Tại sao tư bản thương nghiệp lại xuất hiện tư bản thương nghiệp có tác dụng gì

Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp, để tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cho mình.

Thương nghiệp là một khái niệm khá rộng để chỉ nhiều yếu tố của hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa, những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thương nghiệp, lợi nhuận chính là một phần quan trọng và tất yếu. Vậy nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp xuất phát từ đâu? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ đề cập rõ hơn về vấn đề này

Lợi nhuận thương nghiệp là gì?

Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa.

Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp, để tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cho mình. Lợi nhuận thương nghiệp là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. Nguồn gốc của nó cũng là một bộ phận lao động không được trả công của công nhân.

Tư bản công nghiệp “nhường” một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp bằng cách bán hàng hóa thấp hơn giá trị thực tế của nó, để rồi tư bản thương nghiệp bán đúng giá trị, thu về lợi nhuận thương nghiệp.

Sau khi đã hiểu rõ lợi nhuận thương nghiệp là gì? Phần tiếp theo, bài viết sẽ đề cập đến nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp.

Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận thương nghiệp

Qua quá trình nhìn nhận và phân tích trên, có thể đánh giá về sự hình thành cũng như nguồn lợi nhuận của tư bản thương nghiệp. Lợi nhuận thương nghiệp hình thành thông qua quá trình chuyển hóa giá trị mà trong đó, tư bản thương nghiệp đóng vai trò cầu nối để thực hiện nhiệm vụ phân phối, lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp tới thị trường và tới người tiêu dùng nói chung trong toàn xã hội.

Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp đóng vai trò khách quan trong quá trình tạo ra lợi nhuận của tư bản vì nó chỉ đơn thuần là một cầu nối có chức năng chuyển hóa giá trị theo công thức lưu thông hàng hóa. Lợi nhuận thương nghiệp tồn tại với tư cách khách quan trong mối quan hệ giữa các chủ thể bao gồm: tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

– Việc tạo ra giá trị thặng dư và phân chia giá trị thặng dư và phân chia giá trị thặng dư là hai vấn đề khác nhau. Hoạt động của các nhà tư bản và việc tạo ra giá trị thặng dư nhưng do vị trí, tầm quan trọng của lưu thông đối với sự phát triển của sản xuất và tái sản xuất nên các nhà tư bản thương nghiệp vẫn được tham gia vào việc phân chia giá trị thặng dư cùng với các nhà tư bản công nghiệp và phần giá trị thặng dư mà các nhà tư bản thương nghiệp được chia chính là lợi nhuận thương nghiệp.

– Từ đây có thể thấy lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất và do nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho nhà tư bản thương nghiệp để họ tiêu thụ hàng cho mình.

– Trên thực tế, các nhà tư bản thương nghiệp thu lợi nhuận thương nghiệp từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cao hơn giá trị của nó mà là: nhà tư bản thương nghiệp mua hàng của nhà tư bản công nghiệp với giá thấp hơn giá trị [khi chấp nhận bán hàng với giá thấp hơn giá trị cho nhà tư bản thương nghiệp có nghĩa là nhà tư bản công nghiệp đã chấp nhận “nhượng” một phần giá trị thặng dư cho nhà tư bản thương nghiệp], sau đó, nhà tư bản thương nghiệp lại bán hàng cho người tiêu dùng với giá đúng giá trị của nó.

– Ngoài ra, lợi nhuận thương nghiệp được hình thành thông qua quá trình tư bản thương nghiệp thực hiện chức năng phân phối và lưu thông hàng hóa. Mặc dù tư bản thương nghiệp chỉ đơn thuần thực hiện vai trò cầu nối trung gian, hay tự bản thân nó tạo ra một loại hàng hóa đặc biệt để mang trao đổi trong quá trình mua và bán thì cuối cùng tư bản thương nghiệp cũng trực tiếp tạo ra giá trị hàng hóa từ quá trình này.

Trên đây là bài viết với chủ đề nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp. Chúng tôi hy vọng với những thông tin trên đây, Quý bạn đọc đã phần nào hiểu rõ hơn về lợi nhuận thương nghiệp cũng như nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp.

Ra đời từ tư bản công nghiệp, song lại thực hiện một chức năng chuyên môn riêng tách rời khỏi chức năng sản xuất của tư bản công nghiệp nên tư bản thương nghiệp có đặc điểm là vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp lại vừa độc lập đối với tư bản công nghiệp.

-   Sự thống nhất, phụ thuộc của tư bản thương nghiệp vào tư bản công nghiệp thể hiện ở chỗ:

+ Tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra, làm nhiệm vụ lưu thông hàng hóa, cho nên tốc độ và quy mô của lưu thông là do tốc độ và quy mô sản xuất của tư bản công nghiệp quyết định, sở dĩ như vậy là vì sản xuất bao giờ cũng là cơ sở của trao đổi, của lưu thông, không có sản xuất, không có hàng hóa thì không có cái gì để trao đổi, để lưu thông.

+ Tư bản thương nghiệp đảm nhiệm chức năng tư bản hàng hóa của tư bản công nghiệp [thực hiện giá trị và giá trị thặng dư]. Do đó, những giai đoạn vận động của tư bản kinh doanh hàng hóa là do sự vận động của tư bản hàng hóa quyết định.

-      Tính độc lập của tư bản thương nghiệp so với tư bản công nghiệp: do hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, nhà tư bản thương nghiệp phải ứng trước tư bản nhằm mục đích thu về lượng tiền lớn hơn trước thông qua việc mua bán. Với mục đích đó, tư bản của họ không bao giờ mang hình thái tư bản sản xuất, mà chỉ hoạt động trong phạm vi lĩnh vực lưu thông.

Loigiaihay.com

- Nguồn gốc ra đời

+ Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp, thường xuyên có một bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa [H’], chờ để được chuyển hóa thành tư bản tiền tệ [T’]. Do sự phát triển của phân công lao động xã hội, đến một trình độ nhất định, giai đoạn này được tách riêng ra trở thành chức năng chuyên môn của một loại hình tư bản kinh doanh riêng biệt, đó chính là tư bản thương nghiệp [tư bản kinh doanh hàng hóa].

+ Như vậy, trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp được tách rời ra và phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp.

+ Công thức vận động của tư bản thương nghiệp là: T- H – T’

Với công thức này, hàng hóa được chuyển chỗ hai lần: [1] Từ tay nhà tư bản công nghiệp sang tay nhà tư bản thương nghiệp; [2] Từ tay nhà tư bản thương nghiệp sang tay người tiêu dùng.

-    Vai trò của tư bản thương nghiệp

+ Sản xuất càng phát triển, quy mô sản xuất càng mở rộng, các xí nghiệp ngày càng lớn lên, làm cho các chức năng quản lý kinh tế ngày càng phức tạp. Vì vậy, mỗi nhà tư bản chỉ có khả nâng hoạt động trong một số khâu nhất định. Điều đó đòi hỏi phải có một số người chuyên sản xuất, còn một số người thì chuyên tiêu thụ hàng hóa.

+ Tư bản thương nghiệp chuyên trách nhiệm vụ lưu thông hàng hóa, phục vụ cùng một lúc cho nhiều nhà tư bản công nghiệp, nên lượng tư bản và các chi phí bỏ vào lưu thông sẽ giảm đi rất nhiều, do đó từng nhà tư bản công nghiệp cũng như của toàn xã hội bỏ vào sản xuất sẽ tăng lên

+ Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng càng gay gắt, do đó cần phải có các nhà tư bản biết tính toán, am hiểu được nhu cầu và thị hiếu của thị trường... chỉ có nhà tư bản thương nghiệp đáp ứng được điều đó. Về phía nhà tư bản công nghiệp mà xét thì nhờ đó mà nhà tư bản công nghiệp có thời gian để tập trung vào sản xuất, đầu tư tập trung để nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian lưu thông và tăng nhanh tốc độ chu chuyển tư bản.

Loigiaihay.com

Tư bản thương nghiệp [tiếng Anh: Commercial Capital] xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Nó tồn tại trên cơ sở lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ.

Hình minh họa [Nguồn: WallPick - Best Wallpapers 4K]

Tư bản thương nghiệp trong tiếng Anh là Commercial Capital.

Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận tư bản công nghiệp tách ra chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa.

Như vậy, hoạt động của tư bản thương nghiệp chỉ là những hoạt động phục vụ cho quá trình thực hiện giá trị hàng hóa của tư bản công nghiệp.

Đặc điểm của tư bản thương nghiệp

Tư bản thương nghiệp có đặc điểm vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp, vừa có tính độc lập tương đối. Sự phụ thuộc thể hiện ở chỗ: tư bản thương nghiệp chỉ là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách rời ra.

Tính độc lập tương đối biểu hiện ở chỗ: chức năng chuyển hóa cuối cùng của hàng hóa thành tiền trở thành chức năng riêng biệt tách khỏi tư bản công nghiệp, nằm trong tay người khác. 

Vai trò và lợi ích của tư bản thương nghiệp

Khi tư bản thương nghiệp xuất hiện, nó có vai trò và lợi ích to lớn đối với xã hội, bởi vì:

- Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua - bán hàng hóa nên lượng tư bản ứng vào lưu thông và chi phí lưu thông nhỏ hơn khi những người sản xuất trực tiếp đảm nhiệm chức năng này.

- Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua - bán hàng hóa, người sản xuất có thể tập trung thời gian chăm lo việc sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị thặng dư.

- Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua - bán hàng hóa, sẽ rút ngắn thời gian lưu thông, tăng nhanh chu chuyển tư bản, từ đó tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm.

Lợi nhuận thương nghiệp

Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp nhường cho tư bản thương nghiệp, để tư bản thương nghiệp bán hàng hóa cho mình.

Lợi nhuận thương nghiệp là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. Nguồn gốc của nó cũng là một bộ phận lao động không được trả công của công nhân.

Tư bản công nghiệp "nhường" một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp bằng cách bán hàng hóa thấp hơn giá trị thực tế của nó, để rồi tư bản thương nghiệp bán đúng giá trị, thu về lợi nhuận thương nghiệp.

Việc phân phối giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp diễn ra theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh và thông qua chênh lệch giữa giá cả sản xuất cuối cùng [giá bán lẻ thương nghiệp] và giá cả sản xuất công nghiệp [giá bán buôn công nghiệp].

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lenin – NXB Chính trị Quốc gia]

Đỗ Đức Nhượng

Video liên quan

Chủ Đề