Kiểu dữ liệu có sẵn trong C++ được gọi là gì

Các chủ đề liên quan: C++

Tiếp tục video bài học trong series học Lập trình căn bản & C++. Bài học này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các kiểu dữ liệu cơ bản trong C++.

Khi làm việc với bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào, bạn cần sử dụng các kiểu dữ liệu đa dạng để lưu giữ thông tin. Các biến, không gì khác ngoài các vị trí bộ nhớ được dành riêng để lưu giá trị. Nghĩa là, khi bạn tạo một biến, bạn dành riêng một số không gian trong bộ nhớ cho biến đó.

Các bạn có thể thích lưu thông tin của các kiểu dữ liệu [Data type] đa dạng như character, wide character, integer, floating-point, double floating point, boolean,… Dựa trên kiểu dữ liệu của một biến, hệ thống sẽ cấp phát bộ nhớ và quyết định những gì có thể được lưu giữ trong bộ nhớ dành riêng đó.

Các kiểu dữ liệu cơ bản trong C++

Tên tiếng Anh là Primitive Type, còn có thể gọi là kiểu dữ liệu gốc, kiểu dữ liệu có sẵn trong C++. Bên cạnh các kiểu dữ liệu gốc này, C++ cũng cung cấp các kiểu dữ liệu user-defined. Dưới đây liệt kê các kiểu dữ liệu cơ bản sử dụng trong C++:

Kiểu dữ liệu Từ khóa
Boolean bool
Ký tự char
Số nguyên int
Số thực float
Số thực dạng double double
Kiểu không có giá trị void
Kiểu wide character wchar_t

Một số kiểu căn bản có thể được sửa đổi bởi sử dụng một hoặc nhiều modifier này:

  • signed [kiểu có dấu]
  • unsigned [kiểu không có dấu]
  • short
  • long

Bảng bên dưới hiển thị kiểu dữ liệu, lượng ô nhớ nó dùng để lưu giá trị trong bộ nhớ, và giá trị lớn nhất và nhỏ nhất có thể được lưu giữ với các kiểu dữ liệu đó:

Loại dữ liệu Kiểu dữ liệu  Số ô nhớ Miền giá trị
Boolean bool 1 byte 0 hoặc 1. Trong đó 0 => FALSE và 1 => TRUE
Ký tự char 1 byte  -127 tới 127 hoặc 0 tới 255
unsigned char 1 byte  0 tới 255
signed char 1 byte  -127 tới 127
Số nguyên int 4 byte  -2147483648 tới 2147483647
unsigned int 4 byte  0 tới 4294967295
signed int 4 byte  -2147483648 tới 2147483647
short int 2 byte -32768 tới 32767
long int 4 byte  -2,147,483,647 tới 2,147,483,647
Số thực float 4 byte  +/- 3.4e +/- 38 [~7 chữ số]
double 8 byte  +/- 1.7e +/- 308 [~15 chữ số]
long double 8 byte +/- 1.7e +/- 308 [~15 chữ số]

Kích cỡ của các biến có thể khác với những gì hiển thị trên bảng, phụ thuộc vào compiler và máy tính bạn đang sử dụng.

Để hiểu rõ hơn chi tiết và ví dụ minh họa cụ thể cho từng kiểu dữ liệu cơ bản trong C++, mời các bạn cùng xem trong video bài học bên dưới và thực hành cùng Trainer Trần Lê Anh Thể của LAPTRINHVIEN.IO luôn nhé!

Hi vọng qua video bài học này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về từng kiểu dữ liệu cơ bản cần thiết để sử dụng trong khi lập trình. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào trong quá trình thực hành, hãy comment bên dưới bài viết, đội ngũ Trainers của LAPTRINHVIEN.IO sẽ luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể. Hẹn gặp lại các bạn ở bài học tiếp theo về biến và cách khai báo biến trong C++. Cám ơn các bạn đã theo dõi video bài học Xuất chuỗi: Hello World.

  • Ký tự điều khiển [escape sequence]. Gồm dấu \ và một số ký tự như sau:
    • \a: Tiếng chuông
    • \b: Lùi lại 1 bước
    • \n: Xuống dòng
    • \t: Dấu Tab
    • \\: In dấu \
    • \?: In dấu ?
    • \”: In dấu “
  • Đặc tả [conversion specifier]
    • %d: số nguyên hệ 10 có dấu
    • %u: số nguyên hệ 10 không dấu
    • %x: số nguyên hệ 16
    • %o: số nguyên hệ bát phân
    • %s: xâu kí tự
    • %c: một kí tự đơn
    • %f: số chấm động cố định
    • %e: số chấm động [ký hiệu có số mũ]
    • l : Tiền tố dùng kèm với %d, %x, %o để chỉ số nguyên dài [ví dụ %ld]
  • Ví dụ
    • int a = 10, b = 20;
    • printf[“%d”, a]; => Xuất ra 10
    • printf[“%d”, b]; => Xuất ra 20
    • printf[“%d %d”, a, b]; => Xuất ra 10 20
    • float x = 15.06;
    • printf[“%f”, x]; => Xuất ra 15.060000
    • printf[“%f”, 1.0/3]; => Xuất ra 0.333333
  • Câu lệnh nhập trong C

    • Cú pháp: scanf[[, , , …]];
    • giống định dạng xuất nhưng chỉ có các đặc tả.
    • Các đối số là tên các biến sẽ chứa giá trị nhập và được đặt trước dấu &.
    • Ví dụ: cho a và b kiểu số nguyên
      • scanf[“%d”, &a]; // Nhập giá trị cho biến a.
      • scanf[“%d”, &b]; // Nhập giá trị cho biến b.
      • => scanf[“%d%d”, &a, &b];
      • Các câu lệnh sau đây sai.
        • scanf[“%d”, a]; // Thiếu dấu &.
        • scanf[“%d”, &a, &b];// Thiếu %d cho biến b.
        • scanf[“%f”, &a]; // a là biến kiểu số nguyên.
        • scanf[“%9d”, &a]; // không được định dạng.
        • scanf[“a = %d, b = %d”, &a, &b”];

    Bài tập

    1. Nhập năm sinh của một người và tính tuổi của  người đó.
    2. Nhập 2 số a và b. Tính tổng, hiệu, tích và thương của hai số đó.
    3. Nhập số lượng và đơn giá sản phẩm. Tính tiền và thuế giá trị gia tăng phải trả, biết:
      • tiền = số lượng * đơn giá
      • thuế giá trị gia tăng = 10% tiền
    4. Nhập điểm thi và hệ số 3 môn Toán, Lý, Hóa của một sinh viên. Tính điểm trung bình.
    5. Nhập chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật. Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó.
    6. Nhập bán kính của đường tròn. Tính chu vi và diện tích của hình tròn đó.
    7. Nhập vào số xe [gồm 4 chữ số] của bạn. Cho biết số xe của bạn được mấy nút?

    VIDEO HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

    Video liên quan

    Chủ Đề