Học nghề điện dân dụng ở đâu

Đăng kí học nghề điện dân dụng tại Trường Kinh tế Kỹ thuật Trường Sơn
  • Học nghề điện dân dụng ở đâu?
  • Thời gian học bao lâu mới được cấp chứng chỉ?
  • Học chứng chỉ nghề điện dân dụng hết bao nhiêu tiền?
  • Hồ sơ và thủ tục đăng ký học như thế nào>

…Và rất nhiều câu hỏi khác chúng tôi nhận được từ những người có nhu cầu học chứng chỉ sơ cấp nghề điện dân dụng gửi về cho nhà trường.

Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn KHÓA ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ SƠ CẤP NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG của Trường Kinh Tế Kỹ Thuật Trường Sơn. Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé.

HỌC PHÍ HỌC CHỨNG CHỈ SƠ CẤP NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG

  • Đối với học viên chưa có kinh nghiệm, muốn đăng ký học mới chứng chỉ nghề điện dân dụng:3.000.000VNĐ/Học viên –Đã bao gồm học phí, hồ sơ và chứng chỉ sau khi kết thúc khóa học. Thời gian đào tạo các ngày trong tuần, Lúc nào cũng có lớp cho học viên học và thực tập.
  • Đối với học viên đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực điện dân dụng: 1.000.000VNĐ/Học viên – Có chứng chỉ sau 1 ngày.
  • Trường Kinh Tế Kỹ Thuật Trường Sơn hỗ trợ học viên tại mọi tỉnh thành. Đăng ký để lấy chứng chỉ,  qua số điện thoại: 37.88.00 hoặc để lại thông tin ở Mẫu đăng ký sẽ được tư vấn 24/24.
  • Trường Kinh Tế Kỹ Thuật Trường Sơn nhận đào tạo theo hợp đồng cho doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu. Hợp đồng về thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo và chương trình đào tạo cho phù hợp với doanh nghiệp.

*** Học phí trọn khóa không phát sinh thêm chi phí nào khác.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

  1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp 

– Kiến thức:

          + Trình bày được những kiến thức cơ bản về an toàn điện và phương pháp sơ cấp cứu người bị tai nạn điện;

          + Vận dụng được những kiến thức cơ bản để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện dân dụng;

          + Trình bày được cách sử dụng của các dụng cụ đo, bộ đồ nghề điện, máy cắt, máy khoan cầm tay, mỏ hàn điện, …;

          + Đọc và giải thích được sơ đồ mạng điện sinh hoạt trong nhà;

          + Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, công dụng, quy trình lắp đặt, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng các khí cụ và thiết bị điện gia dụng trong nhà.

– Kỹ năng:

          + Thực hiện các biện pháp an toàn: cấp cứu nạn nhân bị điện giật;

          + Sử dụng được đồng hồ vạn năng, ampe kìm và các dụng cụ nghề điện đúng phương pháp, đảm bảo an toàn;

          + Lắp đặt được hệ thống điện sinh hoạt đúng yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ;

          + Lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa được các thiết bị điện thông dụng đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và đúng thời gian;

          + Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tế.

– Thái độ:

          + Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỹ luật và tác phong công nghiệp;

          + Đảm bảo an toàn và tiết kiệm trong học tập;

          + Yêu nghề, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc. 

           Sau khi tốt nghiệp sơ cấp nghề Điện dân dụng người học có thể tự tạo việc làm hoặc làm việc như sau:

          + Làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ về lắp đặt và sửa chữa các khí cụ điện, thiết bị điện trong nhà và trong xưởng sản xuất;

          + Tự mở cơ sở sửa chữa thiết bị điện dân dụng như: Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng gia đình, công xưởng; Sửa chữa các thiết bị điện gia dụng;

          + Bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện dân dụng trong gia đình, khách sạn, nhà hàng, …;

          + Học lên cao hơn ở các cấp trình độ trung cấp, cao đẳng nghề, liên thông đại học. 

THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU    

  1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

– Thời gian đào tạo: 03 tháng [tương đương 12 tuần].

– Thời gian học tập: 11 tuần.

– Thời gian thực học tối thiểu: 380 giờ.

– Thời gian ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 20 giờ [Trong đó kiểm tra kết thúc khoá học:10 giờ].

  1. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: 
  • Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 380 giờ.
  • Thời gian học lý thuyết: 109 giờ; Thời gian học thực hành: 269 giờ; Thời gian kiểm tra kết thúc mô đun: 12 giờ.

DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN    

 

Mã MĐ

 

Tên mô đun

Thời gian đào tạo [giờ]
 

Tổng số

Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
Các mô đun đào tạo nghề
MH 01 Điện cơ bản 40 25 14 1
MĐ 02 Sử dụng đồng hồ đo điện, dụng cụ và trang thiết bị 40 10 28 2
MĐ 03 Khí cụ điện hạ thế 20 9 10 1
MĐ 04 Lắp đặt điện sinh hoạt trong gia đình 100 20 76 4
MĐ 05 Sửa chữa các thiết bị điện dân dụng trong gia đình 180 40 136 4
Ôn tập, Kiểm tra kết thúc khóa học

20

5 5 10
Tổng cộng 400 109 269 22

ĐỊA ĐIỂM ĐÀO TẠO:

– Đào tạo chứng chỉ nghề điện dân dụng tại Hà Nội : Trường Kinh Tế Kỹ Thuật Trường Sơn-Hà Nội – Số 210 Lê Trọng Tấn, P. Khương Mai, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội;

– Đào tạo chứng chỉ nghề điện dân dụng tại Quảng Ngãi : Trường Kinh Tế Kỹ Thuật Trường Sơn –Quảng Ngãi – Số 376- 378 Hai Bà Trưng, P. Trần Phú, TP Quảng Ngãi, T. Quảng Ngãi.

– Đào tạo chỉ nghề điện dân dụng tại Bình Dương : Trường Kinh Tế Kỹ Thuật Trường Sơn–Bình Dương – Số 183 Đường Xuyên Á, P. An Bình, TP Dĩ An, T. Bình Dương

MẪU VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG

Mẫu chứng chỉ sơ cấp nghề điện dân dụng do trường Kinh Tế Kỹ Thuật Trường Sơn cấp có giá trị vĩnh viễn và được lưu hành trên toàn quốc

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA KHÓA HỌC

  • Là công dân Việt Nam tuổi từ 16 trở lên, có đầy đủ sức khỏe, khả năng nhận biết để hoàn thành công việc được giao;
  • Là tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký học mới chứng chỉ sơ cấp nghề điện dân dụng;
  • Là các cá nhân muốn bồi dưỡng, củng cố kiến thức và lấy chứng chỉ nghề điện dân dụng
  • Là các tổ chức muốn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cũng như bổ sung hồ sơ chứng chỉ cho công nhân viên của mình.

HỒ SƠ ĐĂNG KÍ VÀ THỦ TỤC NHẬP HỌC

Để tham gia lớp học nghề điện dân dụng , học viên cần chuẩn bị:

  • Phiếu đăng kí học nghề theo mẫu của nhà Trường
  • 01 ảnh 3×4
  • 01 bản sao chứng minh nhân dân

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Video liên quan

Chủ Đề