Họp chuẩn bị nhân sự 2022-2023

Thầy giáo Nguyễn Khắc Điệp – Hiệu trưởng Trường THCS Trà Mai [xã Trà Mai] cho biết, năm học 2022 – 2023, trường có tổng số 296 học sinh với 8 lớp. Theo định mức biên chế trường sẽ được bố trí 16 giáo viên, nhưng thực tế chỉ có 9 giáo viên biên chế. Để đảm bảo số lượng giáo viên trong năm học mới, ngay từ khi kết thúc năm học nhà trường đã chủ động tìm nguồn giáo viên để hợp đồng.

“Một trong những cái khó khăn của các huyện miền núi nói chung và huyện Nam Trà My nói riêng là giáo viên thuyên chuyển về đồng bằng, nhưng với tâm thế chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới, nhà trường đã hợp đồng đủ giáo viên các bộ môn để thực hiện chương trình giảng dạy năm nay…” thầy Điệp chia sẻ.

Tại Trường PTDT Nội trú huyện Nam Trà My, nhiều năm qua, việc thiếu vị trí nhân viên trong hoạt động chuyên môn luôn khiến lãnh đạo nhà trường trăn trở.

Thầy giáo Bùi Ngọc Luận – Hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú huyện Nam Trà My cho biết, sau nhiều năm thiếu biên chế vị trí nhân viên, năm học 2021 – 2022, trường được Sở GD& ĐT tỉnh phân bổ 3 biên chế nhân viên gồm: nhân viên y tế, thiết bị, công nghệ thông tin, nhưng chỉ có 1 trong 3 người lên nhận công tác. Khi vừa kết thúc năm học nhân viên này cũng viết đơn xin nghỉ việc.

“Việc người trúng tuyển vị trí nhân viên sử dụng chung không lên nhận công tác hay xin nghỉ việc đang là bài toán đau đầu chưa có lởi giải của lãnh đạo nhà trường và vấn đề này đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của trường. Năm học 2022 – 2023, nhà trường tiếp tục được Sở GD&ĐT tỉnh phân bổ 2 trong 5 chỉ tiêu biên chế vị trí nhân viên. Hiện tại, các em đã liên hệ và nhận công tác. Nhà trường đang cố gắng làm công tác tư tưởng, động viên để các em yên tâm công tác lâu dài…” thầy Luận thông tin

Lý giải cho vấn đề thiếu giáo viên, nhân viên trong nhà trường thời gian qua, thầy Luân chia sẻ “Nếu người làm ở vị trí nhân viên tại trường với mức lương tập sự ở năm đầu tiên là hơn 3 triệu đồng thì rất khó để thu hút và giữ chân họ được. Hy vọng tỉnh sẽ sớm có một cơ chế đặc thù trong công tác tuyển dụng cũng như chế độ của giáo viên, nhân viên công tác tại huyện miền núi để ổn định đội ngũ giáo viên, nhân viên tại các trường.

Năm học 2022 – 2023, Trường PTDTNT huyện Nam Trà My có tổng số 327 học sinh, với 4 khối từ lớp 9 đến lớp 12. Mặc dù vẫn còn những khó khăn nhưng nhà trường cũng đã chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên, nhân viên để thực hiện chương trình giảng dạy năm nay”


Học sinh Nam Trà My tập trung trở lại trường để chuẩn bị bắt đầu năm học mới 2022 - 2023

Trao đổi về những khó khăn liên quan đến vấn đề thiếu giáo viên, nhân viên tại các trường trước năm học 2022 – 2023, thầy giáo Võ Đăng Thuận – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My cho hay, tổng biên chế ngành giáo dục tỉnh giao là 808 biên chế nhưng hiện tại chỉ có 501 biên chế. Đến thời điểm hiện tại cơ bản các trường trên địa bàn huyện đã chủ động hợp đồng được giáo viên để tổ chức giảng dạy theo đúng kế hoạch.

“Vừa qua, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch tuyển dụng viên chức ngành giáo dục huyện Nam Trà My năm 2022 – 2023, trên cơ sở đó UBND huyện đã có thông báo tiếp nhận hồ sơ để tuyển dụng. Dự kiến trong học kỳ I này nếu mọi việc thông suốt thì Nam Trà My sẽ tuyển dụng số giáo viên, nhân viên thiếu đó để giải quyết căn cơ bài toán thiếu biên chế ngành giáo dục trên địa bàn huyện.” thầy Thuận nói

Năm học 2022 – 2023, mạng lưới trường lớp trên địa bàn huyện Nam Trà My có 29 trường trực thuộc huyện và 2 trường thuộc Sở GD&ĐT tỉnh, trong đó Mầm non, Mẫu giáo 10 trường; Tiểu học 8 trường, THCS 8 trường và trường có hai cấp học Tiểu học và THCS là 3 trường. Số học sinh có 9668 học sinh/ 372 lớp.

Cho hỏi giáo viên cần phải chuẩn bị những loại sổ sách gì trong năm học 2022-2023?- Đây là câu hỏi của bạn Nhuận đến từ Bình Định.

Các loại sổ sách mà giáo viên tiểu học cần chuẩn bị trong năm học 2022-2023?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Điều lệ ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDDT quy định về hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục như sau:

Hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục
1. Đối với nhà trường
a] Sổ đăng bộ.
b] Học bạ.
c] Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
d] Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường và kế hoạch hoạt động giáo dục theo năm học.
đ] Sổ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên.
e] Hồ sơ phổ cập giáo dục.
f] Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính.
g] Sổ quản lý các văn bản.
h] Hồ sơ giáo dục học sinh khuyết tật [nếu có học sinh khuyết tật học tập].
2. Đối với giáo viên
a] Kế hoạch bài dạy.
b] Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh.
c] Sổ chủ nhiệm [đối với giáo viên chủ nhiệm].
d] Sổ công tác Đội [đối với Tổng phụ trách Đội].
3. Đối với tổ chuyên môn, tổ văn phòng: Sổ ghi chép nội dung các hoạt động của tổ.
4. Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy học được sử dụng hồ sơ điện tử thay thế hồ sơ giấy đảm bảo yêu cầu của công tác lưu trữ và có giá trị như hồ sơ giấy.

Theo đó, trong năm học 2022-2023, giáo viên bậc tiểu học cần phải chuẩn bị các loại sổ sách sau:

+ Kế hoạch bài dạy.

+ Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh.

+ Sổ chủ nhiệm [đối với giáo viên chủ nhiệm].

+ Sổ công tác Đội [đối với Tổng phụ trách Đội].

Giáo viên phải chuẩn bị những loại sổ sách gì trong năm học 2022-2023? Quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh? [Hình từ Internet]

Các loại sổ sách mà giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông cần chuẩn bị trong năm học 2022-2023?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Điều lệ ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục như sau :

Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục
Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường gồm:
1. Đối với nhà trường:
a] Sổ đăng bộ.
b] Học bạ học sinh.
c] Sổ theo dõi và đánh giá học sinh [theo lớp học].
d] Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật [nếu có].
đ] Kế hoạch giáo dục của nhà trường [theo năm học].
e] Sổ ghi đầu bài.
g] Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
h] Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến.
i] Hồ sơ quản lý thiết bị giáo dục, thư viện.
k] Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính.
l] Hồ sơ kiểm tra, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên.
m] Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh.
n] Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh.
o] Hồ sơ phổ cập giáo dục [đối với cấp trung học cơ sở].
2. Đối với tổ chuyên môn:
a] Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn [theo năm học].
b] Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn.
3. Đối với giáo viên:
a] Kế hoạch giáo dục của giáo viên [theo năm học].
b] Kế hoạch bài dạy [giáo án].
c] Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
d] Sổ chủ nhiệm [đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp].
4. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này dạng hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử. Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Việc bảo quản hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo đó, giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông cần phải đảm bảo chuẩn bị các loại sổ sách sau trong năm học 2022-2023 :

+ Kế hoạch giáo dục của giáo viên [theo năm học].

+ Kế hoạch bài dạy [giáo án].

+ Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.

+ Sổ chủ nhiệm [đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp].

Quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh?

Đối với giáo viên tiểu học:

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Điều lệ ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDDT quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh tiểu học như sau:

Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh
1. Trường tiểu học tổ chức đánh giá kết quả giáo dục trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh theo Quy định về đánh giá học sinh tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tổ chức cho giáo viên bàn giao kết quả giáo dục học sinh cuối năm học cho giáo viên dạy lớp trên của năm học sau; thực hiện theo chỉ đạo của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh hoàn thành chương trình tiểu học lên lớp 6 phù hợp với điều kiện của các nhà trường và địa phương.
2. Học sinh học hết chương trình tiểu học, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học trong học bạ.
3. Đối với cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, người đứng đầu cơ sở giáo dục đó xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học trong học bạ theo quy định. Đối với học sinh do hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đến trường, theo học ở cơ sở khác trên địa bàn, học sinh ở nước ngoài về nước, hiệu trưởng trường tiểu học tổ chức đánh giá theo quy định và xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học nếu học sinh đạt yêu cầu.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá kết quả rèn luyện và học tập học sinh theo lộ trình phù hợp với thực tế của cơ sở giáo dục.

Theo đó, công tác đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh tiểu học được thực hiện theo quy định trên.

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Điều lệ ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh như sau:

Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh
1. Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh được thực hiện theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; bảo đảm tính toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan, vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên khuyến khích học sinh tiến bộ; chú trọng đánh giá quá trình học tập của học sinh; đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật và công cụ khác nhau; không so sánh học sinh này với học sinh khác và không gây áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
3. Học sinh học tiểu học ở trường phổ thông có nhiều cấp học học hết chương trình tiểu học, đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được hiệu trưởng xác nhận vào học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học.
4. Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở, đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
5. Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông, đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông, đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không dự thi tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
6. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá kết quả học tập, giáo dục học sinh được thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục, bảo đảm yêu cầu đánh giá vì sự phát triển học sinh, thúc đẩy các phương pháp và hình thức dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Theo đó, công tác đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông được thực hiện theo quy định trên.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề