Henry Ford từng nói: thất bại đơn giản chỉ là cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ một cách thông minh hơn

ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VỀ VÂN ĐỀ ĐỐI MẶT VỚI THÁT BẠI TRONG CUỘC SỐNG

        Trong cuộc sống có không ít người khi đối mặt với thất bại thì trở nên chán nån, thất vong. Nhưng trải nghiệm của những người thành đạt cho thấy, chi khi ta coi thất bại là thử thách, dám chấp nhận với thái độ lạc quan và luôn rút ra được những bài học thì mới có cơ hội thành công. Có thể hiệu thất bại là trạng thái hụt hãng, bế tắc khi không thể hoàn thành đưoc mục tiêu mà minh đã đặt ra, không đạt được kết quả, mục đích như dự định hay không giành đưoc phần thắng, phải chịju thua đối phương. Vậy trước thất bại con người thường làm gì ? Thông thường khi gặp thất bại, nhiều người vẫn có thói quen đồ lỗi cho số phận, cho sự kém may mắn chứ rất ít khi nhận lỗi về mình . Nếu có như vậy thì bản thân sẽ không bao giờ học hỏi đưoc gì từ những thất bại ấy. Thay vì chán chường bỏ mặc thị nên đội diện với thất bại. Bạn đừng sợ thất bại, vì điều đó chi khiến bạn nhụt chí rồi mất niềm tin vào chính mìn, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc và cũng chắng đạt đuoc bất cứ thành công nào. Henry Ford cũng từng nói: “ Thất bại đơn giản chi là cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ một cách thông minh hơn", Quả đúng như vậy, thất bại không có nghĩa là chấm hết. Ngược lại bạn nên xem thất bại là điều tất yếu trong cuộc sống, hãy dũng cảm đối mặt với thất bại với một thái độ sống tích cực , đúng đắn bởi nó sẽ rèn cho con người có sức mạnh tinh thần để vươn lên, có ý chí cứng cỏi, dám nghĩ, dám làm , chấp nhận rủi ro để làm được những điều lớn lao. Sau mỗi thất bại, bạn cần lấy đó làm bài học, rút ra kinh nghiệm để nhận thức rõ sai lầm, không mắc phải sai lầm ở những lần sau. Ai cũng biết , để tạo ra được dây toc bóng đèn, Edison đã thất bại hơn 10 nghìn lần, hay cái tên của hãng nước ngot Seven Up cũng là xuất phát từ bảy lần thất bại mà hãng phải bắt đầu lại từ đầu. Vậy nên đừng bao giờ nàn lòng trước thất bại. Hãy rút ra những bài học từ thất bại và biển nó trở thành động lực, chắc chắn thành công sẽ mim cupi với bạn. Với học sinh chúng ta nhất định phải rèn luyện cho mình một tinh thần dám vượt qua để vươn tới thành công bởi học tập là một công việc gian khổ và rất cần có ý chí. Song chúng ta cũng cần phê phán một số người có biều hiện tiêu cực sau những lần thất bại, họ thất vong, bi quan dẫn đến chán nản và sẫn sàng từ bỏ ước mơ. Có ý kiến cho rằng: "Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội". Vậy tại sao tôi và bạn, chặng ta lại không hiết hoc tập từ thất bại để trưởng thành?

Chúc bạn học tốt! 

Trong bài phát biểu năm 2008 ở trường Đại học Harvard, tác giả của tác phẩm nổi tiếng Harry Potter là J.K. Rowling đã khẳng định rằng: “Không thể sống mà không thất bại, trừ phi bạn quá cẩn trọng đến mức bạn gần như chưa từng thật sự sống; trong trường hợp này, bạn mặc định là đã thất bại.” 

Rất nhiều doanh nhân thành đạt trước khi nổi tiếng đều trải qua hàng chục lần thất bại. Thất bại với họ không phải là dấu chấm hết cho những ước mơ, ngược lại, thất bại là những người thầy đáng quý. Diễn giả truyền cảm hứng Dennis Waitley từng nói rằng: “Thất bại nên là người thầy chứ không phải người khâm liệm của chúng ta. Thất bại là sự trì hoãn, không phải là sự thua cuộc. Nó chỉ đơn giản là con đường vòng tạm thời chứ không phải là ngõ cụt. Chúng ta chỉ có thể không thất bại khi không nói gì cả, không làm gì cả và không trở thành ai cả.”

Henry Ford là một cái tên nổi tiếng vào thế kỷ trước. Khi chiếc xe Model T bắt đầu lăn bánh từ dây chuyền lắp ráp vào năm 1927, ông đã bán được 15 triệu chiếc xe, giá trung bình mỗi chiếc chỉ khoảng vài trăm dollar. Henry Ford trở nên giàu có khi đáp ứng được nhu cầu xe hơi giá bình dân cho hàng triệu người Mỹ. Nhưng để có được vinh quang đó, không ít lần ông phải nếm trải vị đắng của sự thất bại. 

Ông Henry Ford [Ảnh: Pixabay]

Chiếc xe đầu tiên trong đời 

Henry Ford sinh ngày 30/07/1863 tại hạt Wayne, Michigan. Ông là con cả trong một gia đình làm nghề nông có 6 đứa con. Từ nhỏ, Henry Ford đã đam mê kỹ thuật, nhưng không ai trong gia đình hiểu điều đó. Vì vậy, những đêm tối, Henry Ford thường bí mật tìm tòi và khám phá khu xưởng của gia đình. Một tay ông là chiếc đồng hồ báo thức đang tháo dở, còn tay kia là chiếc tuốc-nơ-vít, ông dùng hai đầu gối kẹp chiếc đèn nhỏ để chiếu sáng.

Năm 13 tuổi, Henry Ford vô cùng hào hứng khi lần đầu tiên được nhìn thấy một chiếc đầu máy hơi nước. Cũng năm đó, mẹ ông qua đời khiến ông suy sụp; chán công việc đồng áng vất vả, ông dành hết thời gian nghiên cứu về cơ học.

Năm 16 tuổi, ông được nhận vào học việc tại một xưởng đóng tàu ở Detroit. Đến năm 1882, Henry Ford trở về nhà và vận hành máy kéo hơi nước cho hàng xóm rồi kết hôn với bà Clara Bryant vào năm 1888.

Năm 1891, Henry Ford trở thành kỹ sư trưởng cho công ty Edison Illuminating Company của nhà phát minh Thomas Edison vĩ đại. Nhưng ông phải túc trực ở đó 24/24. Những lúc không làm việc, ông dành thời gian phát triển chiếc xe hơi chạy xăng đầu tiên trong xưởng máy của mình.

Nhờ hậu thuẫn từ những người bạn đáng tin cậy nhất, ông chế tạo được chiếc ôtô tự hành đầu tiên, có tên gọi là Quadricycle – một động cơ hai xi-lanh, 4 mã lực, chạy xăng được gia cố trong chiếc khung kim loại nhẹ kèm 4 bánh xe trông như bánh xe đạp. Việc điều khiển được thực hiện qua chiếc cần gạt trông như cần điều khiển bánh lái trên thuyền. Nhưng cỗ xe chỉ có hai số tiến và không thể chạy lùi.

Chiếc Quadricycle đầu tiên của Henry Ford [Ảnh: Library of Congress]

Thành lập công ty Henry Ford để thực hiện hoài bão

Quadricycle không được coi là một mẫu xe thành công. Nhưng đam mê “bốn bánh” của Henry Ford không vì thế mà suy giảm. Ông quyết định nghỉ việc ở Edison Illuminating dù được hứa hẹn mức lương 1,900 USD/tháng. Sau đó, Henry Ford tìm được nhà đầu tư đầu tiên và mở công ty Detroit Automobile vào tháng 8/1899, làm việc ở vị trí giám sát với mức lương 150 USD một tháng. 

Ông nói: “Tôi buộc phải lựa chọn giữa sự nghiệp đang lên và niềm đam mê ôtô. Cuối cùng, tôi đã chọn ôtô và từ bỏ công việc – thật sự chẳng còn lựa chọn nào khác. Bởi lẽ, tôi đã sớm biết chỉ ôtô mới đem đến thành công cho mình.”

Tuy nhiên, có quá nhiều vấn đề phát sinh cản trở con đường thành công của Henry Ford, ví dụ như thiếu nguyên vật liệu hay cái thì quá nặng, cái thì quá đắt. Ban giám đốc dần mất hết niềm tin vào Ford và đầu năm 1901, Detroit Automobile bị giải thể.

Ford tự nhìn lại thất bại và nhận ra ông đang cố làm ra một chiếc xe phục vụ yêu cầu của tất cả người dùng. Do đó, ông quyết định chỉ tập trung vào việc chế tạo một chiếc xe nhỏ và nhẹ hơn.

Để phục hồi danh tiếng, Ford mày mò làm ra một chiếc xe đua chạy với vận tốc 96 km/giờ và giành chiến thắng trong cuộc đua Grosse Pointe dài 16 km. Với thành tích này, ông đã thu hút được các nhà đầu tư tài chính.

Ông khởi nghiệp lần thứ hai vào cuối năm 1901. Khi đó, công ty Henry Ford được thành lập và Henry Ford sở hữu cổ phần trị giá 100,000 USD. Lần này, để bảo đảm Ford làm việc đúng tiến độ, ban giám đốc thuê một kỹ sư dày dặn kinh nghiệm [Henry M. Leland] để giám sát ông. Tuy nhiên, Ford không phục và rời công ty chỉ sau chưa đầy một năm với 900 USD trong túi, đồng thời mất quyền sử dụng chính cái tên của mình. Công ty này sau đổi tên thành Cadillac.

Hai lần khởi nghiệp thất bại tưởng chừng như đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của kỹ sư 38 tuổi. Nhưng với Ford, “thất bại chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại, một cách thông minh hơn”. Ông tiếp tục tìm tòi nghiên cứu và vào năm 1903, ông đã tìm được nhà buôn than giàu có Alexander Malcomson để cùng thành lập công ty Ford Motor.

Mong ước của Henry Ford là bán ôtô cho tất cả người Mỹ. Như Ford từng tuyên bố, “tôi sẽ chế tạo ôtô cho đông đảo nhân dân. Giá của nó sẽ thật thấp để bất cứ ai cũng có thể sở hữu”.

Giấc mơ đó đã thành hiện thực khi Model A ra mắt công chúng. Năm 1904, hơn 500 chiếc Model A đã chạy khắp phố phường nước Mỹ. Nhưng phải mất tận 5 năm [1903 – 1908], sau 8 mẫu xe Model A, B, C, F, K, N, R, và S không mấy thành công, Ford mới đưa ra được phiên bản Model T huyền thoại và tạo ra một cuộc các mạng trong ngành công nghiệp ôtô.

Mẫu xe Model T năm 1925 tại nhà máy Highland Park của Henry Ford ở Dearborn, Michigan [Ảnh: ModelTMitch/Wikipedia/CC BY-SA 4.0]

Mẫu xe Model T và ý tưởng về dây chuyền lắp ráp 

Mẫu xe nổi tiếng nhất của ông, Model T, đã mang đến cho ông thành công vang dội. Nó dễ điều khiển, có thể đi trong điều kiện đường xá gập ghềnh, và việc bảo dưỡng rất đơn giản. Quan trọng hơn hết, giá của nó phù hợp với túi tiền của tầng lớp trung lưu Mỹ.

Chẳng bao lâu sau, Ford nhận được nhiều đơn đặt hàng cho Model T đến nỗi ông không kịp sản xuất. Phương châm của Henry Ford là giải quyết vấn đề chứ không chỉ đơn thuần là kiếm tiền. Vì vậy, ông đã nghĩ ra một cách thức vô cùng độc đáo để đáp ứng nhu cầu ồ ạt này. Ông xây dựng lại nhà máy lớn hơn ở Michigan và thay đổi hoàn toàn suy nghĩ về việc chế tạo ôtô.

Trong những năm đầu sản xuất Model T, phải rất may mắn Ford mới lắp ráp được vài chiếc ôtô một ngày. Hai đến ba công nhân tập trung lắp ráp ôtô nhanh nhất cũng cần 12.5 giờ để hoàn thành. Henry Ford muốn cắt giảm con số đó còn một nửa, và còn hơn thế nữa.

Để cải thiện năng suất, Henry và đội ngũ của ông nghiên cứu kỹ thuật sản xuất của những ngành công nghiệp khác. Họ quan sát quá trình làm việc của những người thợ sửa đồng hồ, thợ làm súng, thợ làm xe đạp và thợ chế biến thịt. Sau đó họ góp nhặt tất cả những ý tưởng đó và tổng hợp lại thành một quy trình sản xuất. Quy trình này mang tính cách mạng và có thể áp dụng để sản xuất gần như vạn vật ở nước Mỹ.

Cơ sở cho quy trình này là: nếu một công nhân ở nguyên một vị trí và thực hiện nguyên một nhiệm vụ, họ có thể chế tạo ôtô với năng suất cao hơn, hay nói cách khác là thực hiện chuyên môn hóa. Kết quả, vào tháng 8/1913, chiếc ôtô đầu tiên được lắp ráp thành công theo hệ thống mới. Hệ thống này không chỉ cắt giảm thời gian sản xuất xuống một nửa, mà họ chỉ mất đúng 93 phút.

Dây chuyền lắp ráp Model T của Ford Motor [Ảnh: Library of Congress]

Sáng tạo ra ngày nghỉ cuối tuần cho nhân viên 

Việc tăng năng suất chóng mặt này cho phép Henry Ford hạ giá chiếc Model T xuống hàng trăm USD, nhưng điều này cũng gây ra một hệ luỵ. Đó là công nhân của ông chán ngấy với công việc lặp đi lặp lại trong dây chuyền sản xuất nên đã thôi việc. Tỷ lệ này ngày càng gia tăng. 

Để giải quyết tình trạng này, Henry Ford tăng lương cho nhân viên của ông lên 5 USD một ngày, con số gấp đôi mức lương mà bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào chi trả tại thời điểm đó. Bằng cách ấy, người ta lũ lượt kéo tới nhà máy của ông tìm việc. Quyết định này giống như “một mũi tên trúng hai đích”, không chỉ khiến công chúng hài lòng, mà khi nhiều tiền, các công nhân còn có động lực chi tiêu lớn hơn và có khả năng mua chính xe Ford để sử dụng.

Ông cũng áp dụng nguyên lý này khi cho phép công nhân nghỉ làm hai ngày cuối tuần. Trước đó, người đi làm ở hầu hết các nước vẫn đấu tranh kiên cường để được nghỉ ngày thứ bảy. Nhưng theo Henry Ford, khi mọi người có thời gian rảnh, họ sẽ có nhu cầu mua nhiều quần áo hơn, ăn nhiều món ăn khác nhau hơn và tăng cường sử dụng phương tiện giao thông. 

Nói cách khác, cuối tuần chỉ là một trò ảo thuật của các công ty, một củ cà rốt khiến những người đi làm tưởng mình được nghỉ, nhưng thực ra họ chỉ đang làm một công việc khác: mua sắm. Và như vậy, nền kinh tế chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, nhu cầu tiêu thụ xe hơi cũng gia tăng. 

Tới năm 1922, một nửa số ôtô ở Mỹ là Model T và chúng được bán với giá rất rẻ, chỉ 260 USD. Henry Ford đã thành công trong việc thực hiện mơ ước của mình.

Cuộc cách tân cuối cùng

Ngủ quên trên chiến thắng, Henry Ford ngỡ rằng Model T là một sản phẩm “bất khả chiến bại” nên ông phớt lờ các đối thủ cạnh tranh. Nhưng Chevrolet đã trở thành một thách thức khiến ông “mất ăn mất ngủ”.

Trong khi Henry Ford dành 20 năm chỉ để chế tạo một mẫu xe, Chevrolet tạo ra mẫu xe mới hàng năm với thiết kế ngày càng cải tiến. Kết quả là Chevrolet chiếm mất thị phần của Henry Ford. Năm 1927, Ford buộc phải cho hàng nghìn công nhân nghỉ việc. Ở tuổi 64, vị chủ tịch già phải quay lại điểm xuất phát: chế tạo ra một chiếc xe mới.

Đầu tiên, ông dời tất cả công việc sản xuất ô tô sang khu phức hợp công nghiệp quy mô lớn dọc bờ sông Rouge ở Dearborn, Michigan. Mọi bước từ tinh chế nguyên vật liệu cho đến sản xuất linh phụ kiện cho ôtô của Ford đều được thực hiện tại chỗ. Đây là nhà máy lớn nhất thế giới sản xuất thép, thuỷ tinh, lốp xe, và các thành phần khác cho ôtô của Ford. Cuối cùng, mẫu xe Model A mới ra đời, giúp Henry Ford đứng vững khi thị trường chứng khoán tụt dốc vào hai năm sau đó. Ông thậm chí còn đủ khả năng tăng lương cho nhân viên trong khi nhiều người khác phải chờ đợi thức ăn trợ cấp. 

Mẫu xe V8 năm 1932 của Ford Motor [Ảnh: Flickr]

Nhưng Model A chỉ duy trì được sức cạnh tranh khoảng bốn năm trước khi cuộc Đại khủng hoảng xảy ra vào năm 1931. Để cứu vãn tình thế, Henry Ford thực hiện cuộc cách tân vĩ đại cuối cùng là V8, động cơ 8 xi-lanh. Khi mẫu V8 mới được ra mắt năm 1932, nó ngay lập tức chiếm được cảm tình của công chúng Mỹ. Mọi người đang mong muốn những chiếc xe sang trọng và mạnh mẽ hơn, V8 đáp ứng được điều đó với tốc độ gần 130 km/h.

“Không ngừng sáng tạo thì sẽ không sợ bị diệt vong” là một trong những câu nói nổi tiếng và cũng là triết lý kinh doanh của “ông hoàng xe hơi” nước Mỹ. Bạn nghĩ mình có thể hay không thể thì bạn đều đúng. Henry Ford luôn nỗ lực để đi theo tầm nhìn của mình và thay đổi thế giới. Người khác sợ thất bại và ngại tư duy, nhưng ông cho đó là chìa khóa để đạt được những bước tiến vượt bậc. 

Tuệ Anh

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề