Gái đẻ kiêng rau cải bao lâu

Nhiều sản phụ sau khi sinh kiêng ăn các loại rau họ cải vì theo quan niệm dân gian truyền lại, loại rau này có thể khiến chị em bị tiểu són khi về già.

- Tôi mới sinh con được 10 ngày nhưng mẹ chồng thường xuyên bắt tôi ăn rau ngót nên thấy rất ngán. Trong khi đó, tôi rất thèm ăn rau cải, nhưng mọi người nói phải kiêng tuyệt đối các loại rau họ cải vì chúng có thể khiến tôi về già dễ bị tiểu són. Điều này có đúng không thưa bác sĩ?

Phụ nữ mới sinh bị bệnh táo bón và tiểu ít không nên ăn bắp cải sống. Ảnh: Health.

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tư vấn:

- Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh ăn rau cải sau sinh là nguyên nhân gây tiểu són khi về già. Tiểu són xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi là do các cơ thắt bàng quang và cơ thắt hậu môn đều giãn yếu dần theo sinh lý thời gian.

Do cơ thắt bàng quang không còn hoạt động tốt như lúc còn trẻ nên khi về già chúng ta thường bị rối loạn tiểu tiện, điển hình là bị tiểu són. Đây là một quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể, vì vậy nếu sản phụ sau sinh có kiêng ăn rau cải cũng không tránh khỏi được nguy cơ tiểu són khi về già. Ngược lại, việc kiêng không ăn rau cải sau sinh sẽ mất đi một nguồn cung cấp dinh dưỡng đặc biệt cho cơ thể.

Rau cải có chứa rất nhiều dưỡng chất quý tốt cho sức khỏe của sản phụ sau sinh như phytochemical, vitamin C, vitamin K, folate, chất xơ và flavonoid. Vitamin C có trong rau cải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, da, xương và răng chắc khỏe…

Sản phụ gặp các vấn đề dưới đây cần kiêng ăn rau cải:

- Thai phụ có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau họ cải nên thận trọng với cải thảo. Thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.

- Rau cải có chứa axit oxalic, với thai phụ bị sỏi thận cần hạn chế ăn. Vì khi ăn, các axit oxalic sẽ ảnh hưởng nhiều tới sự ức chế hấp thu canxi và kẽm.

- Thai phụ bị đau dạ dày hay bị chướng hơi đầy bụng không nên ăn rau cải, dễ sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng, đặc biệt là khi ăn sống.

- Phụ nữ mới sinh bị bệnh táo bón và tiểu ít không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín. Cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ Goitrin, chất này có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, những người hoặc thai phụ bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải nhiều.

Đàn ông biết gì về trầm cảm sau sinh? Qua khảo sát nhỏ của Zing.vn, không phải ông bố nào cũng biết về trầm cảm sau sinh, có người lần đầu nghe thấy tên căn bệnh này.

Sau sinh ăn rau cải được không nhỉ? Dù rau cải là một món rau rất phổ biến trong mâm cơm gia đình vì trong rau cải chứa rất nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe bao gồm: chất xơ, vitamin A,B, K, C, axit nicotic, caroten, Kali,… Thế nhưng một số mẹ lại truyền tai nhau rằng ăn rau cải như cải cúc, cải ngọt, cải xoong,.. gây mất sữa. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu xem mẹ sau sinh ăn rau cải có mất sữa không nhé!

Sau sinh ăn rau cải được không?

1. Thành phần dinh dưỡng từ rau cải 

Thành phần dinh dưỡng từ rau cải 

Để trả lời câu hỏi Sau sinh ăn rau cải được không, mẹ cần nắm rõ thành phần dinh dưỡng của rau cải! Rau cải được biết đến là loại rau xanh, giàu nước và chất xơ. Họ cải có nhiều loại rau cải khác nhau như: cải thìa, cải chíp, cải xoong, cải cúc, bắp cải, cải xoăn, súp lơ. Rau cải trồng nhiều ở khu vực ôn đới. 

Cải đa phần đều mang mùi hăng đặc trưng. Tuy nhiên, không thể phụ nhận giá trị dinh dưỡng giàu vitamin, chất xơ, bổ sung nước từ cải. Cải cũng là loại rau luôn có mặt trong thành phần ăn dặm sớm của con. Việc tập con ăn dặm bằng súp lơ xanh, bắp cải đã có trong các phương pháp tập con ăn dặm nổi tiếng. 

Như rau cải xoong chứa nhiều vitamin C, B1, B6, K, E, sắt, canxi, magiê, mangan, kẽm và kali hơn so với bông cải xanh, táo và cà chua. Tốt cho việc bảo vệ sức khỏe, chống oxy hóa, chống độc, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, nhiều yếu tố khoáng chất rất dễ hấp thu như canxi, iot. 

Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt, chứa nhiều vitamin A, B, C, E. Hàm lượng nguyên tố vi lượng kẽm cao hơn cả thịt, cá. Cải thảo nấu chín chứa nhiều vitamin A, C, K, B2, B6, calcium, sắt, mangan, folat.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy họ cải như bông cải xanh, bông cải, bắp cải… có thể giúp ngăn ngừa các chứng ung thư buồng trứng, thận, tụy tạng nhờ vào chất glucosinolat, axít sinapic, flavonoid, thành phần kháng ôxy hóa phenolic và carotenoid.

Khăn ướt mamamy chủ động ngừa hăm

2. Sau sinh ăn rau cải được không?

2.1. Sau sinh ăn rau cải được không với cải ngọt?

Sau sinh ăn rau cải được không với cải ngọt? Trong cải ngọt có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao gồm vitamin B1, các albumin, chất đường, axit panmic, iot,… Đặc biệt trong rễ và lá của cây cải ngọt chứa nhiều chất có lợi cho hệ tiêu hoá và thúc đẩy hoạt động tiếp thu các albumin có tác dụng bảo vệ gan, ngăn ngừa hình thành mỡ trong gan.

Sau sinh ăn rau cải được không với cải ngọt?

Mẹ sau sinh đặc biệt quan tâm đến vấn đề sữa cho bé. Nên nhiều mẹ lo lắng rằng việc ăn cải ngọt có gây mất sữa không? Góc của mẹ xin khẳng định đối với cải ngọt, mặc dù có tình hàn như bắp cải, nhưng không ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ khi ăn. Vì nhìn chung, cải ngọt khá lành tính với tất cả mọi người. Vì thế mẹ cứ yên tâm ăn nhé!

2.2. Sau sinh ăn rau cải được không với cải cúc?

Sau sinh ăn rau cải được không với cải cúc? Do cải cúc vốn khá đặc biệt về vị, hình dạng so với các loại cải khác. Nhiều mẹ nghi ngờ việc sau sinh có cần kiêng cải cúc không? Thực hư câu chuyện được lý giải khoa học như sau. Cải cúc chứa năng lượng protein, các axit amin, lysine, chất béo, chất xơ… và nhiều vitamin quan trọng. Vitamin B có trong cải cúc cực nhiều để bồi bổ trí não, hỗ trợ cơ thể trao đổi chất và các hoạt động chuyển hoá năng lượng ở các tế bào. Cải cúc khi nấu còn có chất nhờn cung cấp cho mẹ. Thêm vào đấy là hàm lượng chất xơ dồi dào có trong rau cải cúc giúp mẹ giảm bớt tình trạng táo bón và cảm giác mệt mỏi, căng thẳng sau sinh. Vì vậy, mẹ sau sinh hoàn toàn có thể ăn cải cúc bình thường. Ngược lại với các món cải cúc nấu canh, cải cúc nấu thịt bò, cải cúc nấu cá đều rất bổ dưỡng cho mẹ nhé. 

Sau sinh ăn rau cải được không với cải cúc?

Vì vậy ăn rau cải cúc có mất sữa không? Thì mẹ sau sinh ăn loại thực phẩm này có thể bổ sung các dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mà vẫn yên tâm không ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa cho con nhé. Theo y học cổ truyền thì cải cúc là thực vật có vị ngọt mát, vì vậy cải cúc rất dễ ăn, khiến mẹ ngon miệng đồng thời còn cải thiện tình trạng mất sữa, ít sữa ở mẹ nữa đó. Thêm vào đấy là hàm lượng chất xơ dồi dào có trong rau cải cúc giúp mẹ giảm bớt tình trạng táo bón và cảm giác mệt mỏi, căng thẳng sau sinh.

2.3. Mẹ sau sinh ăn được cải xoong không?

Sau sinh ăn rau cải được không với cải xoong? Tại sao nhiều mẹ lo lắng cải xoong khi hỏi sau sinh ăn rau cải được không? Vì cải xoong được biết đến như một nguồn hoá chất thực vật giúp cơ thể chống lại sự oxy hóa. Đồng thời hỗ trợ hoạt động tiêu hoá, lợi tiểu, long đờm hiệu quả trong Y học. Người ta tin rằng cây cải xoong có khả năng chữa bệnh ung thư phổi. Tuy điều này vẫn chưa được khẳng định. Nên về giá trị dinh dưỡng của cải xoong đến mẹ bầu vẫn còn lo lắng. Vì lúc này mẹ đang nuôi cả mẹ và con. 

Dinh dưỡng đặc biệt của cải xoong:

  • Thành phần vitamin C, B, K, E,… cũng như các khoáng chất cần thiết như canxi, sắt,…có trong loại cây này cung cấp một nguồn năng lượng tuyệt vời cho cơ thể mẹ, lợi sữa cho bé. Thêm vào đó nó còn có khả năng kháng viêm. Và giảm các triệu chứng bệnh lý về da như mụn trứng cá, eczema,…
  • Hàm lượng chất xơ có trong loại cây này giúp cải thiện hệ tiêu hoá hiệu quả. Và giúp giảm thiểu tình trạng táo bón, đầy hơi, khó tiêu hay gặp ở các mẹ sau sinh.
  • Rau cải xoong có khả năng phòng ngừa ung thư như ung thư vú, ung thư ruột,… do nó bổ sung vitamin B9 cho cơ thể mẹ.
  • Nhờ vào các thành phần Lutein và Zeaxanthin thì rau cải xoong giúp cơ thể mẹ phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch cực tốt. 
  • Cải xoong có tính hàn như các loại cải khác. Do đó nó có công dụng thanh nhiệt, giải độc cực tốt nhằm chủ trị các vấn đề tiêu hoá và tiểu tiện.
  • Khoảng thời gian sau sinh, cơ thể suy yếu cộng thêm sự rối loạn nội tiết khiến mẹ rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, bổ sung Folate có trong rau cải xoong sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh.
Mẹ sau sinh ăn được cải xoong không?

Sau sinh ăn rau cải được không và liệu ăn rau cải xong có mất sữa không? Sau sinh, cơ thể mẹ còn rất yếu, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Vì thế mẹ cần có thời gian để hồi sức và ổn định lại chức năng cơ thể. Đây cũng là lý do ngoài dinh dưỡng, việc cung cấp vitamin, chất xơ, nước để bù đắp, tăng sức đề kháng tốt hơn. Giai đoạn sau sinh và cho con bú 6 tháng đầu, chế độ ăn của mẹ được xây dựng một cách chi tiết. Mẹ cần giữ và biếng kiêng cữ về số lượng, các món ăn. Bởi đặc tính hàn của rau cải có thể gây ảnh hưởng cho hệ tiêu hoá nếu ăn quá nhiều. Vì vậy mẹ nên điều chỉnh lượng ăn cho phù hợp để tránh gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể nhé. Thế nên ăn rau cải có mất sữa không? Thì rau cải xoong hoàn toàn không gây sữa mẹ như lời đồn thổi mặt khác còn rất tốt đối với sức khỏe mẹ sau sinh.

Mẹ tham khảo thêm: Sau sinh ăn rau gì để phục hồi sức khỏe nhanh chóng

3. Khi nào cần kiêng ăn rau cải sau sinh?

Sau sinh ăn rau cải được không? Khi nào cần kiêng ăn rau cải sau sinh?

Ngoài sau sinh ăn rau cải được không, mẹ cũng cần nắm thêm khi nào cần kiêng ăn rau cải sau sinh? Thai phụ có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau họ cải thì phải thận trọng với cải thảo. Rau cải có chứa axit oxalic. Do đó những thai phụ bị sỏi thận cần hạn chế ăn. Bởi khi ăn, các axit oxalic sẽ ảnh hưởng nhiều tới sự ức chế hấp thu canxi và kẽm.Thai phụ bị đau dạ dày hay bị chướng hơi đầy bụng cũng không nên ăn rau cải để tránh sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng, đặc biệt là hạn chế ăn sống rau cải. 

Sau sinh ăn rau cải được không? Không nếu mẹ sau sinh bị bệnh táo bón và tiểu ít nhé. Tránh ăn bắp cải sống với món salad hoặc dưa bắp cải muối. Cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ Goitrin. Chất này tuy có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, những người hoặc thai phụ bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải nhiều.

4. Những món ăn với rau cải mẹ sau sinh có thể tham khảo

                                         Sau sinh ăn rau cải được không? Ăn món gì?
  • Rau cải xoong xào tỏi: Để át tính hàn có trong rau cải xoong thì tỏi mang tính ấm.
  • Canh rau củ hầm xương: món ăn giàu sữa và vitamin cho mẹ được nấu từ các loại rau củ màu sắc cung cấp đa dạng vitamin như súp lơ, cải thìa, cà rốt, củ dền,…
  • Rau cải xoong nấu canh xương: Đây là món ngon ngọt từ xương hầm cùng vị thanh của rau cải. Vừa giúp mẹ bổ sung dưỡng chất từ nước xương và rau cải lại cực kỳ dễ ăn cho các mẹ thời kỳ ở cữ.
  • Bò hầm xào rau cải: Đây là món ăn không thể không nhắc đến. Đây là món ăn rất bổ dưỡng cho mẹ sau sinh, vừa lợi sữa vừa giàu chất.
  • Gà hầm rau cải: Rau cải rất dễ nấu cùng các món ăn phải không nào.
  • Cải cúc nấu canh thịt bò: Đây sẽ là món ăn cung cấp chất sắt, bổ máu cho mẹ nhanh chóng khỏe lại sau sinh đấy.

Xem thêm: Cách nấu rau cải thơm mát ngon tuyệt

Nguồn: HandmadeVN [Youtube]

Đối với câu chuyện sau sinh ăn rau cải được không? Mẹ nên biết đặc điểm các loại cải, biết lên kế hoạch ăn bao nhiêu nhé. Sữa mẹ là nguồn thức ăn quan trọng trong những năm tháng tháng đầu đời của trẻ. Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con. Vậy nên, mẹ cũng rất quan tâm đến nguồn sữa của mình. Hãy lưu ý cho thực đơn ăn cho mẹ sau sinh các món từ rau cải dinh dưỡng nhé.  

Có thể mẹ cũng quan tâm đến bài viết này:

Sau sinh ăn hành tây được không?

Video liên quan

Chủ Đề