Hiếm sách giáo khoa lớp 1 vì sao

Trước nhiều ý kiến chỉ trích bộ sách giáo khoa và chương trình học lớp 1, không ít độc giả VnExpress lại có cái nhìn đối lập khi cho rằng cần thêm thời gian để học sinh làm quen, thích nghi với những cải cách mới trước khi đánh giá về chất lượng:

Tôi có hai đứa con trai: Đứa lớn được cho học chữ trước khi vào lớp 1, kết quả cháu được toàn điểm hoàn hảo, nhưng tinh thần học tập không có, chủ quan. Vào lớp 2, cháu thấy khó khăn và bố mẹ kèm cặp mãi mới giúp con lấy lại được cân bằng. Trong khi đó, vì quá bận rộn nên chúng tôi không cho đứa nhỏ học thêm trước như anh. Kết quả, vào lớp 1, con luôn bị giáo viên phàn nàn và thường xuyên phải về trễ do viết bài chậm, cô giáo phải kèm riêng rất nhiều. Nhưng chỉ sau hơn hai tháng làm quen, con đã lên tinh thần, ham học hỏi, luôn háo hức đến trường, và vẫn giữ vững thái độ học tập đó đến tận hôm nay [lớp 12].

Nói ra chuyện này để mọi người cân nhắc xem có cần quá lo lắng với chương trình mới mà cho con học trước khi vào lớp 1 không? Chính phụ huynh quá lo lắng và đưa các con đi học trước nên các thầy cô lớp 1 cảm thấy nhàn. Hầu hết các cháu đã biết đọc, viết, làm toán trước đó. Với tâm lý chủ quan đó, chúng ta dễ gặp khó khi có thay đổi, nhất là khi mùa dịch Covid-19 vừa qua, các cháu không được học thêm trước. Ý kiến của tôi có thể là chủ quan, nhưng nói thật, ở Sài Gòn, hơn 90% các cháu đã được rèn Toán, Tiếng Việt từ trước khi vào lớp 1.

Sônghồng

Tôi thấy mọi người có vẻ căng thẳng quá với chương trình lớp 1 mới. Con tôi cũng đang học lớp 1 trường công, đến hôm nay vẫn ổn. Con vẫn học mà chơi, thứ bảy và chủ nhật được nghỉ, buổi tối mẹ chỉ kèm con học tầm 30 phút. Tôi chẳng ép buộc gì con cả, bé cũng không đi học thêm trước khi vào lớp 1, chỉ học làm quen chữ và tập viết khoảng hai tháng trong chương trình hè ở lớp lá. Trước đó, trong năm lớp lá, tôi cũng tự dạy con làm quen với chữ cái và số qua các trò chơi hoặc sách tô màu, tô chữ tự mua. Về trí thông minh, con cũng bình thường như đa số các bé cùng độ tuổi.

Sách giáo khoa Tiếng Việt mới, tôi cũng thấy có đôi chút lạ lẫm. Nhưng tôi nghĩ cái gì mới cũng sẽ bở ngỡ cả, cần thêm thời gian mới biết tốt xấu. Là phụ huynh, các bạn đừng ép buộc con, cũng đừng lo lắng thái quá khi thấy con không theo kịp, cứ vô tư đi. Cô cho bài về nhà, các bạn hãy nghĩ rằng: "Con học được thì học, đến giờ đi ngủ mình vẫn cho con nghỉ dù chưa làm xong bài, khi con mệt thì khỏi học luôn". Tôi chỉ cần con là học sinh trung bình, lên được lớp là được. Con hồn nhiên, vui vẻ, phát triển lành mạnh về thể chất tinh thần mới là quan trọng nhất.

Phương Thảo

>> Cải cách sách giáo khoa - 'bê kiến thức lớp trên xuống lớp dưới'

Phụ huynh không nên trách cô giáo hay giáo trình học. Thứ nhất, khi học mầm non, các cháu chỉ nên vui chơi và nghiêm cấm việc dạy chữ trước khi vào lớp 1, cấm các thầy cô dạy thêm. Chính vì vậy, có nhiều phụ huynh lo lắng thái quá nên tự dạy trẻ học ở nhà. Nếu không có đủ kiến thức văn phạm để dạy cho trẻ theo trình tự mà cứ ép con học theo cách của mình, phụ huynh sẽ vô tình làm hại con. Bởi vào lớp 1, học giáo trình mới, việc dạy và học của các cháu sẽ khó khăn hơn gấp bội do phải tiếp thu từ hai nguồn học đó là: cha mẹ và thầy cô. Mỗi gia đình mỗi người có trình độ khác nhau, nên việc trẻ học giỏi hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Hy vọng phụ huynh cũng nên xem lại bản thân gia đình và trình độ học vấn của mình trước khi nghĩ đến chuyện tự truyền đạt kiến thức cho các con.

Dung Cai

Học sinh lớp 1 bắt đầu học chữ nên không tránh khỏi khó khăn. Thêm vào đó, sức ỳ của cái cũ, của thói quen mà giáo viên đã gắn bó nhiều năm và phụ huynh khiến trẻ khó chấp nhận ngay tức thì với cái mới khi có thay đổi. Qua được một tháng rồi, từ tháng thứ hai việc học của con sẽ tốt hơn. Tôi luôn ủng hộ chương trình mới, vì kiến thức ở giai đoạn này chỉ là công cụ để các con rèn luyện tư duy, rèn luyện nề nếp thói quen, học cách tương tác với tri thức nhiều hơn là mục đích. Còn rất nhiều thời gian phía trước để tiếp cận tri thức, không cần quá nôn nóng. Các con hãy học để vui, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, đó đã là thành công bước đầu trên con đường tự tích lũy tri thức về sau.

Dung Pham

    Đang tải...

  • {{title}}

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Thành Lê tổng hợp

Sách giáo khoa lớp 1 làm khó cả giáo viên lẫn phụ huynh

'Bón thúc' trẻ lớp 1 bằng những cuốn sách giáo khoa khô khan

Ảnh minh họa

Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu sách giáo khoa [SGK] cục bộ, phóng viên VOVGT đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Văn Tùng- Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về nội dung này:

PV: Số lượng SGK xuất bản năm học 2020-2021 có sự biến động nào so với các năm học trước không thưa ông? 

PGS-TS Nguyễn Văn Tùng: Tính đến ngày 10/9, NXB Giáo dục Việt Nam  đã phát hành  113 triệu bản sách giáo khoa  từ lớp 2 đến lớp 12,  tương đương với sản lượng sách của năm 2019 và trong đó, phát hành 12,8 triệu bản sách giáo khoa lớp 6.

Đối với SGK lớp 1 theo chương trình phổ thông mới [chương trình phổ thông 2018], NXB đã in và nhập kho 14,6 triệu bản, đạt khoảng 177% về số lượng lựa chọn của các địa phương.

Tính đến ngày 10/9, số lượng SGK lớp 1 cung ứng tới các địa phương đạt 14 triệu bản, đạt 113% kết quả lựa chọn của các địa phương.

PV: Xin ông cho biết quy trình phân phối sách giáo khoa hiện nay của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam? 

PGS-TS Nguyễn Văn Tùng: Từ nhiều năm nay, Nhà xuất bản phát hành sách giáo khoa thông qua hệ thống các công ty sách thiết bị trường học địa phương và các đối tác phát hành tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đối với những thành phố lớn, địa bàn phức tạp có từ 2-3 đối tác được cung ứng sách từ NXB. Sau đó, các công ty sách và thiết bị trường học địa phương cung cấp sách giáo khoa đến giáo viên, phụ huynh, học sinh thông qua các trường học hoặc qua hệ thống đại lý bán lẻ.

Quy trình cung cấp sách giáo khoa qua nhiều năm đã chứng minh đủ năng lực cung cấp Sách giáo khoa đầy đủ, đồng bộ kịp thời cho giáo viên, phụ huynh, học sinh trước mỗi mùa khai giảng.

PV: Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu SGK cục bộ là gì thưa ông?

PGS-TS Nguyễn Văn Tùng: Hiện tượng thiếu sách giáo khoa cục bộ xảy ra gần đây, một phần do ảnh hưởng của dịch COVID, nhu cầu mua sách của phụ huynh học sinh có sự biến động, diễn ra chậm hơn so với mọi năm.

Thông thường, sức mua thường dồn dập trước ngày khai giảng nhưng năm nay, sức mua sách giáo khoa đồ dùng học tập sau ngày khai giảng tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. 

Năm học 2020-2021, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng gặp khó khăn trong việc cung ứng SGK do hiện nay đang trong giai đoạn học sinh vừa triển khai áp dụng SGK theo chương trình mới, vừa tiếp tục sử dụng SGK theo chương trình cũ [chương trình SGK năm 2000].

Do vậy, một số đại lý bán lẻ nhập “cầm chừng” các lớp năm cuối sử dụng SGK theo chương trình cũ để tránh dư thừa. Trong khi đó, khối học sinh đầu cấp, đa phần phụ huynh thường không đăng ký mua sách tại trường nên cũng rất khó cho công tác dự báo nhu cầu.

PV: Trước tình trạng thiếu cục bộ SGK hiện nay, NXB Giáo dục Việt Nam có những biện pháp gì để kịp thời cung cấp đầy đủ SGK cho giáo viên, học sinh?

PGS-TS Nguyễn Văn Tùng: Hiện NXB Giáo dục Việt Nam đang gấp rút điều chuyển sách giáo khoa giữa các địa phương và khu vực, đồng thời đã in bổ sung những cuốn sách bị thiếu để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu phát sinh. Phụ huynh, học sinh yên tâm SGK sẽ có đủ cung ứng từ đầu tuần này tại hệ thống nhà sách của NXB Giáo dục Việt nam.

Ngoài ra, phụ huynh, học sinh cũng có thể gọi điện đến Đường dây nóng [0377 333 545] để giải đáp mọi thắc mắc về nhu cầu mua SGK trong thời gian từ 8h00 đến 22h00 hàng ngày trong khoảng thời gian từ ngày 15/6 đến ngày 30/9/2020, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ.

Qua kinh nghiệm phát hành sách trong bối cảnh dịch bệnh này, chúng tôi sẽ nhanh chóng bổ sung thêm các giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng thiếu sách cục bộ để làm sao những năm học tới không để xảy ra tình trạng thiếu sách cục bộ như năm nay.

PV: Xin cám ơn những chia sẻ của ông!
 

Video liên quan

Chủ Đề