Giáo án hoạt động ngoại khóa ở Tiểu học

Đối với môn Kĩ thuật lớp 4, có nhiều bài học liên quan đến vấn đề xung quanh cuộc sống hàng ngày của các em, chính vì vậy giáo viên cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm bổ sung thêm về kiến thức thực tế được rút ra bài học lý thuyết của các em.

Ví dụ 1: Sau khi dạy bài : “Trồng cây rau , hoa” [tiết 2]. Để giúp các em hiểu và ứng dụng những kiến thức của bài học vào thực tế giáo viên cần tổ chức hoạt động ngoài trời để bổ trợ kiến thức cho các em. Tổ chức cho đi thăm vườn rau gần nhất [Đây là hoạt động rất dễ thực hiện vì ở môi trường nông thôn] thông qua bài học. Giáo viên cần thực hiện các bước sau :

  1. Xây dựng kế hoạch tham quan :

Bước xây dựng kế hoạch tham quan nhằm mục đích giúp cho giáo viên định hình tốt việc tổ chức cho các em đi tham quan

* Về yêu cầu:

– Bước 1: Giáo viên phải nắm chắc nội dung và yêu cầu của bài học, tìm hiểu kỹ về địa điểm để tổ chức cho các em đến tham khảo, trong đó cần kiểm tra kỹ các hoạt động cần thiết cho buổi tham quan như đường sá, phương tiện đi lại vì các em học sinh ở tiểu học đặc biệt là các em lớp 4 rất hiếu động và ngây thơ nên giáo viên cần chú ý.

Bước 2: Chuẩn bị kế hoạch về thời gian tham quan, những nội dung chủ điểm khi tham quan. Bài học rút ra từ buổi tham quan

Bước 3: Xây dựng kế hoạch tổ chức, sao cho phù hợp và thiết thực. Đảm bảo tính khoa học trong kế hoạch đồng thời đảm bảo giá trị thiết thực của buổi hoạt động ngoại khoá, xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường để có cơ sở về mặt pháp lý khi đi.

  1. Tổ chức tiến hành thực hiện:

Từ kế hoạch đã xây dựng, giáo viên sắp xếp thời gian để tổ chức cho các em đi tham quan một cách hiệu quả và an toàn. Để có hiệu quả của buổi tham quan cần thực hiện các bước sau :

Bước 1: Cho các em quan sát về các loài rau trong vườn rau, các em được tự do nhìn ngắm những loại rau mà mình yêu thích [Quán triệt các em không được ngắt hay phá phách rau] 

Bước 2: Cho các em quan sát 4 loại rau : Loại rau không được bón phân; loại rau bón phân quá nhiều; loại rau có bón phân nhưng bón chưa đúng cách và đúng thời điểm và loại rau bón phân đúng cách  đúng quy trình và số lượng phân cần bón. Sau khi cho các em tự quan sát và nghiên cứu và nêu ra nhận xét của mình về kết quả quan sát các loại rau đó.

Bước 3: Sau khi cho các em nhận xét về các loại rau trên giáo viên giải thích thêm về tác dụng của việc bón phân cho rau. Giáo viên cho các em tự nêu ra các hình thức bón rau phù hợp nhất để có rau tốt và đảm bảo các yêu cầu như trong nội dung bài học

Bước 4: Đây là công việc cuối cùng cũng là công việc quan trọng nhất của buổi tham quan, sau khi thực hiện tất cả các công đoạn cần thiết giáo viên cho các em nêu kết quả của việc tham quan và bài học kinh nghiệm trong vấn đề kết hợp và ứng dụng từ lý thuyết với thực tế mà các em đã chứng kiến. Giáo viên tổng hợp ý kiến [khen ngợi, điều chỉnh] rút ra ý kiến tổng hợp để các em thực hiện.   

Ví dụ 2 : Sau khi dạy bài : “Chăm sóc rau,hoa”. Để giúp các em hiểu  về tác hại của sâu bệnh đối với rau và hoa. Giáo viên cần tổ chức một buổi hoạt động ngoại khoá để bổ trợ kiến thức cho các em. Tổ chức cho đi thăm vườn rau thông qua bài học. Giáo viên cần thực hiện các bước sau :

  1. Xây dựng kế hoạch tham quan :

Bước đầu xây dựng kế hoạch tham quan nhằm mục đích giúp cho giáo viên định hình tốt việc tổ chức cho các em đi tham quan theo nội dung bài dạy [thực hiện tương tự như ví dụ 1]

* Về yêu cầu :

– Bước 1: Giáo viên phải nắm chắc nội dung và yêu cầu của bài học các chi tiết quan trọng tương tự như ở ví dụ nêu trên.

Bước 2: Chuẩn bị kế hoạch về thời gian tham quan, những nội dung chủ điểm khi tham quan. Bài học rút ra từ buổi tham quan.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch tổ chức sao cho phù hợp và thiết thực. Đảm bảo tính khoa học trong kế hoạch đồng thời đảm bảo giá trị thiết thực của buổi hoạt động ngoại khoá, xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường để có cơ sở về mặt pháp lý khi đi.

  1. Tổ chức tiến hành thực hiện:

Từ kế hoạch đã xây dựng, giáo viên sắp xếp thời gian để tổ chức cho các em đi tham quan. Để có hiệu quả của buổi tham quan cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Lần này khác với buổi tham quan lần trước giáo viên cần cho các em quan sát trực tiếp về các loại rau, các em không được tự do nhìn ngắm những loại rau mà mình yêu thích như trước mà phải tiến hành vào công việc.

Bước 2: Cho các em quan sát 2 loại rau : Loại rau không bị sâu hại; loại rau bị sâu hại phá. Sau khi cho các em tự quan sát và nghiên cứu và nêu ra nhận xét của mình về kết quả quan sát các loại rau đó.

Bước 3: Sau khi cho các em nhận xét về các loại rau trên giáo viên cần lấy dẫn chứng từ thực tế giải thích thêm về tác hại của sâu bệnh phá hoại rau. Giáo viên cho các em tự nêu ra các hình thức trừ sâu bệnh phù hợp nhất [hình thức thủ công] để có cho rau tươi tốt và không có sâu bệnh.

Bước 3: Đây là công việc cuối cùng cũng là công việc quan trọng nhất của buổi tham quan, sau khi thực hiện tất cả các công đoạn cần thiết giáo viên cho các em nêu kết quả của việc tham quan và bài học kinh nghiệm trong vấn đề kết hợp và ứng dụng từ lý thuyết với thực tế mà các em đã chứng kiến. Giáo viên tổng hợp ý kiến [khen ngợi, điều chỉnh] rút ra ý kiến tổng hợp để các em thực hiện, điều quan trọng giáo viên phải quán triệt cho các em việc trừ sâu sao cho đúng với nội dung bài học và đảm bảo tính an toàn.

Trọn bộ bài giảng sinh hoạt ngoài giờ lớp 2

Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Mẫu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 2 được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây.

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 2 cả năm là tài liệu được biên soạn dành riêng cho giáo viên phụ trách giảng dạy khối lớp 2 tại các trường Tiểu học. Với tài liệu này sẽ giúp các thầy cô giáo tiết kiệm được thời gian soạn thảo giáo án cho các hoạt động sinh hoạt ngoài giờ của các em học sinh lớp 2. Nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Trọn bộ bài giảng sinh hoạt ngoài giờ lớp 2

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP [Tiết 1]
TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

I/ Mục tiêu:

- HS biết được: truyền thống giảng dạy, học tập và các phong trào thi đua; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục- thể thao… của nhà trường.

- Giáo dục HS niềm tự hào về những truyền thống đó.

II. Chuẩn bị:

- Tư liệu về truyền thống, tranh ảnh về các hoạt động của nhà trường

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài và chuẩn bị

Mục tiêu: Chuẩn bị đầy đủ các tư liệu phục vụ giảng dạy.

- Danh sách giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp thành phố, GV chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách và hs giỏi các hội thi Cấp thành phố.

- Chọn một vài HS nói to cùng GV giới thiệu các thành tích đã đat được.

* Hoạt động 2: HS tham quan, tìm hiểu truyền thống nhà trường:

Mục tiêu: Hiểu được truyền thống nhà trường

- GV đưa HS tham quan phòng truyền thống. - Đội

- Trường chúng ta có tên gọi là gì?.

- Đó là tên của danh nhân nào các em biết không?

- Trường được thành lập vào năm nào?

- Thầy hiệu trưởng trường chúng ta có tên gọi là gì?

- Cô hiệu phó trường chúng ta có tên gọi là gì?

- Giới thiệu:danh sách giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp thành phố, GV chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách và hs giỏi các hội thi cấp thành phố.

* Hoạt động 3: Nhận xét – Đánh giá

Mục tiêu: Đánh giá kết quả học tập của các em.

- Chúng ta vừa tham quan phòng truyền thống của trường, các em có thấy tự hào không? Vì sao?

GDKNS: Chúng ta làm gì để xứng là học sinh của trường?

- Thuyết trình

- Hỏi đáp

- HS giỏi

- Thi đua

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

...........................................................................

...........................................................................

...........................................................................

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP [Tiết 2]
TIỂU PHẨM “CÁI BÀN BIẾT ĐAU”

I/ Mục tiêu:

- Giáo dục HS biết giữ gìn bàn ghế và các đồ dùng học tập trong lớp.

- HS hiểu và giữ gìn bảo vệ tài sản của nhà trường là nghĩa vụ của HS, là thực hiện tốt nội quy của nhà trường.

II. Chuẩn bị:

- Kịch bản, nội trường, lớp, ảnh trường lớp

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

HOẠT ĐỘNG GV

HOẠT ĐỘNG HS

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài và chuẩn bị

Mục tiêu: Chuẩn bị đầy đủ các tư liệu phục vụ giảng dạy.

- Trước một tuần, các tổ nhận kịch bản để tiến hành phân vai tập diễn.

- Mỗi tổ một tiết mục văn nghệ.

- Cử 1 bạn điều khiển chương trình

* Hoạt động2: Tập diễn tiểu phẩm

Mục tiêu: Hs tự tập diễn

- Các tổ chia thành nhóm, mỗi nhóm 3 bạn là 3 nhân vật trong tiểu phẩm.

- HS tiến hành tập diễn- Chọn nhóm trình diễn

* Hoạt động 3: Trình diễn tiểu phẩm

- Văn nghệ chào mừng

- Đại diễn nhóm trình diễn;

*GV hướng dẫn HS trao đổi:

- Cô giáo vào lớp thấy Vinh đang làm gì? [Khoa chân, múa tay nhảy trên bàn,]

- Vì sao cô giáo cho rằng cái bàn biết đau?

- Ai tán thành hành động của bạn Vinh ở phần cuối tiểu phẩm?

- Văn nghệ kết thúc

* Hoạt động 3: Nhận xét – Đánh giá

Mục tiêu:Đánh giá kết quảbiểu diễn.

- Nhóm nào trình diễn hay nhất? Bạn nào thể hiện nhất vật thích nhất?

- Giao nhiệm vụ

- Tổ - nhóm

- 3 nhóm

- Hỏi đáp

- Cả lớp

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.

..................................................................

..................................................................

..................................................................

.......

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Video liên quan

Chủ Đề