Hướng dẫn chia ổ cứng acer windows 7

Khi mua một chiếc Laptop mới, ổ đĩa mặc định thông thường sẽ có dung lượng từ 500GB - 1TB. Sau khi cài đặt windows xong máy chỉ có duy nhất vị trí ổ C để lưu trữ. Để thuận tiện hơn trong việc lưu dữ liệu, các bạn tham khảo bài viết này Hangchinhhieu.vn sẽ hướng dẫn các bạn chia ổ đĩa bằng phần mềm tích hợp sẵn trên máy.

Bước 1:
Click phải vào biểu tượng Windows góc trái dưới màn hình -> Chọn Disk Management.


Bước 2:

Click phải vào ổ đĩa cần chia [Cần chia ổ C thì click phải vào].
-> Chọn Shrink Volume..

Bước 3:
Ở giao diện sẽ hiện ra thông tin ổ đĩa và dung lượng có thể chia.
Phần Enter the amout of space to shrink in MB: Các bạn cần chia ổ đĩa bao nhiêu thì nhập vào, đơn vị tính bằng MB.
Ví dụ: Bạn muốn chia thêm ổ đĩa D dung lượng 100GB thì nhập 100000 [5 số 0]
-> Chọn Shrink.

Trên hình mình chọn 50000MB.


Bước 4:
Sau khi chọn Shrink, thông tin ổ đĩa mới sẽ có màu đen và dung lượng 49.24GB [Không đủ 50GB vì đơn vị trên máy là 1GB = 1024MB]

Click phải vào ổ đĩa đó chọn New Simple Volume.

Bước 5:
Xuất hiện hộp thoại. Nhấn Next -> Next.


Bước 6:
Chỗ chữ D bấm vào đặt tên tùy thích rồi Next -> Next -> Finish.

Bước 7:
Vào This PC kiểm tra lại xem xuất hiện ổ cứng vừa tạo chưa, có thể đổi tên tùy thích.
Click phải vào ổ D -> Rename.

Nếu muốn chia thêm 1 ổ nữa thì các bạn cũng thực hiện lại từ Bước 2.

Chúc các bạn thành công, nếu chưa rõ hoặc thắc mắc liên hệ Hangchinhhieu.vn để được hỗ trợ.

Bạn muốn chia lại ổ cứng SSD trên laptop thành nhiều ổ nhỏ khác nhau để dễ dàng sử dụng và không mất dữ liệu. Hôm nay, mình xin chia sẻ cách chia ổ cứng SSD ngay trên Windows cực đơn giản mà không cần cài đặt phần mềm hay công cụ thứ ba nào khác.

Cách chia ổ cứng SSD ngay trên Windows được chia sẻ trong bài viết này hỗ trợ thực hiện trên Windows 7, 8, 10.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu cách chia ổ cứng Windows 10 cực đơn giản thông qua bài viết: Cách chia ổ cứng Win 10.

1. Có nên chia ổ cứng SSD?

Chia ổ cứng SSD thành nhiều ổ nhỏ giúp bạn có thể làm nhiều việc khác nhau hơn.

Khi bạn chia ổ cứng thành các ổ nhỏ, bạn lưu những chương trình phần mềm trong trọng trong ổ C, bạn có thể lưu trữ các dữ liệu khác ở các ổ khác. Lúc này, hệ điều hành và các chương trình phần mềm trong ổ C chạy nhanh hơn. Vì vậy việc chia ổ cứng SSD cũng rất quan trọng.

Lưu ý: dựa vào dung lượng ổ cứng SSD của bạn đang có và cân nhắc xem có nên chia ổ cứng hay không. Lời khuyên thì các bạn sử dụng ổ cứng SSD dưới 128GB thì không nên chia nhé, nên dùng ổ cứng này để cài đặt và chạy hệ điều hành.

2. Hướng dẫn chia ổ cứng trực tiếp trên Windows

Hình ảnh trong bài viết hướng dẫn bạn chi tiết các bước rõ ràng để thực hiện, dung lượng và tên ổ cứng có thể khác so với máy của bạn, nên đọc rõ trước khi thao tác nhé.

Cách hướng dẫn này được thao tác trên Windows 10, đối với Windows 8 và Windows 7 thao tác tương tự.

Đầu tiên tại màn hình chính nhấp phải chuột vào biểu tượng "This PC" >> chọn "Manage"

- Bước 1: Mở giao diện Disk management

Trên giao diện Computer Management chọn Disk Management.

- Bước 2: Chọn phân vùng ổ cứng còn trống

Tại giao diện Disk management, kích chuột phải chọn phân vùng ổ cứng còn trống > chọn Shrink Volume.

- Bước 3: Nhập dung lượng cho phân vùng mới

Tại màn hình Shrink:

Total Size before shrink in MB: dung lượng phân vùng trước khi chia

Size of available shrink space in MB: dung lượng còn trống

Enter the amount of space to shrink in MB: nhập vào dung lượng phân vùng mới

Total size after shrink in MB: dung lượng sau khi chia phân vùng

Tại đây, bạn hãy nhập dung lượng bạn muốn chia cho phân vùng mới tại Enter the amount of space to shrink in MB > chọn Shrink.

Hoàn thành tạo một phân vùng mới.

- Bước 4: Định dạng cho phân vùng mới

Tại giao diện Disk management sẽ xuất hiện phân vùng bạn vừa chia. Bạn phải định dạng phân vùng này trước khi sử dụng bằng cách nhấn chuột phải vào phân vùng mới > chọn New Simple Volume.

- Bước 5: Thiết lập dung lượng lưu trữ cho phân vùng mới

Tại giao diện mới, bạn nhấn Next > nhập dung lượng lưu trữ cho phân vùng mới > nhấn Next.

- Bước 6: Đặt ký hiệu ổ đĩa

Bạn đặt tên ổ đĩa [A,B,C…] tại mục Assign the following drive letter > nhấn Next.

- Bước 7: Thiết lập định dạng cho phân vùng

Bạn hãy thiết lập định dạng cho phân vùng mới tại File system là NTFS hay FAT32 > đặt tên cho phân vùng mới tại Volume label > cuối cùng nhấn Finish.

Như vậy ổ đĩa đã được chia thành công.

Vào lại giao diện File Explorer để xem ổ đĩa mới.

Chủ Đề