Hành vi là gì cho ví dụ

Mỗi ngày thì con người luôn thực hiện rất nhiều các hoạt động khác nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu và mục đích riêng của mỗi người. Những hoạt động đó hay còn được gọi là hành vi biểu hiện ra bên ngoài của con người.

Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa xác định rõ được Hành vi là gì? Được xuất phát từ đâu? Do đó, qua bài viết dưới đây, hãy cùng Luật Hoàng Phi đi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Hành vi là gì?

Hành vi là những biểu hiện tồn tại ở dạng hành động hoặc không hành động do con người thực hiện trong quá trình hoạt động hàng ngày, nhằm hướng tới những mục đích nhất định phục vụ cho chính nhu cầu của người đó.

Hay nói cách khác, hành vi chính là biểu hiện ý chí của chủ thể ra bên ngoài, biến các suy nghĩ trở thành hành vi diễn ra trên thực tế.

Hành vi do các chủ thể khác nhau thực hiện sẽ không bao giờ đồng nhất với nhau hoàn toàn, căn cứ vào hoàn cảnh thời gian và không gian mà hành vi của các chủ thể sẽ khác nhau.

Trong luật học thì Hành vi thường được sử dụng để chỉ những những hoạt động được pháp luật cho phép hoặc những hoạt động vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm đến các quyền và lợi ích của các chủ thể mà được pháp luật bảo vệ.

Do đó mà việc xác định một người bị coi là có tội hay không thì phải căn cứ vào hành vi trên thực tế của người đó đã đủ để cấu thành tội phạm hay chưa, chứ không thể căn cứ vào suy nghĩ của họ để đưa ra kết luận.

Hành vi được thực hiện có thể do tự xuất phát từ ý chí tự nguyện của chủ thể hoặc do bị ép buộc, cưỡng chế phải thực hiện.

Ngoài việc giải đáp giúp Qúy khách về Hành vi là gì? Thì với phần nội dung tiếp theo Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các thông tin khác liên quan đến vấn đề hành vi này.

Các loại hành vi?

Dựa vào những mục đích khác nhau mà hành vi cũng sẽ được phân ra thành nhiều loại hành vi khác nhau, có thể kể đến một số loại hành vi phổ biến như:

Hành vi bản năng: Là loại hành vi xuất phát từ phản xạ của con người nhằm để đáp ứng những nhu cầu của chính mình.

Hành vi kỹ xảo: Là loại hành vi có được thông qua quá trình học tập, rèn luyện những kỹ năng mang tính chuyên môn, luôn linh hoạt và mềm dẻo.

Hành vi đáp ứng: Là hành vi không xuất phát từ ý chí tự nguyện của chủ thể nhưng bắt buộc phải thực hiện.

Hành vi trí tuệ: Là hành vi được thực hiện thông qua các hoạt động mang tính trí tuệ.

Trong phạm vi pháp luật thì căn cứ vào chủ thể thực hiện thì hành vi sẽ được chia ra thành hành vi do cá nhân thực hiện và hành vi do pháp nhân thực hiện, và được thể hiện qua năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật.

Đối với cá nhân thì năng lực hành vi dân sự là việc cá nhân đó bằng chính hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhất định và được pháp luật thừa nhận.

Vì vậy mà năng lực hành vi dân sự của cá nhân cũng được chia ra thành những mức độ khác nhau tùy thuộc vào khả năng thực hiện và kiểm soát hành vi của mình.

Đối với pháp nhân thì năng lực pháp luật được xác định là việc thông qua hành vi trên thực tế mà pháp nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định tại pháp luật dân sự.

Ngoài ra trong pháp luật thì hành vi còn được phân ra thành hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp, cụ thể:

Hành vi hợp pháp: Là hành vi dó cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện trên thực tế phù hợp với những quy định của pháp luật, không đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Ví dụ: Các cá nhân tiến hành giao kết hợp đồng lao động theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật Lao động quy định, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

Hành vi bất hợp pháp [Hành vi trái pháp luật]: Là hành vi do cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện trái với các quy định của pháp luật và đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Ví dụ: M và N xảy ra mâu thuẫn với nhau, trong lúc tức giận M đã dùng dao đâm N tử vong, do đó hành vi M dùng dao đâm chết N được coi là hành vi bất hợp pháp.

Ví dụ hành vi?

Do hành vi thì có nhiều loại nên trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ phân tích cho Qúy khách ví dụ về hành vi tham nhũng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hành vi tham nhũng được xác định là những hành vi trái với quy định của pháp luật, có chủ thể thực hiện là những cá nhân đang giữ chức vụ, quyền hạn nhất định, thực hiện hành vi sai phạm với mục đích tư lợi cá nhân.

Những hành vi được xác định là hành vi tham nhũng như:

Hành vi tham ô tài sản chung của cơ quan, tổ chức;

Hành vi nhận hối lộ bằng tiền mặt hoặc các loại tài sản khác;

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm bao che có các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật để đạt được mục đích cá nhân;

Hành vi lợi dụng chức quyền để gây ra những ảnh hưởng cho người khác nhằm trục lợi cá nhân.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Hành vi là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến Luật Hoàng Phi theo số Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557.

Chủ Đề