Học lập trình pascal lớp 11

Ngày nay bộ môn lập trình tin học Pascal được bộ giáo dục đưa vào thành môn học chính thức trong chương trình tin học THPT. Nhận thấy nhiều em học sinh, thậm chí là sinh viên đang học ở các trường ĐH luôn cảm thấy khó khăn trong việc học lập trình Pascal. Bài viết này để tìm hiểu xem bộ môn này có đến nỗi quá “khó nhằn” không nhé.

Vì sao môn Pascal lại khó

Theo thói quen của nhiều em học sinh, học môn tin là học những thao tác sử dụng như cách sử dụng internet, sử dụng hệ điều hành windows, chương trình soạn thảo văn bản MS Word, chương trình soạn thảo trình diễn MS PowerPoint … Đây là những phần học không cần đòi hỏi tư duy, mà chỉ cần học kĩ và nhớ thao tác, thực hành nhiều lần thì sẽ thành  thạo.

Nhưng khi học bộ môn lập trình Passal lớp 11 THPT thì hầu như các em bị “choáng” vì bộ môn rất “mới”, và cách học cũng “mới”. Học những thao tác và thực hành nhiều không còn tác dụng, học thuộc bài cũng không còn ổn nữa. Lúc này các em cần phải học cách tư duy logic, tìm thuật toán, và viết những dòng lệnh máy tính chính xác đến từng đấu chấm, dấu phẩy.

Với tâm lí thông thường các em học sinh coi tin học là môn phụ không quan trọng nên nhiều em chủ quan không dành đủ thời gian để học nên không hiểu bài và dần bị mất căn bản. Đây cũng là lí do mà nhiều em bị điểm kém, thậm chí là thi lại, học lại bộ môn tin học mặc dù có thể các em học rất giỏi các môn học khác.

Tại sao lại học Pascal

Pascal là một ngôn ngữ lập trình cấp cao do Niklaus Wirth, giáo sư điện toán trường đại học Kỹ thuật Zurich [Thụy sĩ] thiết kế và công bố vào năm 1971 và đặt tên là Pascal để tưởng niệm nhà Toán học và Triết học nổi tiếng Blaise Pascal. Đây là một ngôn ngữ lập trình có cấu trúc đơn giản, rõ ràng, cấu trúc chặt chẽ, dễ viết, dễ hiểu cũng như dễ sửa chữa, cải tiến.  Do đó Pascal được nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đưa vào chương trình giảng dạy tin học ở các trường phổ thông và đại học như một môn học cơ sở, đại cương.

Ở trường phổ thông chúng ta không chú trọng học chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình để tạo ra các phần mềm máy tính mà tập trung rèn luyện kĩ năng tư duy logic, tư duy hệ thống và sáng tạo không chỉ để giải quyết những vấn đề trong tin học mà đây còn là những kĩ năng vô cùng quan trọng để giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Học Pascal giúp cho ta hiểu được cách làm việc của máy tính, cách giao tiếp để ra lệnh cho máy tính làm việc theo sự điều khiển của con người thông qua ngôn ngữ lập trình. Các em có thể tạo ra các chương trình thú vị bằng cách sử dụng các câu lệnh Pascal. Cũng giống như những môn học khác như toán học, vật lý, hóa học … khi các em đã thực sự hiểu và yêu thích bộ môn tin học các em sẽ tìm thấy nhiều niềm vui, sự đam mê khi tìm hiểu và khám phá những điều mới mẻ nhưng đầy hấp dẫn trong bộ môn tưởng chừng như khô khan này.

Đừng sợ cú pháp các câu lệnh

Một số cú pháp và cấu trúc cần học và nhớ, nếu cần thêm có thể tham khảo ở các tài liệu, nhưng chỉ cần chừng này từ khóa thôi là đủ để viết hầu hết các bài tập pascal rồi.

Một số hàm thường dùng:

- ClrScr: lệnh xóa màn hình;

- Write, Writeln: ghi ra màn hình

- Read, readln: đọc giá trị vào biến

Các phép toán thường dùng:

- Phép cộng [+]; Phép trừ [-]; Phép nhân [*]; phép chia [/];

- Phép chia lấy phần nguyên [div]; phép chia lấy phần dư[mod]; Phép gán [:=],

- Các phép toán: phép so sánh [=, ] và các phép toán logic: AND, OR, XOR, NOT.

- Một số kiểu dữ liệu thường dùng: Interger, real, string, char, array, Boolean …

Các câu lệnh sử dụng thường xuyên

             + Lệnh ghép :    BEGIN .. END

             + Lệnh chọn  :    IF .. THEN .. ELSE

                                       CASE .. OF .

             + Lệnh lặp     :    FOR .. TO .. DO

                                       REPEAT .. UNTIL

                                       WHILE .. DO

Chúng ta thấy rằng cũng không có quá nhiều cấu trúc và cú pháp cần phải nhớ đúng không nào. Gặp những lỗi về cú pháp thì rất dễ sửa, chương trình biên dịch Pascal sẽ báo cho ta chính xác lỗi gì? ở đâu? khi chúng ta chạy chương trình. Cho nên các em không nên tập trung nhiều vào cú pháp ngôn ngữ lập trình mà tập trung nhiều vào tìm thuật toán, tức là tìm tuần tự các bước để giải bài toán. Vì khi chúng ta đã tìm ra được thuật toán rồi thì việc chuyển nó thành chương trình máy tính sẽ không còn gì khó khăn nữa.

Tìm hiểu cách viết chương trình pascal lớp 11

Cấu trúc chung:

[]

  • Phần thân nhất thiết phải có
  • Phần khai báo có thể có hoặc không

Ta quy ước:

  • Các diễn giải bằng ngôn ngữ tự nhiên được đặt giữa cặp dấu < và >.
  • Các thành phần của chương trình có thể có hoặc không được đặt dấu [ và ]

Phần khai báo bao gồm:

  • Khai báo tên chương trình.

Program ;

Tên chương trình: là tên do người lập trình đặt ra theo đúng quy định về tên. Phần khai báo này có thể có hoặc không.

Ví dụ: Program vidu1;

Hay Program UCLN;

  • Khai báo thư viện.

Uses ;

Đối với pascal thì thư viện crt thường được sử dụng nhất, đây là thư viện các chương trình có sẵn để làm việc với màn hình và bàn phím.

Ví dụ: Uses crt;

  • Khai báo hằng

Const n = giá trị hằng;

Là khai báo thường được sử dụng cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình.

Ví dụ: Const n = 10;

Hay Const bt = ‘bai tap’;

  • Khai báo biến.

Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải được đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lý. Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm khai báo được gọi là biến đơn.

Ví dụ: Var i: integer;

Phần thân chương trình

Begin

[]

End.

Trong đó:

  • Begin: bắt đầu [tên dành riêng]
  • End: kết thúc [tên dành riêng]

Những cấu trúc trong chương trình pascal lớp 11

Cấu trúc rẽ nhánh

Cấu trúc rẽ nhánh có dạng:

- Dạng thiếu: If then [đã được học ở lớp 8]

- Dạng đủ If then else

Ở dạng đủ câu lệnh được hiểu như sau: Nếu đúng thì được thực hiện, ngược lại thì được thực hiện.

Ví dụ: Nếu x B nếu ký tự đầu tiên khác nhau giữa chúng kể từ trái sang phải trong xâu A có mã ASCII lớn hơn.

Ví dụ: ‘Ha Noi’ > ‘Ha Nam’ [Do O có mã thập phân lớn hơn A trong bảng mã ASCII]

  • Nếu A và B là các xâu có độ dài khác nhau và A là đoạn đầu của B thì A < B

Ví dụ: ‘Thanh pho’ < ‘Thanh pho Ho Chi Minh’

Một số thủ tục chuẩn xử lý xâu

  • Thủ tục delete[st, vt, n]

Ý nghĩa: xóa ký tự của biến xâu st bắt đầu từ vị trí vt

Trong đó:

  • st: giá trị của xâu.
  • vt: vị trí cần xóa.
  • n: số kí tự cần xóa.

Ví dụ:

Giá trị S

Thao tác

Kết quả

‘abcdef’

delete[S,5,2]

‘abcd’

‘Dat nuoc’

delete[S,5,4]

‘Dat’

  • Thủ tục insert[S1, S2, vt]

Ý nghĩa: Chèn xâu S1 vào xâu S2, bắt đầu ở vị trí vt.

Ví dụ:

S1

S2

Thao tác

Kết quả

‘PC’

‘IBM486’

insert[S1,S2,4]

‘IBM PC 486’

‘’

‘Tinhoc’

insert[S1,S2,4]

‘Tin hoc’

‘lop’

‘11C’

insert[S1,S2,4]

‘lop11C’

  • Hàm copy[S, vt, n]

Ý nghĩa: Tạo xâu gồm n kí tự liên tiếp bắt đầu từ vị trí vt của xâu S. Cho giá trị là một xâu ký tự được lấy trong xâu S.

Ví dụ:

Giá trị S

Thao tác

Kết quả

‘Bai hoc dau tien’

copy[S,9,8]

‘dau tien’

‘Hoc ki 1’

copy[S,4,5]

‘ki 1’

  • Hàm length[S]

Ý nghĩa: Trả về giá trị là độ dài của xâu S. Kết quả trả về là một số nguyên

Ví dụ:

Giá trị S

Thao tác

Kết quả

‘Kim Dong’

length[S]

8

‘Van hoc’

length[S]

7

  • Hàm pos[S1,S2]

Ý nghĩa: Trả về kết quả vị trí của xâu S1 trong xâu S2. Kết quả trả về là một số nguyên.

Ví dụ:

Giá trị S

Giá trị S2

Thao tác

Kết quả

‘Nang’

‘Nang dong’

pos[S1,S2]

1

‘Bung’

‘Tot bung’

pos[S1,S2]

5

  • Hàm upcase[S]

Ý nghĩa: Trả về kết quả viết in hoa 1 chữ cái có trong S.

Ví dụ:

Giá trị S

Thao tác

Kết quả

‘a’

upcase[S]

‘A’

‘b’

upcase[S]

‘B’

Lưu ý:Kiểu mảng với phần tử thuộc kiểu char khác với kiểu xâu [khai báo bằng từ khóa string] nên không thể áp dụng các thao tác [phép toán, hàm, thủ tục] của xâu cho mảng.

Kiểu bản ghi

  • Dữ liệu kiểu bản ghi dùng để mô tả các đối tượng có cùng một số thuộc tính mà các thuộc tính có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau.
  • Khai báo kiểu bản ghi:

Type = record

: ;

< Tên trường 2>: ;

……………….

: ;

End;

  • Biến bản ghi

Var : ;

Ví dụ: Định nghĩa bản ghi Hocsinh để quản lý thông tin của một học sinh gồm: Hoten, Noisinh, Toan, Van, Anh. Khai báo 2 biến A, B là biến kiểu bản ghi

Type Hocsinh = Record

Hoten: String[30];

Noisinh: String[15];

Toan, Van, Anh : Real;

end;

Var A, B : Hocsinh;

Kiểu dữ liệu tệp

  • Cách khai báo:

Var : TEXT;

  • Gắn tên tệp

Assign [, ];

  • Mở tệp để ghi

Rewrite [];

  • Ghi tệp văn bản

Writeln [, ];

  • Đóng tệp

Close [];

  • Mở tệp để đọc

Reset [];

  • Đọc dữ liệu từ tệp

Readln [, ];

  • Kiểm tra con trỏ đã ở cuối tệp

EOF [];

Nếu con trỏ đã ở cuối tệp hàm sẽ trả về giá trị TRUE.

  • Kiểm tra con trỏ đã ở cuối dòng

EOLN [];

Nếu con trỏ đã ở cuối dòng hàm sẽ trả về giá trị TRUE

Chương trình con trong chương trình pascal lớp 11

Chương trình con

Khái niệm: Chương trình con theo định nghĩa chính là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và có thể được thực hiện [được gọi] từ nhiều vị trí trong chương trình.

Cách khai báo:

Ví dụ: Hãy khai báo một chương trình con dùng để tính lũy thừa.

Function luythua [x: Real ; k: integer]: Real;

Var i : integer;

Begin

luythua:=1.0;

For i:=1 to k do luythua:=luythua*x;

End;

Lợi ích của việc sử dụng chương trình con

- Giúp tránh được việc phải viết lặp đi lặp lại cùng một dãy lệnh, đồng thời khi cần dùng có thể gọi lại chương trình con đó.

- Sử dụng chương trình con còn hỗ trợ việc thực hiện các chương trình lớn

- Phục vụ cho quá trình trừu tượng hóa. Người lập trình có thể sử dụng kết quả của chương trình con mà không cần quan tâm đến chương trình đó đã được cài đặt thế nào.

- Mở rộng khả năng ngôn ngữ thành thư viện cho nhiều người dùng.

- Thuận tiện cho phát triển, nâng cấp chương trình.

Biến toàn cục và biến cục bộ

- Biến toàn cục chính là biến được khai báo trên phần khai báo của chương trình chính [được khai báo gần chữ Program] được gọi là biến toàn cục và được sử dụng cho toàn bộ chương trình.

- Biến cục bộ được hiểu là biến được khai báo trong chương trình con. Biến cục bộ chỉ được sử dụng trong chương trình con.

Bài tập viết phương trình pascal lớp 11

Ví dụ 1:Viết phương trình pascal tính diện tích hình tam giác khi biết số đo của 2 cạnh và 1 góc được nhập từ bàn phím.

Cách giải:

Ví dụ 2:Viết phương trình pascal giải phương trình ax + b = 0. a,b được nhập từ bàn phím

Cách giải:

Ví dụ 3:Cho bài toán về tháp Hà Nội.

Cách giải:

Ví dụ 4:Nhập vào mảng A có N phần tử [N < 50]. Hãy viết chương trình pascal sắp xếp mảng A theo thứ tự tăng dần.

Video liên quan

Chủ Đề