Hình sự là gì dân sự là gì

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

Chào văn phòng luật sư ĐMS! Các dấu hiệu để phân biệt trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự ? văn phòng luật sư có thể tư vấn và trình bày nội dung liên quan về vấn đề này ?

.

Chào bạn!

.

SO SÁNHTRÁCH NHIỆM HÌNH SỰTRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
Chủ thể Các chủ thể trong trách nhiệm hình sự là Nhà nước đối với người phạm tội. Các chủ thể trong trách nhiệm dân sự là bình đẳng trước pháp luật.
Tính nguy hiểm cho xã hội Cao. Thấp.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm Là việc thực hiện hành vi phạm tội mà pháp luật quy định của người phạm tội. Là hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền.
Căn cứ hình thành trách nhiệm Dựa trên uy quyền, lập pháp của Nhà nước đối với người phạm tội, nhằm bảo vệ lợi ích an toàn ngăn ngừa tội phạm cho xã hội. Dựa trên thỏa thuận của các bên nhằm bảo vệ lợi ích cho bản thân của các bên.
Hậu quả pháp lý Hình phạt được quy định trong Bộ Luật hình sự. Là tài sản, công việc phải làm.
Trách nhiệm thực hiện Phải do chính chủ thể vi phạm thực hiện. Có thể chuyển giao nghĩa vụ.

.

So sánh

.

.

Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sư ?

.

  Văn phòng luật sư ĐMS
Giám đốc
[Đã duyệt]
Luật sư Đỗ Minh Sơn


Một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước là duy trì một trật tự công cộng, bảo đảm một môi trường xã hội yên bình cho mọi người có thể sống an cư, lạc nghiệp và để hoàn thành chức năng không dễ dàng đó, Nhà nước đặt ra pháp luật, hướng dẫn, điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của mọi người, đưa mọi hành vi, cách ứng xử của con người vào trật tự, ổn định, cùng nhau duy trì, giữ gìn trật tự chung. Trong những Nhà nước dân chủ, mỗi người, trong khi tuân thủ pháp luật, hành sự một cách tự do, có thể làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm và đồng thời, không xâm phạm đến tự do của người khác. Như vậy, có thể nói, pháp luật vạch định cho mỗi người một khuôn viên rộng rãi để hành sự, ứng xử trong quan hệ giữa người và người. Chế tài có những loại khác nhau và tuỳ thuộc vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm gây ra cho xã hội, pháp luật quy định các loại chế tài khác nhau: chế tài kỉ luật, chế tài hành chính, chế tài dân sự, chế tài hình sự và chế tài hình sự là loại nặng nhất: phổ biến như tước quyển tự do [phạt tù], tước tài sản [phạt tiền] và có khi tước cả mạng sống của con người [phạt tử hình].

Khi đề cập việc “hình sự hoá” một loại hành ví thì nên hiểu là loại hành vi đó trước không bị pháp luật cấm hoặc dù có bị pháp luật cấm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vẫn còn được xem là chưa đến mức phải áp dụng loại chế tài nặng hơn, thì trong hoàn cảnh mới, khi tình hình xã hội thay đổi, mức độ nguy hiểm của hành vi đó cho xã hội đã tăng lên, có khi rất đột ngột, do vậy, thái độ của Nhà nước đối với loại hành vi đó phải có sự điều chỉnh, không thể như trước, chế tài áp dụng phải được nâng lên, chuyển hoá. Đó là lúc mà việc hình sự hoá được đặt ra, được tiến hành. Như vậy, khi nói đến hình sự hoá thì phải hiểu đó là công việc của chức năng lập pháp vì chỉ có Quốc hội, cơ quan duy nhất có quyển lập pháp, ban hành pháp luật hình sự. Trong quá trình xây dựng Bộ luật hình sự năm 1999, nhiệm vụ “hỉnh sự hoá” một loạt hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội đã được đặt ra. Hàng loạt tội danh “tổ chức đua xe trái phép" [Điều 206]; "Tội đua xe trái phép" [Điều 207]; “Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình virut tin học [Điều 224]; "Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử" [Điều 225] hoặc “Tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có" [Điều 251] đã được đưa vào Bộ luật hình sự. Trong thực tiễn hoạt động tư pháp, có những lúc khái niệm “hình sự hoá” đã được vận dụng để chỉ việc một cơ quan tư pháp, thường trước hết ở giai đoạn điều tra, quy kết một hành vi, chẳng hạn, mang tính chất hoàn toàn dân sự như trả khoản nợ đến hạn nhưng theo yêu cầu của chủ nợ do con nợ dây dưa không chịu trả nợ, thành hành vi có dấu hiệu hình sự và khởi tố về tội có dấu hiệu “lửa đảo" hoặc “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Đây là hiện tượng hình sự hoá trá hình và bị dư luận nghiêm khắc phê phán.

Hiện nay, hiện tượng một số hành vi vi phạm nghĩa vụ xác lập từ các giao dịch dân sự, kinh tế không cấu thành tội phạm bị khởi tố, điều tra, truy tố hoặc xét xử theo pháp luật hình sự và tố tụng hình sự đang là vấn đề bức xúc được dư luận, giới nghiên cứu và các nhà hoạt động thực tiễn đặc biệt quan tâm. Tình trạng này không chỉ gây nhiều thiệt hại trực tiếp đối với không ít người dân, các nhà doanh nghiệp mà còn làm tổn hại môi trường đầu tư, kinh doanh, gây mất niềm tin vào nền công lí và nền tư pháp. Thực tiễn ấy đòi hỏi phải có sự quan tâm nghiên cứu, luận giải của các nhà khoa học pháp lí để sớm có giải pháp khắc phục.

Theo thống kê, trong năm 1998, chánh án, phó chánh án TANDTC, viện trưởng VKSNDTC đã kháng nghị tất cả 279 vụ án trong đó có 48 vụ án về các tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng trái phép tài sản XHCN. UBTP TANDTC và Toà hình sự - TANDTC đã xét xử 33 vụ án, trong đó có 8 vụ toà án cấp giám đốc thẩm đã xác định các bị cáo không phạm tội hình sự, chuyển giải quyết lại theo thủ tục kinh tế hoặc dân sự; 19 vụ bị sửa đổi từng phần do có những hành vi đã bị hình sự hoá không đúng pháp luật. Cũng trong năm 1998, các toà án địa phương đã gửi hồ sơ vụ án về TANDTC để trao đổi với tổng số là 39 vụ án do VKSND truy tố các bị cáo về các hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhưng qua nghiên cứu chuẩn bị xét xử TAND cấp tỉnh thấy có vấn đề vướng mắc về tội danh và đường lối xử lí vụ án, cần trao đổi xin ý kiến TANDTC. Qua nghiên cứu các vụ án này TANDTC cũng đã phát hiện khoảng 1/3 số vụ án, trong đó các bị can bị truy tố không đúng tội hoặc oan và theo yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp tỉnh xem xét và giải quyết lại theo trình tự thủ tục các vụ án dân sự hoặc kinh tế.[1] Theo Báo cáo của VKSNDTC, trong năm 1999 và 6 tháng đầu năm 2000, đã có 76 vụ án và 349 bị can bị khởi tố, điều tra về các nhóm tội: Tội phạm kinh tế, xâm phạm sở hữu nhà nước, xâm phạm sở hữu công dân sau đó phải đình chỉ điều tra vì không có tội mà thực chất đây chỉ là vụ việc thuộc các quan hệ dân sự và kinh tế.[2] Cũng theo Báo cáo này, có 115 người bị khởi tố, điều tra, truy tố và đưa ra xét xử sau đó toà án đã tuyên bị cáo không phạm tội [trong đó có 59 người do toà án cấp sơ thẩm tuyên án và 56 người do toà án cấp phúc thẩm tuyên án không phạm tội].

Để đặt tên cho hiện tượng kể trên, trên báo chí, công luận và một số nhà nghiên cứu đã xuất hiện một số cách gọi tương đối phổ biến như "hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế", "hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế", "hình sự hoá các tranh chấp dân sự, kinh tế"[3] [xin gọi chung là "hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế"]...

Cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về việc có nên hay không nên sử dụng cụm từ này đồng thời cũng có nhiều ý kiến khác nhau về cách hiểu của cụm từ này. Đáng lưu ý có quan điểm cho rằng cách dùng cụm từ "hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế" là hoàn toàn không chính xác về mặt khoa học và vì vậy không nên sử dụng cụm từ này. Vấn đề mấu chốt của sự phản đối này chính là sự bất đồng trong việc sử dụng cụm từ "hình sự hoá". Thực ra, cụm từ "hình sự hoá" đã trở thành một trong những khái niệm cơ bản của khoa học luật hình sự truyền thống. Trong lí luận luật hình sự truyền thống, "hình sự hoá" [penalisation] cùng với khái niệm "tội phạm hoá" [criminalisation], "phi tội phạm hoá" [decriminalisation], "phi hình sự hoá" [depenalisation] trở thành những khái niệm chủ chốt để mô tả quá trình phát triển, vận động của luật hình sự. Theo lí luận luật hình sự truyền thống thì "tội phạm hoá" là việc thông qua hình thức văn bản nhất định, nhà làm luật quy định những hành vi nào đó là tội phạm. Còn việc quy định hình phạt hay xác định loại hình phạt, khung hình phạt, điều kiện quyết định hình phạt đối với loại tội phạm này hay tội phạm kia được khoa học pháp lí hình sự gọi là hình sự hoá. Như vậy, "hình sự hoá" chỉ diễn ra ở giai đoạn xây dựng pháp luật chứ không thể có ở giai đoạn áp dụng pháp luật. Thêm vào đó chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền tiến hành việc hình sự hoá. Quan điểm này đã được trình bày khá nhất quán trong các tác phẩm về lí luận luật hình sự ở Việt Nam.

Xuất phát từ cơ sở đó thì rõ ràng việc giải thích cụm từ "hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế" hoặc "hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế" bằng cách tổng hợp nghĩa của các cụm từ thành phần sẽ trở nên có vấn đề. Khi đó cụm từ "hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế" sẽ không thể có nội hàm phản ánh hiện tượng áp dụng pháp luật oan sai trong việc xử lí các vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự, kinh tế. Đây cũng chính là lí do cơ bản để không ít nhà nghiên cứu phản đối việc sử dụng cụm từ "hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế" để phản ánh hiện tượng xử lí oan sai các vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế bằng pháp luật hình sự.

Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, cụm từ "hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế" hoặc "hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế" xuất hiện khá độc lập với bản thân cụm từ "hình sự hoá" của khoa học luật hình sự truyền thống. Cách hiểu về "hình sự hoá" trong cụm từ "hình sự hoá các giao dịch dân sự - kinh tế" được sử dụng nhiều trên báo chí và trong nhiều bài viết của một số nhà nghiên cứu trong một vài năm gần đây không có nội hàm như khái niệm "hình sự hoá" vừa phân tích ở trên. Thay vào đó khi được sử dụng để mô tả hiện tượng oan sai trong tố tụng, mô tả hành vi trái pháp luật của cơ quan tố tụng trong việc làm oan sai người vô tội thì cụm từ này đã mang trong mình nội hàm mới. Với việc xuất hiện trên hàng chục báo chí, nhiều diễn đàn quan trọng được thông tin trong toàn quốc trong thời gian qua cụm từ "hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế" đã trở thành cách sử dụng khá phổ biến và chứng tỏ sức sống độc lập của nó. Như vậy, việc xuất hiện và sử dụng cụm từ "hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế" là hiện tượng ngôn ngữ, có thể coi như kiểu "dùng mãi thành quen" và nhờ đó trở thành cụm từ có sức sống độc lập với các cụm từ thành phần. Nếu thừa nhận lập luận này, việc sử dụng cụm từ "hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế" sẽ không thể bị coi là thiếu khoa học mà ngược lại do được sử dụng rộng rãi trên diễn đàn, trên báo chí, trong công luận việc sử dụng cụm từ kể trên có giá trị thực tiễn to lớn.

Tuy vậy, vấn đề hiện nay phải đặt ra chính là làm sao thống nhất được những nội dung cơ bản trong nội hàm của cụm từ này bởi lẽ, hiện tại tuy việc sử dụng cụm từ kể trên khá phổ biến song không phải những người sử dụng đều đã thống nhất về cách hiểu cụm từ này. Trong thực tế, có ý kiến cho rằng "hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế" là việc xử lí các hành vi vi phạm pháp luật dân sự, kinh tế chưa cấu thành tội phạm bằng biện pháp hình sự. Có ý kiến chỉ bó hẹp việc xử lí các hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán, trả tài sản trong các hợp đồng kinh tế dân sự bằng con đường hình sự mới là hình sự hoá. Có quan điểm cho rằng hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế xảy ra không chỉ trong quá trình áp dụng pháp luật mà cả trong quá trình xây dựng pháp luật. Qua các diễn đàn, hội thảo về chống hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế vừa qua, chúng tôi thấy hầu hết các nhà nghiên cứu đều tán đồng một số điểm sau đây trong nội hàm của cụm từ [khái niệm] "hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế":

- Hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế là hiện tượng được đặc biệt lưu ý trong một vài năm gần đây khi mà quá trình chuyển đổi kinh tế diễn ra ngày một mạnh mẽ.

- Hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế là sự sai lầm trong việc áp dụng pháp luật hình sự.

- Sự sai lầm kể trên có thể là do cơ quan tố tụng chưa điều tra đầy đủ, khách quan, nôn nóng trong khi giải quyết hoặc cũng có thể do một số cán bộ biến chất trong các cơ quan tố tụng cố ý hình sự hoá để trục lợi.

- Nội dung của sự sai lầm này là một hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự hoặc nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng kinh tế [chủ yếu là nghĩa vụ thanh toán, hoàn trả tài sản] không cấu thành tội phạm nhưng đã bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

Dựa trên những điểm thống nhất đó, có thể hiểu khái niệm "hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế" như sau: "Hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế là sự sai lầm trong việc áp dụng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán, hoàn trả tài sản xác lập từ giao dịch dân sự, kinh tế [chủ yếu từ hợp đồng dân sự, kinh tế] tuy không cấu thành tội phạm nhưng đã bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo pháp luật hình sự và tố tụng hình sự bởi các cơ quan tiến hành tố tụng".

Theo cách hiểu này, hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế trước hết là sự sai lầm trong việc áp dụng pháp luật hình sự, là dạng làm oan sai người vô tội. Sự sai lầm này có thể là do cố ý hoặc vô ý. Trong thực tiễn, tuy không loại trừ hiện tượng cơ quan tố tụng [thông qua người tiến hành tố tụng] cố ý "hình sự hoá" nhưng sự sai lầm này chủ yếu được thực hiện một cách vô ý. Sự sai lầm ấy thể hiện ở việc cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố, điều tra, truy tố [tức là áp dụng pháp luật hình sự, áp dụng pháp luật tố tụng hình sự] ngay cả đối với hành vi chưa phạm tội [chưa đủ cấu thành tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự]. Cách hiểu về hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế kể trên cũng ám chỉ rằng hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế là sự can thiệp trái pháp luật của các cơ quan tố tụng vào sự vận động bình thường của các giao dịch dân sự, kinh tế, do đó xâm hại tới các quan hệ dân sự, kinh tế. Vì thế, chống hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế cũng là một trong những biện pháp bảo vệ các giao dịch dân sự, kinh tế, làm lành mạnh môi trường kinh doanh, góp phần làm giảm rủi ro trong môi trường kinh doanh vốn đầy thách thức của các nhà doanh nghiệp.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, không nên coi việc sử dụng cụm từ "hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế" là không có tính khoa học, không có giá trị thực tiễn mà thay vào đó, chúng ta cần thống nhất về cơ bản cách hiểu về cụm từ này, nhận diện thực trạng của hiện tượng, phân tích nguyên nhân và đề ra hệ thống giải pháp hợp lí để sớm khắc phục hiện tượng kể trên.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề