Làm ba là gì

Để theo đuổi việc làm Business Analyst, bạn không nhất thiết bạn phải là người trong ngành IT, tuy nhiên để trở thành BA xịn thì đó là câu hỏi dành cho cả những người trong và ngoài ngành IT. Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu về đặc thù chuyên ngành BA này nhé.

BUSINESS ANALYST [BA] LÀ GÌ?

Business Analyst hay được viết tắt là “BA”, có nghĩa là một “Chuyên viên phân tích nghiệp vụ”. BA chính là người đứng giữa, kết nối khách hàng với bên kinh doanh và đội kỹ thuật của doanh nghiệp. Hiện nay BA được chia làm 3 chuyên môn chính như sau:

MANAGEMENT ANALYST – CHUYÊN GIA TƯ VẤN QUẢN LÝ

Chuyên gia tư vấn quản lý là người chuyên đề xuất các cách để cải thiện hiệu quả của công ty hoặc tổ chức. Họ tư vấn cho các nhà quản lý về cách làm cho các tổ chức hoặc công ty có lợi hơn thông qua việc giảm chi phí và tăng doanh thu.

SYSTEMS ANALYST – CHUYÊN VIÊN PHÂN TÍCH HỆ THỐNG

Là người phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh sử dụng technical. Nhóm người này xác định những cải tiến cần thiết của công ty, thiết kế hệ thống để thực hiện những thay đổi đó, đào tạo và chuyển giao cho người khác sử dụng hệ thống.

DATA ANALYST – CHUYÊN GIA PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Là người sẽ thu thập thông tin và kết quả, sau đó trình bày những dữ liệu này ở dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ hoặc bảng biểu và báo cáo lên trên. Tiếp theo họ sẽ sử dụng các dữ liệu này để xác định xu hướng và dựng mô hình để dự đoán những gì có thể xảy ra.

BA THƯỜNG LÀM GÌ?

Công việc của BA chia làm những giai đoạn như sau:

1. Làm việc với khách hàng, nghe và hiểu mong muốn của họ. Từ đó gợi ý, lên yêu cầu, phân tích và đề xuất những giải pháp phù hợp, tạo dựng các quy trình, tài liệu hóa yêu cầu và xác nhận thông tin với khách hàng.

2. Bước chuyển giao thông tin cho nội bộ team. Bao gồm cả team phát triển dự án như PM, Dev, QC,… hay những team liên quan cho dù là team làm cái module nhỏ nhất.

3. Management sự thay đổi của các requirement. Bản chất của Business là luôn thay đổi, vì vậy sẽ có những yêu cầu theo thời gian cần phải được update lại. Do đó, BA cần phải phân tích được những ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến tổng thể hệ thống và phải quản lý được sự thay đổi đó qua từng phiên bản được cập nhật trong tài liệu.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT BUSINESS ANALYST [BA]?

1. NHỮNG NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC IT [VÍ DỤ: LẬP TRÌNH VIÊN, CHUYÊN VIÊN KIỂM TRA PHẦN MỀM,….]

Nếu muốn trở thành một BA, họ cần bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ khác như kế toán, nhân sự, tài chính… Thường thì những người thuộc lĩnh vực này sẽ dễ dàng hơn trong việc trở thành một BA. Bởi ngoài kiến thức nền tảng chuyên về IT, thì tuỳ vào từng lĩnh vực dự án và tuỳ vào mức độ chuyên sâu của lĩnh vực đó, mà họ sẽ chỉ cần tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan và chuyên sâu.

Tuy nhiên, đa phần thì dân kỹ thuật thường có kỹ năng mềm không tốt mấy nhất là các kỹ năng giao tiếp hay đàm phán là rất tệ. Vì vậy nếu mà dân kỹ thuật có 2 tố chất trên thì rất dễ trở thành BA xịn.

2. NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CHUYÊN IT [VÍ DỤ: KINH DOANH, MARKETING,…]

Lợi thế thường thấy của nhóm đối tượng này đó là về kỹ năng giao tiếp cũng như đàm phán, họ là những người năng động, linh hoạt, và kỹ năng trao đổi cũng tốt hơn. Tuy nhiên rào cản lớn nhất của họ vẫn là kỹ thuật, để hiểu rõ, để có khả năng đàm phán thì họ cần nắm các hệ thống, quy trình kỹ thuật cần thiết, như thế thì mới có thể tư vấn rõ cho khách hàng được. BA không xuất thân từ kỹ thuật thường làm trong các công ty/tổ chức/doanh nghiệp chỉ liên quan đến một lĩnh vực chuyên môn nào đó nhất định. Họ vẫn đóng vai trò cầu nối, nhưng sản phẩm cuối cùng mà BA này cùng nhóm phát triển phần mềm tạo ra phục vụ cho mục đích sử dụng nội bộ. Do đó, BA lúc này cần có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ hơn.

3. NGƯỜI VỪA CÓ KIẾN THỨC VỀ IT, VỪA CÓ KIẾN THỨC CƠ BẢN Ở CÁC LĨNH VỰC KHÁC

Những người thuộc nhóm này thường là những lập trình viên/quản lý dự án lâu năm, đã trải qua nhiều dự án ở các lĩnh vực khác nhau. Họ có kiến thức sẽ bao quát hết mọi lĩnh vực vừa IT, vừa kinh tế. Do đó, nhóm đối tượng này sẽ dễ dàng trở thành BA nhất. Tuy nhiên những người này thường có cảm giác trì trệ, chậm chạp. Vì vậy cái cần thay đổi của họ là nên thường xuyên cập nhật công nghệ mới cũng như linh hoạt trong mindset của mình mà thôi.

Theo topdev.vn

4,251 người xem

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem vị trí Business Analyst [BA] là gì và làm những gì. Nội dung của bài viết cũng sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của Business Analyst đối với các công ty, tổ chức.

Hiểu một cách đơn giản, Business Analyst là người phân tích, thiết kế quy trình và hệ thống của doanh nghiệp, từ đó đánh giá mô hình kinh doanh để có thể giúp doanh nghiệp cải tiến và tích hợp với giải pháp công nghệ.

Đôi lúc vai trò của họ không được hiểu đầy đủ. Business Analyst là người mang lại sự thay đổi. Họ quản lý và tạo điều kiện thay đổi cần thiết cho mô hình kinh doanh. Họ cũng đóng vai trò như kênh giao tiếp giữa các bên liên quan và nhóm dự án.

Business Analyst [BA] là gì?

Theo IIBA [International Institute of Business Analysis], Viện Phân tích Nghiệp vụ Quốc tế : Business Analyst là “Người tạo điều kiện cho sự thay đổi trong tổ chức, bằng cách xác định nhu cầu và đề xuất các giải pháp mang lại giá trị cho các bộ phận liên quan [stakeholders]”.

Sau đây là các từ khóa quan trọng để hiểu hơn về Business Analyst:

  • Cho phép sự thay đổi : Đây là vai trò quan trọng của Business Analyst. Giúp công ty tổ chức trong các vấn đề thay đổi liên quan đến công nghệ mới, hệ thống mới, cải tiến quy trình hoặc hệ thống.
  • Xác định nhu cầu: Ví dụ khi một ai đó đưa ra nhu cầu, Business Analyst sẽ chịu trách nhiệm xác định nhu cầu một cách chi tiết và sắp xếp giải quyết nhu cầu đó.
  • Đề xuất giải pháp: Các giải pháp có thể bao gồm: hệ thống, quy trình, chính sách và đào tạo.
  • Cung cấp giá trị cho các bên liên quan: Bất kỳ bộ phận làm việc nào có liên quan tới vị trí Business Analyst từ Quản lý, các bộ phận khác, cơ quan quản lý, các doanh nghiệp đối tác, khách hàng, v.v., vì vậy có thể hiểu BA có ảnh hưởng đến đến việc cung cấp giá trị cho tất cả các bộ phận liên quan.
BA là gì và làm gì

Business Analyst là ai?

Cũng theo IIBA: Business Analyst là “Người có mối liên kết giữa các bộ phận để hiểu cấu trúc, chính sách và hoạt động của một tổ chức và đề xuất các giải pháp cho phép tổ chức đạt được các mục tiêu của mình” Nói cách khác, Business Analyst có thể được định nghĩa là cầu nối giữa các vấn đề kinh doanh với giải pháp công nghệ.

Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:

Trách nhiệm của BA là gì?

Các yêu cầu của dự án là điểm mấu chốt, và việc nắm bắt được các yêu cầu đó rất quan trọng vì đó là những thay đổi giúp doanh nghiệp tiến lên.

Business Analyst chịu trách nhiệm nắm bắt các yêu cầu phù hợp đối với những thay đổi trong kinh doanh. Do đó, vị trí Business Analyst là một tài sản quý giá đối với doanh nghiệp.

Nhiệm vụ chính của vị trí Business Analyst là giải quyết các yêu cầu và có thể được phân loại thành hai phần:

Tương tác với khách hàng:

  • Thu thập yêu cầu
  • Xác định các yêu cầu về tài liệu
  • Mô hình hóa các yêu cầu
  • Suy luận các yêu cầu
  • Phân tích các yêu cầu
  • Quản lý các yêu cầu thay đổi
  • Thử nghiệm chức năng
  • Phối hợp việc User Acceptant Test [UAT – Kiểm thử chấp nhận]

Tương tác với Nhóm kỹ thuật

  • Xác định các kênh và cách thức giao tiếp
  • Làm rõ hơn yêu cầu

Bây giờ câu hỏi đặt ra là Yêu Cầu [Requirements] là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với nhân viên BA?

Theo Hướng dẫn của BABOK [Business Analysis Body of Knowledge], “Yêu cầu thể hiện cho những nhu cầu khả dụng. Yêu cầu tập trung vào việc hiểu được các giá trị có thể chuyển giao một khi yêu cầu hoàn thành. Việc thể hiện yêu cầu có thể bằng 1 hoặc 1 chuỗi các tài liệu liên quan, mức độ đa dạng của tài liệu tuỳ thuộc vào tình huống yêu cầu.”

Dưới đây là một số điểm quan trọng cần được tập trung đối với các yêu cầu:

  • Các yêu cầu phải được tài liệu hóa. Đó có thể là tài liệu Word, PowerPoint, mock-ups, prototypes, mô hình, Lưu đồ.
  • Các yêu cầu cung cấp lộ trình thay đổi, tức là các yêu cầu giúp chúng ta so sánh Trạng thái hiện tại với Trạng thái tương lai.
  • Yêu cầu cần dễ hiểu, rõ ràng, cấu trúc tốt, dễ thực hiện, dễ kiểm tra.
  • Business Analyst có trách nhiệm hiểu rõ yêu cầu và tối đa hóa giá trị trong giải pháp của mình.

Dưới đây là một số trách nhiệm chính của vị trí Business Analyst:

# 1] Giao tiếp và cộng tác

Business Analyst thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả trong toàn bộ tổ chức. Giao tiếp đóng vai trò quan trọng giúp đạt được sự hợp tác.

BA đóng vai trò quan trọng vì họ là những người thu thập các yêu cầu từ các bên liên quan, vị trí BA sẽ giúp giảm chi phí phát sinh khi hiểu sai các yêu cầu.

Với tư cách là một Business Analyst, họ hiểu rõ phạm vi của các bên liên quan trong mỗi tổ chức, từ chủ doanh nghiệp, phòng CNTT, Trưởng nhóm kỹ thuật, QA và User. Dựa vào đó, họ sẽ cấu trúc các kênh truyền thông của mình một cách chặt chẽ thông qua việc truyền đạt thông tin phù hợp đến đúng người để đạt được mục tiêu.

Thiết lập một môi trường thân thiện để kết nối nhiều người và các nhóm với nhau là một trong những vai trò chính giúp cho việc giao tiếp được liền mạch.

Sắp xếp các cuộc họp tập trung đặt câu hỏi phù hợp với các bên liên quan để hiểu nhu cầu của dự án, là người biết cách lắng nghe và tiếp thu tốt, truyền đạt thông tin thích hợp cho các nhóm CNTT đều là một phần công việc của BA.

Là bậc thầy giao tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật số như coreference calls và meeting online cũng là một kỹ năng quan trọng đối với BA.

Các nhóm hoặc các bên liên quan có các mục tiêu khác nhau.

Ví dụ: mục tiêu của nhóm dự án là giao dự án đúng thời hạn, mục tiêu của nhóm QA là đảm bảo rằng tất cả các lỗi được tìm ra và fix kịp thời, trong khi mục tiêu của Business team là đảm bảo sản phẩm phù hợp với mục đích. Do đó, các nhóm nội bộ có các mục tiêu khác nhau cho dù mục tiêu chính của dự án không thay đổi.

Vai trò của BA sẽ là tập hợp các nhóm này với các mục tiêu khác nhau và hướng họ đến mục tiêu chung của dự án. Điều này liên quan đến việc đàm phán và thiết lập các ưu tiên kinh doanh trong nhóm bất cứ khi nào được yêu cầu.

# 2] Quy trình và công cụ

Các quy trình có cấu trúc và được định dạng tốt cùng với các yêu cầu thu thập, xác định phạm vi và ưu tiên của các BA là hoàn toàn cần thiết để đạt được mục tiêu.

Vì việc đưa ra các yêu cầu là bước đầu tiên để xác định phạm vi và xác định bước đi tiếp theo cho dự án, các BA tập trung phân tích bằng cách sử dụng các kỹ thuật khác nhau như brainstorming, phỏng vấn và các workshops.

Business Analysts phát triển các mô hình Quy trình kinh doanh dưới dạng wireframes, flow charts, state transition diagrams, use cases, Visio diagrams, v.v.

Mọi hoạt động sẽ không hoàn thành nếu không có các đánh giá liên quan. Vì vậy, BA sử dụng các vòng phản hồi liên tục trong mỗi giai đoạn để đảm bảo rằng không có kẽ hở trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Khi program được tiến hành, BA sẽ tham gia vào việc xác nhận một cách cơ bản và sau đó giới thiệu sản phẩm cho các bên liên quan vào thời điểm thích hợp, để đảm bảo rằng không có lỗi xảy ra.

# 3] Tận dụng kiến ​​thức

Việc tận dụng các kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân một cách tốt nhất có thể, từ đó mang lại nhiều giá trị hơn cho tổ chức là điều rất cần thiết. BA đương nhiên có kỹ năng phân tích tốt, họ dễ dàng nắm bắt kiến ​​thức và trở thành SMEs.

Có kiến ​​thức chuyên môn tốt giúp họ hiểu các yêu cầu từ các bên liên quan và có thể liên kết lại các mục tiêu của program dễ dàng hơn.

Hơn nữa, kiến ​​thức giúp họ đánh giá rủi ro từ góc độ kỹ thuật và kinh doanh. Sau đó, BA sẽ cân bằng lại việc hợp nhất doanh nghiệp và công nghệ, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất.

Đề xuất các giải pháp và tạo điều kiện cho sự thay đổi với các nhóm CNTT chỉ là một phần của câu chuyện. Với những kiến thức về dự án và mục tiêu chung, BA sẽ xác định mối tương quan của dự án đối với các quy trình kinh doanh từ đầu đến cuối.

Điều này giúp BA trở thành trainer tốt nhất giúp đào tạo người dùng trong việc sử dụng dự án cho các mục tiêu kinh doanh, từ đó hỗ trợ đảm bảo quy trình kinh doanh.

Bây giờ bạn đã rõ về vị trí Business Analyst rồi chứ? các yêu cầu và vai trò của BA  là gì? Hãy cùng chuyển sang chủ đề tiếp theo, đó là chứng chỉ dành cho Business Analysts.

Chứng chỉ Business Analysts

Để trở thành một BA chuyên nghiệp bạn có thể xem xét thi các chứng chỉ sau:

  • Chứng chỉ ECBA [Entry Certificate in Business Analysis]: Đây là cấp độ Business Analysts đầu tiên do IIBA® [International Institute of Business Analysis™] cung cấp. Chứng nhận này dành cho những cá nhân / chuyên gia muốn tham gia vào lĩnh vực Business Analysts. Chứng chỉ này phù hợp cho người mới bắt đầu với Business Analyst, chưa có kinh nghiệm.
  • Chứng chỉ CCBA® [Certification of Competency in Business Analysis]: CCBA được thiết kế cho các cá nhân có kiến ​​thức về business analysis. Đây là chứng chỉ chuyên nghiệp dành cho những người đã từng có kinh nghiệm ở vị trí Business Analysis. Đây là một trong những chứng chỉ nghề nghiệp đang rất “hot” khi nhiều người đang cố gắng để đạt được chứng chỉ này. Một cá nhân có chứng chỉ CCBA sẽ tăng thêm giá trị cho công ty hoặc tổ chức và tạo thêm cơ hội tìm việc làm tốt cho vị trí BA.
  • Chứng chỉ CBAP® [Certified Business Analysis Professionals]: CBAP là chứng chỉ chuyên nghiệp dành cho các cá nhân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Business Analysis. CBAP giúp một cá nhân thăng tiến sự nghiệp bằng cách tạo ra một con đường sự nghiệp riêng và khác biệt trong ngành công nghệ thông tin cũng như cộng đồng doanh nghiệp.
  • Chứng chỉ CBATL [Certified Business Analysis Thought Leader]: Đây là cấp độ cao nhất và được thiết kế cho các chuyên gia BA với hơn 10 năm kinh nghiệm .
  • Chứng chỉ CFLBA [Certified Foundation Level Business Analyst]: Tương tự như chứng chỉ ECBA được cấp bởi IIBA. CFLBA cũng dành cho cấp đầu vào. Vị trí Foundation level phù hợp với việc phân tích hệ thống và kinh doanh, product owners, và product managers. Kinh nghiệm trong việc cung cấp giải pháp, thiết kế hoặc phát triển là yêu cầu chính đối với vị trí Foundation level. Chứng nhận này bao gồm 2 cấp độ nữa. Khi Foundation level đã rõ ràng thì bạn nên học Certified Advanced Level Business Analyst [CALBA] và Certified Expert Level Business Analyst [CELBA].
  • Chứng chỉ CPRE [Certified Professional for Requirements Engineering]: Đây là chứng chỉ được quốc tế chấp nhận cho Requirement Engineers và Business Analyst. Phù hợp với ai đang giữ vai trò phát triển và phải liên lạc với business users như một phần của quá trình phát triển giải pháp CNTT. Chứng nhận này là chứng nhận ba cấp độ. Các cấp độ khác bao gồm CPRE-AL – Certified Professional cho Requirements Engineering – Cấp độ nâng cao và CPRE-EL – Certified Professional for Requirements Engineering – Cấp độ chuyên gia.
  • Chuyên nghiệp trong Business Analysis [PMI-PBA]: Nếu bạn đang làm việc với tư cách là người quản lý Dự án và xử lý và quản lý các yêu cầu thì PMI-PBA là chứng chỉ phù hợp với bạn. 

Kết luận

Business Analysis là vị trí quan trọng của mỗi một dự án. Họ giúp phân tích các quy trình kinh doanh, mô hình kinh doanh và sự tích hợp với công nghệ. Trong khi Project Manager giữ cho dự án đi đúng hướng, thì BA đảm bảo rằng Project Manager dẫn dắt dự án phù hợp để đạt được các mục tiêu.

Nói tóm lại, với mỗi công ty tổ chức, sẽ khó mà thất bại nếu công ty đó có một BA chuyên nghiệp, với tư duy phản biện, óc phân tích và kiến ​​thức về quy trình xuất sắc.

Có phải bạn đang tìm kiếm một nhân viên Business Analysis xuất sắc cho công ty của mình? Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp bạn hiểu hơn BA là gì. Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn bằng cách comment ở dưới cuối bài viết nhé!

ITGuru tổng hợp từ các nguồn sau:

  • What Is A Business Analyst? [BA là gì]

  • Các chứng chỉ BA

Bạn có biết?

tham gia cộng đồng ITguru trên Linkedin, Facebook và các kênh mạng xã hội khác có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được những chủ đề phát triển nghề nghiệp và cập nhật thông tin về việc làm IT mới nhất

Linkedin Page: //bit.ly/LinkedinITguru


Facebook Group: //bit.ly/ITguruvn
cơ hội việc làm IT : ITguru.vn

Tags: BAbusiness analystCBAPCBATLCCBACFLBACPREECBAIIBA

Video liên quan

Chủ Đề