Học sinh tử vong khi học trực tuyến

Trưa 15/10, bà Nguyễn Thị Hồng Hoa - Bí thư Huyện ủy Nam Đàn cho biết: “Ngay khi vụ việc xảy ra, tôi đã chỉ đạo công an huyện vào hiện trường. Sáng nay, tôi tiếp tục đề nghị công an huyện kiểm tra lại hồ sơ, xác định đúng nguyên nhân vụ việc. UBND huyện, ngành giáo dục cũng đã thăm hỏi, phối hợp gia đình mai táng nạn nhân theo phong tục địa phương.

Thượng tá Cao Văn Tám - Trưởng Công an huyện Nam Đàn, thông tin thêm: “Tối qua, cơ quan công an đã khám nghiệm hiện trường. Tuy gia đình không có yêu cầu, nhưng chúng tôi sẽ làm rõ nguyên nhân vụ việc. Chúng tôi sẽ công bố khi có kết quả điều tra. Còn dư luận, người thì nói trong nhà [nạn nhân-PV] có can xăng bị đổ, gây chập điện; người thì nói nổ pin sạc dự phòng gây cháy".

Lãnh đạo ngành giáo dục Nghệ An, huyện Nam Đàn đến thăm hỏi, động viện gia đình em Q.

Đoàn công tác bày tỏ sự tiếc thương trước sự ra đi của em Q.

Cũng trong sáng nay, GS,TS Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi, chia buồn với gia đình nạn nhân.

“Cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc. Còn khi thăm hỏi, tôi được biết nguyên nhân chưa hẳn do nổ sạc điện thoại mà có thể do cháy xăng khiến học sinh bị bỏng và ngạt thở. Tôi cũng đề nghị nhà trường kiểm tra xem giáo viên có yêu cầu thực hành thí nghiệm liên quan đến xăng hay không? Câu trả lời là không! Hôm đó cô giáo dạy từ vựng ở môn Tiếng Việt và số thập phân ở môn Toán”, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho hay.

Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Dương Đình Chỉnh cho biết, bác sỹ tiếp nhận cấp cứu cho biết, cơ thể nạn nhân bỏng nặng, có mùi xăng.

Như Tiền Phong đã đưa tin, chiều 14/10, trong thời gian học trực tuyến tại nhà, ca từ 15-17h, em Nguyễn Văn Q. [học sinh lớp 5, trường Tiểu học Nam Anh, huyện Nam Đàn, Nghệ An] không may gặp tai nạn và tử vong sau đó.

Sáng 15.10, ông Lê Trung Sơn, Trưởng phòng Giáo dục H.Nam Đàn [Nghệ An], cho biết trên địa bàn vừa xảy ra sự việc một học sinh lớp 5 tử vong do bị điện thoại phát nổ khi đang học trực tuyến tại nhà.

Sự việc trên xảy ra vào khoảng 16 giờ ngày 14.10 tại nhà em N.V.Q, ở xã Nam Anh, H.Nam Đàn.

Theo đó, chiều 14.10, em N.V.Q. [lớp 5, Trường tiểu học Nam Anh] dùng điện thoại [chưa rõ chủng loại điện thoại] cắm sạc để học trực tuyến tại nhà, ca học từ 15 - 17 giờ.

Khoảng 16 giờ, khi Q. đang học thì chiếc điện thoại bất ngờ phát nổ. Lửa cháy bén vào quần áo khiến khiến em này bị thương nặng do bỏng.

Ngay sau đó, gia đình đã đưa Q. đến bệnh viện cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên nạn nhân đã không qua khỏi.

Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, H.Nam Đàn đã cho học sinh đến trường học trực tiếp từ 3 tuần trước. Ông Sơn cho biết, nhà trường vẫn duy trì học trực tuyến mỗi tuần 1 buổi để chuyển trạng thái cần thiết khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Đến nay, tại Nghệ An có 19 huyện, thị đã cho học sinh đến trường học trực tiếp, riêng TP.Vinh và TX.Cửa Lò học sinh chưa thể đến trường, vẫn đang phải học trực tuyến.

Tin liên quan

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Đàn cho hay, chiều 14/10 nam sinh lớp 5 ở nhà riêng học trực tuyến bằng điện thoại. Lúc em đang ở phòng một mình thì xảy ra vụ nổ. Nạn nhân bị cháy quần áo, kêu cứu, được đưa tới bệnh viện tuyến tỉnh cấp cứu, song tử vong tối cùng ngày.

Theo bác sĩ bệnh viện, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khó thở, cơ thể nhiều vết thương do bỏng nặng. "Vết bỏng do vụ cháy xăng, song nguyên nhân cụ thể thì chưa xác định", bác sĩ thông tin.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn, cho biết tai nạn do rủi ro nên gia đình không yêu cầu điều tra.

Huyện Nam Đàn đã chuyển sang học trực tiếp gần một tháng nay. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, các trường duy trì học trực tuyến một buổi/tuần đề phòng Covid-19 bùng phát thì có thể chuyển sang học cách này.

Tại Nghệ An, học sinh nhiều địa phương đã quay trở lại trường trong những tuần qua sau khi dịch được kiểm soát và trở lại "bình thường mới". Riêng TP Vinh, thị xã Cửa Lò và huyện Nghi Lộc học sinh các cấp đang học trực tuyến.

    Đang tải...

  • {{title}}

Hải Bình

Nhảy đến nội dung

Sau vụ học sinh tử vong ở nhà khi học online, phụ huynh lo lắng nghỉ làm trông con

Chủ Nhật, 06:00, 12/09/2021

Phụ huynh gấp rút tìm gia sư, luân phiên nghỉ làm trông con mùa dịch

Anh Nguyễn Thanh Sơn [Hà Đông, Hà Nội] có con học lớp 2 cho biết, khi học online, gia đình luôn hướng dẫn con sử dụng những thiết bị điện, điện tử an toàn như không chạm tay vào ổ cắm điện, không vừa sạc điện thoại, máy tính vừa sử dụng, dặn dò con không tự ý cắm điện, tuy nhiên, nếu trường hợp phải cắm, con sẽ cầm phích cắm thế nào cho an toàn, bên cạnh đó, cũng hướng dẫn con những vật dụng nào có thể dẫn điện, vật dụng nào không.

Ảnh minh họa.

“Gia đình rất lo lắng khi con học online, bởi học sinh lớp 2 không chỉ khó khăn trong việc tiếp cận bài giảng mà còn cả về vấn đề an toàn của trẻ. Trong khi con học online thì bố mẹ vẫn phải đi làm cả ngày, việc học cùng con rất khó khăn. Gia đình tôi đã tìm gia sư để hỗ trợ con trong thời gian học trực tuyến, nhưng do dịch bệnh nên đến nay vẫn chưa tìm được. Tuần vừa qua, tạm thời vẫn để cháu tự học ở nhà cùng chị gái học lớp 8, nhưng khi nghe thông tin có học sinh bị tai nạn lúc học online, bản thân tôi cảm thấy rất bất an, nếu không còn giải pháp nào khác có lẽ bố mẹ phải xin nghỉ làm luân phiên để trông con. Trước mắt tuần tới mẹ cháu sẽ xin nghỉ phép để ở nhà học cùng con”, anh Sơn cho biết.

Nhiều ngày nay khi bắt đầu năm học mới, con trai chị Lê Hà [Thanh Xuân, Hà Nội] đã chuyển sang học online, trong khi đó công việc của chị Hà vẫn phải thường xuyên đến cơ quan làm việc. Những buổi phải đi làm, chị thường hướng dẫn con trai học lớp 3 ở nhà tự sử dụng các thiết bị điện tử, hâm nóng đồ ăn bằng lò vi sóng… Nhưng sự cố xảy ra với học sinh lớp 5 mới đây khiến phụ huynh này không khỏi hoang mang.

“Tôi đã phải hướng dẫn con những điều cơ bản để đảm bảo an toàn trong trường hợp ở nhà một mình. Không chỉ riêng tôi lo lắng mà rất nhiều bố mẹ khác cũng có chung nỗi lo về an toàn của các con khi học online mà không có người lớn ở cạnh. Trong khi nhiều bố mẹ vẫn phải đi làm, việc học cùng con rất khó khăn. Ngay trong tối qua, tôi cùng một số hàng xóm đã quyết định sẽ luân phiên xin làm online ở nhà để hướng dẫn các con học. Nhóm học chung chỉ từ 3-4 con, đảm bảo giãn cách khi ngồi học, các con được học cùng các bố mẹ và chăm sóc cẩn thận hơn khi học online”, chị Hà chia sẻ.

Trong khi nhiều gia đình đã tìm được giải pháp, không ít phụ huynh vẫn loay hoay vì không có người trông con. Cả 2 vợ chồng anh Nguyễn Tiến Huy [Thanh Xuân, Hà Nội] đều phải đi làm trong thời gian này. Lúc trước, mỗi khi con phải học online, bố mẹ đi làm đã có ông bà ở nhà trông cháu, nhưng nay ông bà lại đang mắc kẹt ở quê chưa thể trở lại Hà Nội do dịch bệnh.

“Bố mẹ không được nghỉ làm, nhưng để con ở nhà một mình lại không yên tâm. Dù ở nhà đã có camera để dõi các hoạt động của con, hướng dẫn con từ xa khi cần, nhưng không phải lúc nào bố mẹ cũng có thể chăm chăm nhìn vào màn hình điện thoại. Tôi cảm thấy rất bất an khi các con học online một mình, chưa nói đến tính hiệu quả, nhưng khi trẻ ở nhà một mình đã rất nguy hiểm”, anh Huy nói.

Không được để trẻ ở nhà 1 mình không kiểm soát

Đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nghiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục [Đại học Quốc gia Hà Nội] cho rằng, với học sinh bậc tiểu học, khi chuyển từ học trực tiếp sang học trực tuyến khiến các gia đình, thầy cô đều cảm thấy bỡ ngỡ, căng thẳng. Bên cạnh sự thiếu hụt mang tính hệ thống của việc đảm bảo hạ tầng, thiết bị và các tài nguyên số cần thiết [băng thông, đường truyền] thì còn rất nhiều yếu tố liên quan đến an toàn cần có sự cam kết đồng hành của cha mẹ. Để học được online, học sinh cấp 1 cần được đảm bảo 2 điều quan trọng nhất là an toàn và thoải mái.

“Không chỉ là an toàn trước tai nạn thương tích có thể xảy ra trong nhà như bỏng, ngã, điện giật, ngộp nước trong bồn tắm, bị thương bởi các vật sắc nhọn mà còn cả những nguy cơ trên mạng internet khi con học trực tuyến. Nguyên tắc an toàn đối với những trẻ từ 10 tuổi trở xuống là không được phép để trẻ ở một mình không kiểm soát quá 4 tiếng, không được để trẻ 10 tuổi trông trẻ 6 tuổi mà không có sự để mắt của người lớn. Trong các tình huống phải ở một mình lâu, trẻ có thể trở nên rất lo lắng và mất kiểm soát hành vi”, PGS.TS Trần Thành Nam nói.

Trong trường hợp cha mẹ vẫn phải đi làm, cần tìm đến những giải pháp công nghệ để theo dõi và hỗ trợ trẻ từ xa. Phụ huynh cũng có thể nhắc con bằng cách tạo các tờ giấy nhớ ghi chú lại nguyên tắc an toàn trong nhà, dán ở những nơi trẻ dễ nhìn, góc học tập của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cần luôn nhớ rằng an toàn của con phải được ưu tiên hàng đầu, nếu bố mẹ đi làm, phải phân công lịch cụ thể để trông con. Khi ở nhà, bố mẹ cũng cần tìm cách quản lý những nguy hiểm có thể gây thương tích cho trẻ như rút ổ điện, bọc các góc nhọn bằng các tấm mút, giăng lưới ở cầu thang, rào ngăn lan can. Bố mẹ cũng cần chú ý chắc chắn không thể để con ở nhà một mình mà không trông hay có sự giám sát.

“Điều cần làm lúc này là cha mẹ hãy lưu tâm đến các yếu tố an toàn và thoải mái của con trước khi để con học trực tuyến. Việc học trực tuyến bản thân cũng vốn là một tình huống gây stress và phải đối diện với rất nhiều nguy cơ nên không thể để các con một mình khi chưa chắc chắn về những kỹ năng bảo vệ sự an toàn bản thân của con chưa sẵn sàng”, PGS.TS Trần Thành Nam đưa ra lời khuyên./.

VOV.VN - Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục phối hợp đảm bảo hạ tầng, đường truyền cung cấp dịch vụ viễn thông ổn định, an toàn, đáp ứng yêu cầu làm việc trực tuyến, dạy, học từ xa.

VOV.VN - Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục phối hợp đảm bảo hạ tầng, đường truyền cung cấp dịch vụ viễn thông ổn định, an toàn, đáp ứng yêu cầu làm việc trực tuyến, dạy, học từ xa.

VOV.VN - Sở GD-ĐT Hà Nội đã gửi lời chia buồn tới gia đình học sinh bị tai nạn, đồng thời chỉ đạo ngành GD-ĐT Đống Đa và nhà trường thăm hỏi, chia buồn và hỗ trợ gia đình học sinh.

VOV.VN - Sở GD-ĐT Hà Nội đã gửi lời chia buồn tới gia đình học sinh bị tai nạn, đồng thời chỉ đạo ngành GD-ĐT Đống Đa và nhà trường thăm hỏi, chia buồn và hỗ trợ gia đình học sinh.

VOV.VN - Một bé trai 10 tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội bị tử vong thương tâm do bị điện giật khi đang học trực tuyến trên máy tính.

VOV.VN - Một bé trai 10 tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội bị tử vong thương tâm do bị điện giật khi đang học trực tuyến trên máy tính.

VOV.VN- "Qua hơn một năm triển khai dạy trực tuyến, chúng ta vẫn đang chậm trong đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, đặc biệt là điều kiện học tập. Đây là khó khăn rất lớn, cần khắc phục với sự nỗ lực của mỗi gia đình và cả hệ thống để có sự ưu tiên trong giáo dục".

VOV.VN- "Qua hơn một năm triển khai dạy trực tuyến, chúng ta vẫn đang chậm trong đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, đặc biệt là điều kiện học tập. Đây là khó khăn rất lớn, cần khắc phục với sự nỗ lực của mỗi gia đình và cả hệ thống để có sự ưu tiên trong giáo dục".

Video liên quan

Chủ Đề