn bị bài mới : Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh.

 

 

 

 

       

Ngày soạn : 12/11/2017

Ngày dạy:

 Tiết 44.  LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP THAO TÁC LẬP LUẬN

                  PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH

 

A. Mục tiêu bài học

   1. Kiến thức

    – Củng cố những kiến thức và kĩ năng về thao tác lập luận phân tích và so sánh.

    – Bước đầu biết cách vận dụng kết hợp hai thao tác đó trong bài văn nghị luận

   2. Kĩ năng

     – Nhận diện và phân tích vai trò của sự kết hợp thao tác phân tích và thao tác so sánh.

     – Vận dụng kết hợp thao tác phân tích và so sánh trong việc tạo lập văn bản, bài văn nghị luận.

  3. Thái độ

    – Có ý thức rèn luyện để vận dụng tốt hai thao tác lập luận trên.

B. Phương tiện:

– GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

– HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.

C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

D. Tiến trình dạy học

   1. Ổn định tổ chức

Lớp        Sĩ số       HS vắng

11A4                     

11A5                     

11A6                     

 

   2. Kiểm tra bài cũ

   3. Bài mới

Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm

Trong một bài văn không thể sử dụng duy nhất một thao tác lập luận và một bài văn hay bao giờ cũng sử dụng thành thạo nhiều thao tác khác nhau. Vậy sử dụng nhiều thao tác trong một bài văn có tác dụng như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu được vấn đề này.

 

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

Hoạt động 2: Hoạt động  hình thành kiến thức mới

 

GV cho HS ôn tập lại phần lí thuyết.

 

Hoạt động 3: Hoạt động thực hành Luyện tập

HS đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi theo thảo luận nhóm.

 

– Nhóm 1. Đoạn trích sử dụng những thao tác lập luận nào? minh họa?

 

 

 

 

 

– Nhóm 2: Mục đích, tác dụng kết hợp các thao tác lập luận đó?

 

 

 

 

 

– Nhóm 3: Rút ra kết luận về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn văn?

 

 

 

 

 

Bài tập 2 :

HS vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn trình bày vẻ đẹp  của một bài thơ[ bài văn ] mà mình yêu thích.

 

Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng  Bài tập yêu cầu

 

– Có thể đọc các đoạn văn tham khảo trong SGK, sách hướng dẫn học bài ngữ văn 11.      I. Ôn tập lí thuyết

  – thế nào là thao tác lập luận phân tích ?

  – Cách thực hiện thao tác lập luận phân tích ?

  – Thế nào là thao tác lập luận so sánh ?

  – Cách thực hiện một thao tác lập luận so sánh ?

II. Hướng dẫn làm bài tập

Bài tập 1.

– Đoạn trích sử dụng những thao tác lập luận:

+ Phân tích: Chớ tự kiêu tự đại.

                    Tự kiêu tự đại là khờ dại.

                    Tự kiêu tự đại là thoái bộ.

+ So sánh:  Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình….sông to bể rộng…người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén cái đĩa cạn.

 

– Mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích:

+ Giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về vấn đề tự kiêu, tự đại trong mỗi con người.

+ Giúp người đọc nhận thức rõ vấn đề: Bản thân sự hiểu biết, tài năng của mỗi người bao giờ cũng có giới hạn nhất định.

 

– Việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn văn[ bài văn]: là một việc làm tất yếu. Không có một văn bản nghị luận nào lại chỉ dùng một thao tác lập luận duy nhất, mà phải dùng kết hợp các thao tác lập luận một cách linh hoạt, có hiệu quả.

 Một bài văn[ đoạn văn] thường có một thao tác chủ đạo, thao tác còn lại có nhiệm vụ bổ trợ cho thao tác chủ đạo đó.

 

Bài tập 2.

– Định hướng trả lời theo câu hỏi SGK.

 

 

2. Hướng dẫn về nhà.

a/ HS dựa vào phân thân bài đã xây dựng lựa chọn viết một luận điểm trong đó sử dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh.

 

c/ Sưu tầm những đoạn văn hay ở đó tác giả đã thành công trong việc vận dụng kết hợp phân tích và so sánh

 

Hoạt động 5: Hoạt động bổ sung

4. Củng cố: Hệ thống kiến thức vừa học, nhấn mạnh trong tâm bài học GV hướng dẫn HS bài tập ở nhà.

5. Dặn dò: Tự ôn tập theo hướng dẫn. Chuẩn bị bài mới : Hạnh phúc của một tang gia [Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng].

  Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

 

 

 

 

sánh

 

A.            VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

I.             Tên bài học : Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so

 

II.            Hình thức dạy học : DH trên lớp.

III.           Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1.            Giáo viên:

–              Phương tiện, thiết bị:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa…

–              PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi

2.            Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.

B.            NỘI DUNG BÀI HỌC

–              Kĩ năng tổng hợp kiến thức

C.            MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.            Kiến thức :

a/ Nhận biết:Nắm được khái niệm về thao tác, so sánh

b/ Thông hiểu:Xác định đúng các thao tác lập luận phân tích, so sánh trong những

 

ngữ liệu cho trước

c/Vận dụng thấp:Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận gắn với các thao tác lập luận phân tích, so sánh;

d/Vận dụng cao:Viết được bài văn nghị luận trong đó vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích, so sánh

2.            Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài có sử dụng thao tác lập luận phân tích, so sánh

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận có sử dụng thao tác phân tích, so sánh

3.            Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: sử dụng thao tác phân tích, so sánh

 

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về kiểu bài văn nghị luận c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được ý nghĩa của thao tác lập luận trong lĩnh hội tạo lập văn bản

-Có ý thức sử dụng các thao tác lập luận trong giao tiếp ngôn ngữ

4.            Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

–              Năng lực giải quyết vấn đề:HS thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá các đề văn Gv đưa ra, giải quyết được các tình huống GV đưa ra.

–              Năng lực sáng tạo: Biết cách đặt các câu hỏi khác nhau về một đề văn-xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới-phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan để hoàn thành nội dung kiến thức bài học. Trình bày suy nghĩ và khái quát hóa thành các luận điểm.

-Năng lực hợp tác:thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ.

–              Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

D.            TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC

 

 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

 

Hoạt động của GV và HS                Kiến thức cần đạt

Bước 1: GV giao nhiệm vụ

Tìm câu văn sử dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh trong văn bản sau:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”… Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so tiếng hát trong với nước ngọc tuyền [suối ngọc]. Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này. Có thể chẳng phải ngẫu nhiên. Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ cũng thích âm nhạc. Tiếng hát của một danh ca Pháp từng thích nghe thời trẻ, đến tuổi bảy mươi Bác còn nhờ chị Mađơlen Rípphô tìm lại hộ. Tiếng suối ngàn của đất nước hay đó là tiếng hát của trái tim người nghệ sĩ yêu đời.

[Lê Trí Viễn]

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện

Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức       – Tìm đọc các bài viết trong sách đọc thêm, tư liệu trên mạng Internet

Chủ Đề