Hiện này Bí thư Đoàn Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là ai

PHÂN VIỆN MIỀN NAM [1976-2017]

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, trước yêu cầu của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên ở miền Nam, Ban Bí thư Trung ương Đoàn quyết định thành lập Trường Đoàn Trung ương II [trên cơ sở của Trường Đoàn thanh niên Nhân dân cách mạng miền Nam trong chiến tranh].

Năm 1976, Trường Đoàn Trung ương II có trụ sở tại 123 Trương Định và 294 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Đến tháng 12/1980, Trường Đoàn trung ương II chuyển về xã Long Thạnh Mỹ, huyện Thủ Đức nay là Phường Tân Phú, Q9, thành phố Hồ Chí Minh.

Trường Đoàn trung ương II có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cán bộ Đoàn, Hội, Đội cho các tỉnh, thành Đoàn phía Nam từ Đà Nẳng đến Cà Mau. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trường Đoàn trung ương II luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn, từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng phong trào Đoàn tại các địa phương cơ sở.

Do yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới, tháng 9/1992 Trung ương Đoàn đã quyết định giải thể Trường Đoàn Trung ương II và lập Phòng Đào tạo phía Nam [gồm 4 đồng chí] thuộc Trường cán bộ thanh thiếu niên Trung ương, văn phòng đặt tại số 43 đường Hồ Tùng Mậu, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Trước nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội, Đội của các tỉnh, thành phía Nam, ngày 18/04/1996 Ban Bí thư Trung ương Đoàn ra quyết định số 480QĐ/TWĐTN thành lập trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ thanh thiếu niên Trung ương II trên cơ sở tổ chức lại Trường Đoàn Trung ương II cũ. Trụ sở tại 261 đường Hoàng Hữu Nam, phường Tân Phú, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo trình độ Trung cấp và bồi dưỡng và tập huấn cán bộ Đoàn, Hội, Đội ở phía Nam.

Tập thể cán bộ, giảng viên Phân viện miền Nam

Trước yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn chung trong toàn quốc và thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn khoá VII về tăng cường chỉ đạo và cũng cố công tác đào tạo, nghiên cứu của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong điều kiện mới, ngày 24/04/1999 Bí thư Trung ương Đoàn đã ban hành quyết định số 387QĐ/TWĐTN thành lập Phân viện Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam [gọi tắt là Phân viện miền Nam] trực thuộc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam trên cơ sở tổ chức của Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ Thanh thiếu niên Trung ương II và tăng cường thêm chức năng nghiên cứu và thông tin khoa học.

Từ năm học 2009-2010 được sự đồng ý của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phân viện miền Nam bắt đầu tuyển sinh và đào tạo chương trình Trung cấp chuyên nghiệp Công tác xã hội – chuyên ngành Công tác thanh niên và trung cấp Lý luận chính trị – Hành chính.

Ngày 13/9/2016 Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ký công văn số: 4483/BGDĐT-GDĐH cho phép Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tuyển sinh, đào tạo trình độ đại học ngành Công tác Thanh thiếu niên tại Phân viện miền Nam.

Các tin khác

∗ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM

 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔI TRƯỜNG ĐÀO TẠO LÃNH ĐẠO TRẺ

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam [tiếng Anh: Vietnam Youth Academy] là một học viện đào tạo với vai trò bồi dưỡng tư cách đạo đức, lý luận chính trị cho thanh niên Việt Nam. Trường có 2 cơ sở tại miền Bắc [Thủ đô Hà Nội] và miền Nam [Thành phố Hồ Chí Minh]. Học viện trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.[1][2]

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

Vietnam Youth Academy

Địa chỉThông tinLoạiKhẩu hiệuThành lậpGiám đốcBài hátWebsiteThông tin khácViết tắtTổ chức và quản lýPhó hiệu trưởng danh dự

Số 58 Nguyễn Chí Thanh, Số 3 phố Láng Thượng - P. Láng Thượng - Q. Đống Đa

,

Hà Nội

,

Việt Nam

Học viện công lập
Tâm trong - Trí sáng - Hoài bão lớn
Ngày15tháng 10năm 1956 [65 năm trước][1956-10-15]
TS. Nguyễn Hải Đăng
Trường Đoàn thân yêu
//vya.edu.vn/
VYA
  • TS. Hoàng Minh Tuấn
  • TS. Trần Thị Tuyết Nhung

Mục lục

  • 1 Lịch sử hình thành
  • 2 Đào tạo
    • 2.1 Các khoa
    • 2.2 Các ngành
  • 3 Thành tích
  • 4 Tham khảo
  • 5 Liên kết ngoài

Lịch sử hình thànhSửa đổi

- Đúng vào ngày 15/10/1956, lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên của Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam khai mạc, trở thành cột mốc lịch sử đánh dấu bước phát triển mới của Đoàn. Từ đây, Đoàn thanh niên chính thức có một hệ thống đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ chuyên trách, đáp ứng đòi hỏi của phong trào thanh thiếu nhi cả nước.

- Nhìn lại chặng đường 60 năm - nửa thế kỷ phấn đấu, xây dựng và trưởng thành gắn liền với thăng trầm của lịch sử dân tộc và lịch sử công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi cả nước có thể thấy được những dấu mốc lịch sử đáng ghi nhớ về Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.

- Ngày 15/10/1956, khai mạc lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên của Trung ương đoàn, trở thành thời điểm lịch sử đánh dấu sự ra đời của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng tập huấn cán bộ Đoàn.

- Thời kỳ 1956 - 1970, trường mang tên "Trường huấn luyện cán bộ" trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đoàn với nhiệm vụ chủ yếu là mở các lớp ngắn hạn [từ 3 tháng đến 9 tháng], bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội cho các tỉnh thành, đoàn phía bắc. Những cán bộ trẻ được tiếp cận với phương pháp, nghiệp vụ công tác thanh thiếu nhi có tính khoa học và hệ thống. Trở về cơ sở, họ áp dụng vàp thực tế công tác tại địa phương, góp phần thúc đẩy công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ngày càng phát triển sôi động và hiệu quả hơn.

- Đến năm 1970, Trường Đoàn Trung ương ra đời, được Ban tuyên huấn Trung ương Đảng giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ Đoàn có trình độ chính trị trung cấp. Cũng năm đó, Trung ương Đoàn quyết định mở thêm phân hiệu của Trường Đoàn Trung ương tại Bắc Thái để đáp ứng yêu cầu đặc thù công tác Đoàn miền núi.

- Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Trường Đoàn Trung ương II ra đời đặt tại Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh với nhiệm vụ là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Đội cho các tỉnh phía Nam.

- Năm 1982, sau nhiều năm thực hiện chương trình đào tạo cán bộ Đoàn trình độ chính trị Trung cấp, được phép của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Trường thí nghiệm đào tạo hệ cao cấp 4 năm với chuyên ngành là lịch sử. Từ đó trường đổi tên thành Trường Đoàn cao cấp.

- Năm 1991, Trường đổi tên thành trường Cán bộ thanh thiếu niên Trung ương trên cơ sở hợp nhất cơ sở đào tạo tại Hà Nội và cơ sở đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh để phù hợp với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế và mở rộng nhiệm vụ đào tạo. Từ thời điểm này trường có thêm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam.

- Năm 1995, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đựoc thành lập trên cơ sở tổ chức lại hệ thống đào tạo, nghiên cứu và thông tin khoa học của Trung ương Đoàn. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam được tổ chức lại dựa trên cơ sở hợp nhất 3 thành viên là: Trường cao cấp thanh niên, Viện nghiên cứu thanh niên, Phân viện miền Nam. Trường có tên chính thức là Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam vào tháng 8 năm 1995.[3]

- Năm 2001, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã trình Bộ chính trị phê duyệt đề án hoàn thiện Bộ máy tổ chức của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam theo hướng thống nhất quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, thông tin khoa học về các vấn đề thanh thiếu nhi, phục vụ đắc lực hơn cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cả nước.

- Từ năm 2001 đến nay, Trung ương Đoàn và Học viện đã tập trung đầu tư và nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng nhiên cứu và phục vụ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện chương trình đào tạo, từng bước đưa Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hoà nhập vào hệ thống giáo dục Đại học quốc dân.

Đào tạoSửa đổi

Các khoaSửa đổi

  • Khoa Công tác Thanh niên
  • Khoa Công tác Thiếu nhi
  • Khoa Công tác Xã hội
  • Khoa Chính trị học
  • Khoa Cơ bản

Các ngànhSửa đổi

  • Công tác Thanh thiếu niên
  • Công tác Xã hội
  • Quan hệ Công chúng
  • Tâm lí học
  • Luật
  • Quản lí nhà nước
  • Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước

Thành tíchSửa đổi

  • Huân chương Lao động Hạng ba [Năm 1981][4]
  • Huân chương Tự do Hạng nhất [Năm 1983 - Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào]
  • Huân chương Lao động Hạng nhì [Năm 1986]
  • Huân chương Lao động Hạng nhất [Năm 1991]
  • Huân chương Độc lập Hạng ba [Năm 2001]
  • Huân chương Độc lập Hạng nhì [Năm 2006]
  • Huân chương Độc lập Hạng nhì [Năm 2016 - Lần 2]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Quyết định của chính phủ về việc nâng cấp thành Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
  2. ^ “Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - nơi tôi luyện phẩm chất sinh viên thế hệ mới”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 20 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ Lịch sử Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam, 1925-1999. Nhà xuất bản Thanh niên, 2000. Trang 617.
  4. ^ “Thành tích”.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Đầu tư 150 tỷ đồng xây giảng đường chính Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề