Học piano bao lâu thì chơi được

Có những người học rất nhanh, có những người phải rất lâu mới có thể học được một thứ gì đó mới. Thế còn đàn Piano thì sao? Học đàn Piano có nhanh không, bao lâu thì đánh được? Có phải bạn cũng có những câu hỏi tương tự khi mới bắt đầu tìm hiểu về bộ môn này không?

Thật ra, bạn cũng biết câu trả lời không thể nói cụ thể bằng một con số bởi mỗi người sẽ có khả năng cảm thụ âm nhạc riêng, năng khiếu riêng, và thời gian tập trung luyện tập ít hay nhiều. Đôi khi một người không có năng khiếu nhưng chăm chỉ sẽ thành thục sớm hơn những người có năng khiếu nhưng không chịu luyện tập. Điều này hoàn toàn đúng khi bạn học đàn Piano và cả những bộ môn khác nữa. Đối với bất kỳ môn học nào, thời gian bạn chinh phục được sự thử thách phụ thuộc phần nhiều vào tính nhẫn nại, chịu khó và một phần nhỏ là năng khiếu.

Cách ghi nhớ các nốt trên phím đàn Piano đơn giản đến bất ngờ

Có thể tự học đàn Piano được không và học như thế nào thì mau có hiệu quả?

Có nhiều người thích học đàn Piano nhưng không đủ kiên trì, chỉ muốn làm sao chơi được đàn một cách nhanh nhất và kết quả được nhiên sẽ không được như ý muốn. Họ đốt cháy giai đoạn, bỏ qua phần luyện ngón, giữ nhịp, học nhạc lý… từ đó, mất gốc dần nên chơi sai nhạc, học không hiệu quả và bỏ dở giữa chừng là điều đương nhiên.

Có hai phương pháp học đàn Piano bạn có thể tham khảo:

  • Học thuộc lòng, nhanh và đàn được ngay nhưng không “chuẩn”.
  • Học bài bản theo giáo trình, tuy chậm nhưng đầy đủ kiến thức nền, giúp bạn phát triển kỹ năng.

Với phương pháp đầu tiên, việc bạn cần làm chỉ là học thuộc lòng những bản nhạc mà bạn thích từ video hay từ một ai đó, tập đi tập lại cho đến khi thuộc là có thể chơi được rồi. Cách này tuy rất nhanh và nhiều người áp dụng nhưng nó không hề giúp bạn có được chút kiến thức nào về nhạc lý, kỹ thuật chơi đàn có thể sẽ không chính xác và dù bạn có sai thì cũng không ai đánh giá giúp bạn cả. Nhưng học thuộc bao lâu thì bạn sẽ chơi được một bản nhạc có sẵn? Phương pháp mỹ ăn liền này không đòi hỏi bạn mất quá nhiều thời gian, chẳng hạn: Với bài Happy Birthday thì chỉ cần một buổi là có thể chơi được, còn với các bài khó hơn, phức tạp hơn thì mất đến vài ngày hoặc vài tuần.

Trong khi đó, phương pháp thứ 2, bạn sẽ bước chậm qua từng giai đoạn, từ tư thế ngồi đến cách đặt ngón tay lên phím, các nốt nhạc, hợp âm, dậm pedal… Tất cả những kỹ năng này sẽ giúp bạn hoàn thiện đáng kể khả năng chơi đàn. Khi thành thạo, bạn có thể sẽ là một tay chơi thực thụ mà chẳng sợ sai kỹ thuật. Đối với phương pháp này, bạn có thể sẽ mất vài tháng, vài năm hoặc mãi mãi. Bởi trong khi học đàn, bạn sẽ cần phải học rất nhiều kỹ năng kèm theo để tiến đến gần hơn với sự hoàn hảo trong từng tiếng nhạc nên thời gian là yếu tố cần thiết. Bạn có thể học 1 năm để chơi được nhiều bản đơn giản, đọc và hiểu các sheet nhạc… Học 2 năm thì có thể biểu diễn trước nhiều người, học 5 năm, bạn có thể đứng trên một cương vị khác là thầy hoặc cô dạy cho người khác. Còn nếu học 10 năm hoặc hơn bạn sẽ là một nghệ sĩ piano thực thụ với niềm đam mê cháy bỏng.

Ngoài ra, việc học đàn Piano bao lâu thì chơi được còn phụ thuộc vào độ tuổi.

Thông thường, các em nhỏ sẽ mất thời gian học lâu hơn trong năm đầu để học các kỹ năng cần thiết, nhưng sau đó, khi đã nắm vững các kỹ năng khác và có kinh nghiệm, các bạn nhỏ đều học rất nhanh. Đặc biệt là các bạn có năng khiếu với bộ môn nghệ thuật này.

Người lớn thường bận rộn với công việc nên ít có thời gian luyện tập hơn nhưng bước đầu tiên, khả năng đọc hiểu, tiếp thu nhanh hơn các bạn nhỏ nên thời gian học đàn có thể ngắn hơn. Chỉ cần chăm chỉ trong vài ba tháng đầu, bạn sẽ thành thạo các kỹ năng như: Nhạc lý vững chắc, nhớ nốt nhạc, biết gõ nhịp, xử lý các dấu hóa, ký hiệu âm nhạc, dấu sắc thái mạnh nhẹ, to nhỏ… Và sau khi đã làm chủ được cây đàn piano, bạn có thể chơi hàng ngàn bản nhạc khác nhau mà không gặp bất cứ khó khăn nào!

Đừng nóng vội, hãy cứ từ từ và thoải mái tâm hồn khi học đàn Piano, đừng đốt cháy giai đoạn, hãy kiên nhẫn học hết tất cả các kỹ năng và nếu bạn có niềm đam mê cùng với sự kiên trì thì sự thành công sẽ ở ngay sau đó thôi! Bạn đừng nôn nóng nhé!

      Đó là câu hỏi ám ảnh nhất trong sự nghiệp của tôi. Tôi là một giáo viên piano. Trong sự nghiệp của tôi không biết bao lần tôi phải đối diện với câu hỏi này.

      Cách đây cũng lâu rồi tôi có nhận dạy một cậu học trò tuổi khoảng chừng hai mươi. Cha mẹ cho học những môn khác thì cậu ấy không thích, chỉ thích piano thôi nên gia đình cũng tôn trọng quyết định ấy và cho cậu ấy học đàn. Những ngày đầu làm quen với nhạc lý và phím đàn piano thật vất vả. Tôi phải sửa tay cậu ấy từng chút một. Một giờ học trôi qua với rất nhiều những giọt mồ hôi của cả cô và trò. Tôi luôn bị khản tiếng sau những lần dạy như thế. Sau nhiều tháng cố gắng thì cậu ta cũng vượt qua được giai đoạn đầu khó khăn ấy. Đã dần quen với cây đàn piano và cách dạy của tôi, bạn ấy đã có thể đánh được một số bài đơn giản.

      Thế nhưng sau khoảng sáu tháng thì gia đình cậu ấy đặt câu hỏi với tôi: khi nào con tôi học xong? Còn lâu không cô? Tôi thật sự bối rối, không biết phải trả lời thế nào, chỉ đành gượng một nụ cười méo mó.”Dạ còn lâu ạ”, tôi chỉ biết trả lời thế thôi…Tôi dạy được vài tháng nữa thì gặp lại những câu hỏi tương tự ấy. Đến lúc này tôi đành phải xin nghỉ, đành phải chia tay cậu học trò sau bao vất vả mà cả tôi và cậu ấy cùng vượt qua và đã bắt đầu có những thành quả nhất định. Tôi không thể dạy với một áp lực như vậy.

      Sau này tôi cũng gặp vài trường hợp như thế và với câu hỏi ám ảnh đó tôi đều chọn cách ra đi. Tôi không trách họ vì không phải ai cũng hiểu học piano cần thời gian rất dài và sự chăm chỉ luyện tập của học sinh. Có thể chúng ta thường bắt gặp đâu đó trên Tivi hay trong phòng trà… những hình ảnh ngón tay lướt trên những phím đàn piano thật dễ dàng tạo ra những giai điệu du dương làm say đắm lòng người. Nhưng mấy ai hiểu được quá trình gian nan học tập và sự vất vả rèn luyện của người nhạc công để trao tặng cho người nghe những âm thanh quyến rũ ấy.

      Học piano có khó không?

      Nếu bạn là người khéo tay, bạn có thể vẽ hình tròn rất tròn gần như dùng compa quay vậy. Hình vuông  cũng thế, dễ thôi, bốn cạnh thẳng tắp đều nhau. Nhưng bạn đã từng thử tay trái vẽ hình vuông và tay phải vẽ hình tròn cùng một lúc chưa? Bạn thử đi, nhìn vào kết quả bạn sẽ phì cười với những hình mình vừa vẽ ra đấy.

      Trong các loại nhạc cụ, piano là loại nhạc cụ phức tạp nhất và cũng là một trong những loại nhạc cụ khó chơi nhất. Nhiều người lầm tưởng piano cũng giống như organ và có thể ra nghề biểu diễn sau ba, bốn năm học. Nhìn sơ qua thì thấy chúng cũng giống nhau nhỉ, cũng một hàng dài những phím trắng phím đen xen kẽ nhau thật đẹp mắt. Nhưng chúng khác nhau hoàn toàn về cách chơi. Chơi organ, tay trái chúng ta chỉ cần giữ và chuyển hợp âm còn tay phải thì chạy nốt, nói thì có vẻ đơn giản nhưng cũng khá khó đấy. Nhưng chơi piano thì khó hơn rất nhiều, cả hai tay đều phải chạy nốt và mỗi tay chạy một kiểu khác nhau hệt như bạn phải cùng lúc 2 tay vừa vẽ hình vuông vừa vẽ hình tròn vậy.

Trích đoạn bài ” Một gia đình nhỏ một hạnh phúc to" – viết cho Piano.

      Nhìn đoạn trích trên, các bạn sẽ thấy khi chơi piano tay phải ta đánh nốt nhạc ở khuông nhạc phía trên [khóa Sol], cùng lúc đó tay trái đánh những nốt nhạc ở khuông nhạc phía dưới [khóa Fa] sao cho thật khớp [ chưa kể phải đúng nhịp phách, mạnh nhẹ, nhanh chậm , diễn cảm nữa…bla bla ].

      Và để ra nghề [ đi dạy, làm nhạc công biểu diễn ] thì ít nhất bạn phải chơi được piano thuần thục ở cấp độ này:

Bạn hãy xem màn biểu diễn Turkisk March

      Học piano bao lâu? Sao tôi thấy con tôi học lâu quá vậy?..

Đến đây thì các bạn có thể hiểu tại sao tôi lại rất sợ khi phải đối diện những câu hỏi đó rồi chứ.

      Học nhanh hay chậm trước hết phụ thuộc vào các bạn. Nếu bạn có năng khiếu và gặp một người giáo viên giỏi bạn sẽ đi nhanh hơn. Nhưng 90 % thành công phụ thuộc vào sự bền bỉ chăm chỉ luyện tập của bạn. Bạn đã từng say mê những tiếng đàn mượt mà, tuôn chảy như dòng suối của nhạc sỹ Richard Clayderman? Để đạt đến trình độ đó, người nhạc sỹ ấy phải tập nhiều giờ một ngày mà ngày nào cũng tập như thế. Không có con đường nào dẫn đến thành công mà bằng phẳng cả. Tất cả đều là những con đường dài và gập ghềnh khó đi.

      Để có căn cơ và chơi hay một bản nhạc có độ khó trung bình thì từ lúc bắt đầu học vỡ lòng đến lúc chơi được, bạn phải mất khoảng 2 năm. Ở đây tôi không nói đến những trường hợp thần đồng, thiên tài hay học vẹt nhé. Và để xây dựng một nền tảng vững chắc thì tuyệt đối bạn phải bỏ ngay tư tưởng “ đi tắt đón đầu” nhé. Thời gian đầu luôn là khoảng thời gian khó khăn nhất, bạn hãy cố gắng chăm chỉ luyện tập, nhất là phần luyện ngón và rồi thành công sẽ đến từ lúc nào mà bạn cũng chẳng hay biết. Và khi bạn nhìn lại chặng đường bạn đã vượt qua bạn sẽ thấy rằng hóa ra cũng không ghê gớm lắm như tôi hù bạn đâu nhỉ.

      Học piano bao lâu thì xong? Học piano có khó không? Tôi khuyên bạn nên bỏ câu hỏi đó ra khỏi tâm trí mình. Khi bạn ở vạch xuất phát mà nhìn về phía đích, bạn sẽ thấy nó rất xa và có thể bạn sẽ chọn cách bỏ cuộc ngay lập tức. “Hãy luôn khát khao, hãy luôn dại khờ” [Steve Jobs], bạn đừng suy nghĩ nhiều quá - hãy cứ yêu piano đi! Tình yêu ấy sẽ cho bạn ý chí để bạn bước đi và con đường đến đích sẽ dần hiện ra trước mắt bạn.

      “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” [ Where there is a will, there is a way. – Pauline Kael].

Khánh Ngân

Video liên quan

Chủ Đề