Hướng dẫn các trò chơi với bóng cho trẻ mầm non

Trẻ mầm non thường chơi với bóng như thế nào ? Trẻ có thể đá bóng, tung, ném, chuyền, bắt bóng với nhau, lăn bóng, ném vào các đích khác nhau như ném vào thân cây, hộp các tông, băng ghế thể dục, rổ, vòng tròn. Có thể bắt đầu chơi với trẻ bằng các bài tập, trò chơi đơn giản, theo một thứ tự nhất định, sau đó tăng độ khó, phức tạp hóa bài tập, trò chơi cho phù hợp với khả năng và kỹ năng của trẻ. Giới thiệu một số bài tập chơi với bóng.  

  1. Tung bóng
  • Tung bóng lên cao và bắt bằng hai tay.

  • Tung bóng lên, vỗ tay và bắt bóng.
  • Tung bóng lên, bóng chạm sàn và nẩy lên thì nhanh tay bắt bóng.
  • Tung bóng lên, vỗ tay, bóng chạm sàn và nẩy lên thì nhanh tay bắt bóng.
  • Tung bóng lên, vỗ tay phía trước, phía sau lưng và bắt bóng.
  • Tung bóng lên, đưa hai tay ra sau gáy, sau đó nhanh chóng đưa tay ra trước để bắt bóng.
  • Tung bóng lên và bắt bóng bằng một tay [tay phải hoặc tay trái].
  • Tung bóng lên, vỗ tay vào đầu gối, bắt bóng.
  • Tung bóng lên, quay một vòng và bắt bóng.
  • Vừa di chuyển về phía trước, vừa tung bóng lên và bắt bóng.
  1. Đập bóng xuống sàn và bắt bóng
  • Đập bóng bằng một tay/hai tay xuống sàn cho bóng nẩy lên và bắt bóng bằng một tay/hai tay.

  • Đập bóng xuống sàn, vỗ tay và bắt bóng.
  • Đập bóng xuống sàn, quay một vòng và bắt bóng.
  • Vừa di chuyển thẳng hướng về phía trước vừa đập bóng xuống sàn

  • Hai trẻ đứng đối diện nhau, một trẻ đập bóng xuống sàn cho bóng nẩy lên, trẻ kia bắt bóng và tiếp tục đập cho bạn bắt.

  1. Lăn bóng
  • Lăn bóng trên sàn bằng hai tay và đi theo bóng về phía trước
  • Lăn bóng trên sàn bằng hai tay và đi theo bóng trong một đường thẳng.
  • Lăn bóng trên sàn bằng một tay phải/trái và di chuyển theo bóng về phía trước.

  1. Trò chơi ném bóng vào tường
  • Ném bóng [bằng một tay hoặc hai tay] vào tường cho bóng bật ra và bắt bằng một tay hoặc hai tay.

  • Ném bóng vào tường, vỗ tay, đón bóng bật ra và bắt bằng hai tay.
  • Ném bóng vào tường, vỗ tay trước mặt, sau lưng, bắt bằng hai tay.
  • Ném bóng vào tường, vỗ tay vào đầu gối và bắt bằng hai tay.
  • Ném bóng vào tường, để cho bóng rơi xuống sàn và bắt khi bóng nẩy lên.
  • Ném bóng vào tường, quay một vòng và bắt bóng.
  • Ném bóng vào tường, để cho bóng rơi xuống sàn, quay một vòng và bắt bóng.

 
 

  • Một trẻ ném bóng vào tường, trẻ kia bắt bóng và ngược lại.
  1. Chơi đá bóng vào tường
  • Đá bóng vào tường và bắt bóng bằng cả hai tay.
  • Đá bóng vào tường, vỗ tay và bắt bóng.
  • Đá bóng vào tường, ngồi xuống để bắt bóng.
  • Đá bóng vào tường, vỗ tay vào đầu gối, bắt bóng.
  • Đá bóng vào tường, để cho bóng rơi xuống sàn nhà và bắt nó.
  • Đá bóng vào tường, xoay một vòng và bắt bóng.
  1. Chuyền bóng
  • Trẻ ngồi thành vòng tròn [hoặc hàng ngang, hàng dọc]. Chuyền bóng theo vòng tròn, chuyền sang phải, sang trái cho bạn, không làm rơi bóng.

  • Chuyền bóng theo vòng tròn qua chân cho bạn.
  • Chuyền bóng bằng hai tay qua đầu cho bạn.
  • Chuyền bóng qua đầu, chuyền bóng xong nhanh chóng bỏ tay xuống. Trẻ nhận được bóng, đập bóng xuống sàn một cái, bắt bóng và chuyền cho bạn.
  • Chuyền bóng cho nhau, nhưng vỗ tay một cái trước khi bắt.
  1. Ném bóng qua lưới hoặc qua dây
  • Ném bóng qua lưới, qua dây từ phía dưới, lên cao.

  • Ném bóng qua lưới từ phía sau đầu.

  • Ném bóng qua lưới, trẻ bên kia lưới bắt được bóng sẽ đập bóng xuống sàn một cái, tiếp tục ném bóng qua lưới cho bạn bên kia.
  • Tung bóng lên cao trước mặt và đẩy/đánh bóng qua lưới, dây
  • Ném bóng qua lưới, qua dây 2 – 3 lần liên tục
  • Ba trẻ cùng đứng thẳng 1 hàng, khoảng cách giữa các trẻ khoảng 2-2,5 mét, hai trẻ đứng hai đầu ném bóng cho nhau, trẻ ở giữa nhảy cao lên cố gắng bắt bóng, nếu bắt được thì thay đổi vị trí và tiếp tục chơi [hình dưới].

  • Ném bóng qua vòng tròn. Hai trẻ cầm một vòng làm đích ném hoặc 3 – 4 trẻ cầm vòng tròn đứng thành hàng thẳng [như hình vẽ]. Lúc đầu khoảng cách ném gần từ 1 – 1.2 m. Cứ mỗi lần ném trúng vòng thì bước lùi ra sau một bước. Nếu ném 3 lần mà không trúng là thua và thay trẻ khác vào ném.

 

 

Những bài tập trò chơi với bóng nêu trên hoàn toàn phù hợp với khả năng của trẻ mầm non, đặc biệt có nhiều bài tập trò chơi không cần diện tích sân chơi hay lớp học phải rộng. Nhiều khi chỉ cần 2-3 quả bóng, luân phiên cho 3-4 trẻ chơi [cá nhân hay theo cặp] trong khoảng 5-7 phút sau đó đổi góc chơi cho trẻ. Giáo viên có thể mang theo bóng khi tổ chức cho trẻ đi dạo chơi, hoạt động vui chơi ngoài trời, tạo không khí vui vẻ cho trẻ trong các trò chơi tập thể với bóng. /.

Tác giả: admin

Tác giả: Mầm non Bảo Linh

Chủ Đề