Nấu bí đỏ bao lâu thì chín

Bí đỏ luộc nói riêng hay bí đỏ là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe với nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong rất nhiều các món ăn được chế biến từ bí đỏ như canh bí đỏ hầm xương, cháo bí đỏ, sữa bí đỏ… thì món bí đỏ luộc luôn là món ăn dễ làm, nhanh chóng mà cũng bảo toàn được nhiều dưỡng chất nhất có trong loại thực phẩm này. Vậy rằng cách luộc bí đỏ có đơn giản không?

Ngày nay, bí đỏ luôn được xem là một nguồn thực phẩm có tác dụng tuyệt vời. Tăng cân khi ăn bởi loại quả này không hề có chất béo. Chính bởi lẽ đó mà bí đỏ rất được con người ưa chuộng và thường xuyên sử dụng trong các bữa ăn gia đình.

Cách luộc bí đỏ tưởng chừng rất đơn giản nhưng cũng vẫn cần đến một đôi bàn tay khéo léo để món ăn trông thật đẹp mắt và hấp dẫn đấy nhé.

Để sơ chế bí đỏ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như 1 con dao cắt, 1 con dao bào, 1 chiếc thớt và 1 cái rỏ. Lưu ý là các con dao cần đảm bảo sự sắc bén nhé.

Cách 1: Gọt vỏ bí đỏ bằng dao thái thông thường

Bước 1: Đầu tiên, bạn rửa sạch quả bí đỏ rồi bổ ra làm đôi, sau đó loại bỏ hết phần ruột và hạt đi.

Bước 2: Bạn chẻ quả bí đỏ ra thành từng phần rồi cắt từng miếng bí ra thành những miếng nhỏ.

Bước 3: Bạn cầm từng miếng bí nhỏ rồi dùng dao gọt bỏ vỏ đi cho đến khi hết thì thôi.

Với cách gọt vỏ này, bạn sẽ không phải “chật vật” cầm những miếng bí đỏ to để gọt mà còn có thể tạo ra những miếng bí đẹp mắt để thực hiện cách luộc bí đỏ ngon nhất đấy nhé.

Cách 2: Gọt vỏ bí đỏ bằng dao bào

Bước 1: Bạn rửa sạch quả bí đỏ rồi cắt bỏ hai đầu, đồng thời chẻ đôi quả bí để loại bỏ hết phần ruột và hạt đi.

Bước 2: Bạn dùng dao bào để gọt vỏ quả bí từ đầu đến cuối cho tới khi hết. Để dễ dàng hơn thì bạn có thể cắt quả bí thành những khoanh tròn nhỏ trước khi bào vỏ nhé.

Trong cách luộc bí đỏ thì phương pháp gọt vỏ này có vẻ khó khăn hơn so với phương pháp ở trên nhưng bạn sẽ giữ được những miếng bí to để chia cắt tùy ý về sau.

Để luộc bí đỏ, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu khoảng 500g bí đỏ

Cách luộc bí đỏ ngon rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Bạn sơ chế và làm sạch vỏ bí đỏ theo một trong hai phương pháp ở trên. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì trước khi gọt vỏ bí, bạn có thể ngâm nước muối loãng trong khoảng 15 phút nhé.

Bước 2: Sau khi gọt vỏ xong, bạn rửa sạch từng miếng bí đỏ rồi vớt ra rổ cho ráo nước.

Nếu gọt vỏ bằng phương pháp 1 thì bạn không cần phải chia cắt bí nữa nhưng nếu gọt vỏ bằng phương pháp 2 thì lúc này, bạn cần cắt từng miếng bí ra thành những miếng nhỏ vừa ăn nhé.

Bước 3: Trong cách luộc bí đỏ này, bạn bắc nồi nước lên bếp đun sôi. Ngay khi nước sôi thì bạn thả toàn bộ bí đỏ vào luộc.

Lưu ý là bí đỏ khá nhanh chín, đặc biệt là bí non nên bạn cần căn chừng thời gian để miếng bí vừa ăn, không nên luộc nhừ quá sẽ không ngon và mất chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, sau khi luộc, bạn cần vớt bí đỏ ra ngay, tránh ngâm bí lâu trong nồi sẽ làm bí nhừ quá và màu sắc bị biến đổi không còn đẹp mắt nữa nhé.

Giờ thì bạn đã biết cách luộc bí đỏ ngon để trổ tài chiêu đãi cả nhà rồi. Chúc bạn thành công nhé!

Hạt bí đỏ có tác dụng gì? Là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và được sử dụng rất nhiều trong các bữa ăn hằng ngày của con người nhưng nhiều người thắc mắc liệu ăn bí đỏ có nóng không vì nếu không biết sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Theo quan điểm của Tây y thì thực phẩm nóng là nguồn thực phẩm chứa nhiều năng lượng hơn trong cùng một đơn vị khối lượng. Ví dụ, dầu mỡ nóng vì cung cấp tới 9 calo trong 1g, trong khi 1g đạm hay 1g đường chỉ có 4 calo mà thôi. Còn thực phẩm mát là nguồn thực phẩm chứa ít năng lượng, nhiều nước, nhiều chất xơ, vitamin và muối khoáng.

Từ nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g bí đỏ có chứa khoảng 26 kcal, ngoài ra, loại thực phẩm này còn cung cấp rất nhiều chất xơ, ít tinh bột, nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin K…

Chính bởi vậy, theo quan điểm của Tây y thì bí đỏ là một loại thực phẩm mát. Vậy nên, bạn có thể yên tâm khi thực hiện cách luộc bí đỏ mà NGON hướng dẫn để ăn hằng ngày nhé.

Theo quan điểm của Đông y, thực phẩm nóng thường là thực phẩm phát triển mạnh và mùa hè, mọc thẳng đứng trên những vùng đất cao, đồng thời có chứa nhiều nước và rất nhanh chín. Còn thực phẩm lạnh là là những loại thực phẩm phát triển mạnh vào mùa lạnh, mọc bò ngang, chứa ít nước và khá lâu chín, có thể ăn được rễ, củ…

Chính vì vậy, theo quan điểm của Đông y, quả bí đỏ được xếp vào nhóm thực phẩm lạnh đấy nhé.

Ăn bí đỏ có nóng không? Câu trả lời đã rõ ràng. Dù là theo quan điểm Tây y hay Đông y thì loại thực phẩm này vẫn được xếp vào nhóm các thực phẩm có tính mát và rất bổ dưỡng cho sức khỏe của con người. Vậy nên, bạn hãy yên tâm khi sử dụng bí đỏ trong các bữa ăn gia đình nhé.

Dù bạn thực hiện cách luộc bí đỏ trên hay chế biến bí đỏ trong bất cứ món ăn nào thì cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Không nấu bí đỏ với quá nhiều dầu ăn bởi như thế sẽ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Tốt nhất là ăn luộc, hấp, nướng hoặc làm sữa bí đỏ nhé.

– Không nên ăn bí đỏ được bảo quản trong tủ lạnh quá lâu, vừa không ngon, vừa không an toàn, đặc biệt là bí đỏ đã ngã sang màu nâu.

– Nên ăn bí đỏ với liều lượng phù hợp, không nên ăn quá 2 bữa trong tuần vì hàm lượng tiền chất của vitamin A dồi dào trong bí đỏ nếu hấp thu quá nhiều sẽ tích trữ dưới da và ở gan gây nên hiện tượng vàng da.

– Những người bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn quá nhiều bí đỏ vì hàm lượng chất xơ trong thực phẩm này khá cao.

Xem thêm ->>> Ăn chuối luộc có tác dụng gì?

Trên đây, mình đã hướng dẫn bạn cách luộc bí đỏ ngon. Thông thường, bí đỏ luộc sẽ giữ được nguyên vẹn hàm lượng dưỡng chất của loại thực phẩm này nên bạn hãy tự tin và thường xuyên luộc bí đỏ để chiêu đãi cả nhà. Đừng quên theo dõi chuyên mục Món ngon mỗi ngày để cập nhật những công thức nấu ăn mới nhất nhé. Chúc các bạn thành công!

bởi Di Chần

Tue, 08 May 2018 13:45:00 GMT

Rau củ khi nấu nướng cũng cần có thời gian chuẩn, thích hợp cho từng loại để chúng có thể giữ nguyên được chất dinh dưỡng và có được màu đẹp nhất. Nhưng chúng ta thường bỏ qua điều này, vậy nên giờ cùng mình tìm hiểu thời gian chuẩn để chế biến rau củ nhằm giữ nguyên được lượng chất bổ dưỡng có trong chúng và cho gia đình những món ăn ngon.

Rau củ khi nấu nướng cũng cần có thời gian chuẩn, thích hợp cho từng loại để chúng có thể giữ nguyên được chất dinh dưỡng và có được màu đẹp nhất. Nhưng chúng ta thường bỏ qua điều này, vậy nên giờ cùng mình tìm hiểu thời gian chuẩn để chế biến rau củ nhằm giữ nguyên được lượng chất bổ dưỡng có trong chúng và cho gia đình những món ăn ngon. 

1. Cà rốt

Cà rốt là loại củ khá cứng và cần thời gian nấu hơi lâu hơn một chút so với những loại củ khác. Tuy nhiên, không phải vì lí do này mà bạn có thể nấu chúng quá lâu vì sẽ dễ làm tan biến hết các chất dinh dưỡng, thậm chí còn có thể làm thay đổi một số chất có lợi thành có hại. Sẽ có một khoảng thời gian thích hợp cho từng cách nấu cà rốt như xào, hấp, luộc… nhằm giúp chúng giữ nguyên lượng chất có trong đó.

  • Hấp: cà rốt khi hấp nên cắt thành miếng to hoặc cắt lát mỏng và hấp trong vòng từ 10 đến 13 phút là được. Không để lâu hơn khoảng này nhé, cà rốt còn giòn giòn là ngon và tốt hơn đấy.
  • Xào: cà rốt dùng để xào nên cắt thành từng khoanh tròn hoặc bào sợi. Xào trong khoảng từ 3 đến 4 phút là đã chín.
  • Luộc hoặc nấu canh: cắt miếng to hay lát tròn rồi nấu trong khoảng từ 8 đến 10 phút.
  • Nướng: cà rốt khi nướng trong lò ở 180 độ C thường sẽ cắt khúc vừa ăn rồi chẻ thành 4 hoặc 8, nướng từ 10 đến 15 phút.

2. Bông cải xanh

Trong bông cải có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể và sức khỏe khi ăn thường xuyên. Khi chế biến, cả bông cải xanh và trắng có thời gian chế biến khác nhau.

  • Hấp: chẻ bông cải thành từng búp nhỏ, vừa ăn, đừng chẻ quá nhỏ sẽ dễ bị nát. Hấp bông cải trong vòng 5 đến 10 phút.
  • Xào: bông cải chỉ nên xào khoảng từ 5 đến 7 phút là được.
  • Luộc: luộc bông cải từ 4 đến 8 phút là thời gian thích hợp nhất, vượt quá mức này bông cải sẽ chín rục và không còn giữ được nhiều chất.
  • Nướng: nướng bông cải trong lò ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 25 phút.

3. Bông cải trắng

Khác với bông cải xanh có thời gian nấu nhanh hơn, bông cải trắng lại cần nhiều thời gian chế biến hơn một chút vì kết cấu bông của chúng cứng hơn bông cải xanh nên cần nấu lâu hơn.

  • Hấp: để bông cải trắng chín tới cần hấp trong khoảng 30 phút, lâu hơn gấp 3 lần so với bông cải xanh.
  • Xào: thời gian xào bông cải trắng là từ 15 đến 20 phút.
  • Luộc: bông cải trắng được luộc từ 10 đến 15 phút là chín tới.
  • Nướng: nướng ở nhiệt độ 180 độ C, thời gian 20 phút bông cải chín và vẫn còn độ giòn ngon.

4. Bí đỏ

Có lẽ là bí đỏ là trái có độ cứng nhiều nhất trong các loại rau củ với lớp vỏ chắc chắn bao bọc bên ngoài. Do vậy, khi nấu nướng cũng cần thời gian lâu hơn.

  • Hấp: cắt bí thành miếng nhỏ, hấp trong khoảng từ 20 đến 30 phút.
  • Xào: bí đỏ xắt lát mỏng, xào trong 15 phút. Việc bào mỏng sẽ giúp bí đỏ chín nhanh hơn.
  • Luộc: cũng giống như hấp, bạn xắt bí đỏ thành từng miếng nhỏ rồi luộc trong 20 đến 30 phút là được.
  • Nướng: riêng bí đỏ cần nướng lò ở nhiệt độ 200 độ C, trong 20 đến 25 phút.

5. Bắp

Chúng ta khi luộc bắp thường không biết khi nào bắp sẽ chín nếu vẫn còn giữ nguyên vỏ và luôn phải xem chừng để không khiến bắp quá chín. Với lượng thời gian chế biến bắp này, bạn có thể thoải mái nấu bắp thành các món khác nhau.

  • Hấp: bắp hấp thường sẽ lột bỏ vỏ, cắt khúc cho vào nồi hấp trong vòng 20 đến 30 phút.
  • Luộc: đối với bắp non chỉ cần luộc khoảng 10 đến 15 phút là được, vì hạt bắp lúc này còn mềm và nhanh chín. Còn bắp già thì nên luộc lâu hơn từ 50 phút đến 2 tiếng.
  • Xào: người ta thường lãi hạt bắp ra trước khi xào và như vậy giúp bắp nhanh chín chỉ mất khoảng 3 đến 4 phút là bắp chín. Còn nếu bạn xào nguyên khúc bắp, không bỏ lõi thì nên xào từ 30 đến 40 phút.
  • Nướng: ngô nướng thường sẽ mất khoảng 30 đến 40 phút trong lò ở nhiệt độ 200 độ C.

6. Bông atiso

Bông atiso rất mát và cực kì bổ dưỡng cho chúng ta. Tuy nhiên, nếu không có thời gian chế biến cụ thể sẽ rất khó cho những ai muốn nấu bông atiso được ngon.

  • Hấp: nếu hấp luôn cà hoa thì thời gian cần thiết là từ 30 đến 40 phút là hoa chín mềm, để lâu hơn sẽ khiến hoa mất chất. Còn chỉ hấp lõi thì thời gian là 15 đến 25 phút.
  • Luộc: luộc cả hoa atiso cần thời gian từ 25 đến 30 phút. Nếu chỉ luộc phần lõi thì cần khoảng 15 đến 20 phút.
  • Xào: atiso không có thời gian cụ thể, bạn xào đến khi nào thấy hoa chuyển sang màu vàng là được.
  • Nướng: nướng nguyên cả hoa atiso trong vòng 60 phút, ở lò nhiệt độ 180 độ C.

7. Bắp cải

Nhìn bề ngoài, bắp cải mang đến cảm giác mỏng manh và sẽ chín rất nhanh, nhưng thực tế chúng cũng cần thời gian hơi lâu hơn một chút đấy.

  • Hấp: hấp bắp cải từ 7 đến 10 phút.
  • Luộc: bắp cải nhỏ luộc khoảng từ 6 đến 7 phút, còn bắp cải lớn thì luộc từ 10 đến 12 phút.
  • Xào: bắp cải cắt lát chỉ cần xào 3 đến 4 phút là đã chín.
  • Nướng: nướng bắp cải bằng lò ở nhiệt độ 200 độ C trong vòng 30 đến 35 phút.

8. Khoai tây

Khoai tây tuy mềm nhưng cũng cần thời gian chín khá lâu đấy. Lưu ý ngay để khoai tây luôn giữ được độ ngon nha.

  • Hấp: khoai tây hấp thường để nguyên trái và hấp trong 35 phút là khoai chín mềm, ngon.
  • Luộc: thời gian luộc khoai tây ít hơn hấp, nó khoảng từ 20 đến 25 phút.
  • Xào: cắt miếng vuông khoai tây và xào trong 20 đến 25 phút.
  • Nướng: để lò ở 180 độ C, nướng khoai tây trong 25 đến 30 phút.

9. Đậu que

Nhiều khi chị em xào đậu que và cứ nghĩ rằng chúng đã chín nhưng khi nếm thử thì chúng lại còn chút sống sống. Vì đậu que chưa đạt đủ thời gian để chín đấy. Lưu nhớ ngay mức thời gian dành cho đậu que để chế biến món ăn ngon nha.

  • Hấp: đậu que nên hấp trong thời gian từ 15 đến 25 phút.
  • Luộc: đậu que tươi vừa mua về luộc trong 5 đến 7 phút. Đậu que được bảo quản trong tủ lạnh thì luộc từ 10 đến 12 phút.
  • Xào: đậu que trong tủ lạnh xào trong 15 phút để chắc chắn rằng đã chín, còn đậu que tươi chỉ cần xào 10 phút.
  • Nướng: thời gian nướng đậu que khá lâu khoảng 30 đến 40 phút trong lò ở nhiệt độc 180 độ C.

10. Măng tây

Măng tây mềm và nhỏ nên sẽ không mất nhiều thời gian để chúng chín đâu nhé. Dù là hấp, luộc hay nướng luôn nha.

  • Hấp: chỉ nên hấp măng tây trong 1 đến 2 phút không để lâu hơn.
  • Luộc: luộc măng tây từ 7 đến 10 phút.
  • Xào: măng tây chỉ cần xào 5 đến 8 phút là đã chín.
  • Nướng: măng tây nướng trong lò với nhiệt độ 180 độ cần khoảng 15 đến 20 phút là chín.

Hi vọng những thông tin về thời gian chế biến các loại rau củ có ích cho bạn trong quá trình nấu nướng.

Sưu tầm và tổng hợp

Xem nội dung đầy đủ

Video liên quan

Chủ Đề