Hướng dân chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng là

21:02:0729/05/2022

Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình. Đây là vùng có dân số đông nhất, mật độ lên đến 1225 người/km2, gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước [số liệu năm 2006].

Vậy Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm gì? Đồng bằng sông Hồng có bao nhiêu tỉnh? có thế mạnh gì? diện tích bao nhiêu, mật độ dân số thế nào? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Đồng bằng sông Hồng có các thế mạnh là nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, giáp các vùng và vịnh bắc bộ, đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng; Giáp biển nên thủy hải sản phong phú, phát triển du lịch và cảng biển; Lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ, ...

a] Vị trí địa lí:

Vùng Đồng bằng sông Hồng giáp: Trung du - miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ.

• Diện tích của vùng đồng bằng sông Hồng:

- Là vùng có diện tích 15.000 km2, chiếm 4,5% diện tích tự nhiên của cả nước.

Dân số của đồng bằng sông Hồng

- Dân số: 18,2 triệu người [2006], chiếm 21,6% dân số cả nước.

Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh, thành:

- Đó là các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

b] Tài nguyên thiên nhiên:

 Diện tích đất nông nghiệp: khoảng 760.000 ha, trong đó 70% có độ phì cao và trung bình, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp.

Khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng là: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng.

 Ý nghĩa:

   + Dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài.

   + Gần các vùng giàu tài nguyên.

Tài nguyên nước:

- Có tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế: nước sông [hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình], nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.

Tài nguyên biển:

- Là vùng có bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế [đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch]

• Tài nguyên khoáng sản:

- Vùng có khoáng sản không nhiều, có giá trị là đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.

c] Điều kiện kinh tế - xã hội:

Dân cư đông nên có lợi thế:

 - Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao.

 - Tạo ra thị trường có sức mua lớn.

• Chính sách: có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài.

• Cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng phát triển mạnh [giao thông, điện, nước, thuỷ lợi, xí nghiệp, nhà máy,...]

[SCRIPT_ADS_IN_IAMGE] Kinh tế đồng bằng sông Hồng

- Dân số đông, mật độ dân số cao [1.225 ng/km2 – cao gấp 4,8 lần mật độ dân số trung bình cả nước] gây sức ép về nhiều mặt, nhất là giải quyết việc làm.

- Thời tiết thất thường và thường có thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán…

- Sự suy thoái một số loại tài nguyên, thiếu nguyên liệu phát triển công nghiệp.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy thế mạnh của vùng.

a] Thực trạng:

Cơ cấu kinh tế đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm.

- Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II v à III.

- Trước 1990, khu vực I chiếm tỉ trọng cao nhất. Sau 1990, khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất.

b] Định hướng:

• Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

• Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế:

 - Trong khu vực I:

Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.

Trong trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây thực phẩm và cây ăn quả.

 - Trong khu vực II:

Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm dựa vào thế mạnh về tài nguyên và lao động.

 - Trong khu vực III:

Phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo.

Hy vọng với bài viết Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng - Địa lí 12 bài 33 ở trên của hayhochoi.vn giúp các em dễ dàng trả lời các câu hỏi Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm gì? Đồng bằng sông Hồng có bao nhiêu tỉnh? có thế mạnh gì? diện tích bao nhiêu, mật độ dân số thế nào? Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Giải bài tập Bài 3 trang 153 SGK Địa lí 12

Đề bài

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng chính trong tương lai?

Lời giải chi tiết

a] Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng:

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực I [nông - lâm - ngư nghiệp], tăng tỉ trọng của khu vực II [công nghiệp và xây dựng] và khu vực III [dịch vụ].

- Trong cơ cấu kinh tế theo ngành [năm 2005]: nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 25,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 29,9%; khu vực dịch vụ chiếm 45,0%.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng hằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng. 

b] Các định hướng chính:

- Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I [nông - lâm - ngư nghiệp], tăng tỉ trọng của khu vực II [công nghiệp - xây dựng] và khu vực III [dịch vụ] trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành:

+ Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng cùa ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

+ Đối với khu vực II,  hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử.

+ Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng.  Các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo... cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

Đáp án C


Phương pháp giải: Phân tích, vận dụng.


Giải chi tiết: 


Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt: đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh, nguồn nước phong phú, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ lớn, cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại, công nghiệp chế biến phát triển. Tuy nhiên sản phẩm ngành trồng trọt của Đồng bằng sông Hồng còn chưa thực sự đa dạng, năng suất chưa cao. Vì vậy ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng là khai thác hiệu quả tài nguyên và tạo ra nhiều nông sản hàng hóa [sản xuất rau màu vụ đông bên cạnh các loại cây lương thực như lúa].

Câu hỏi: Ýnghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng là
A. thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất, giải quyết tốt việc làm.
B. tạo nguồn hàng xuất khẩu, thúc đẩy phân hóa lãnh thổ.
C. khắc phục tình mùa vụ, đa dạng cơ cấu sản phẩm.
D. tạo nông sản hàng hóa, khai thác hiệu quả tài nguyên.

Phương pháp:Liên hệ điều kiện phát triển và hướng chuyển dịch của vùng
Cách giải: Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt: đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh, nguồn nước phong phú, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ lớn, cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại, công nghiệp chế biến phát triển. Tuy nhiên sản phẩm ngành trồng trọt của Đồng bằng sông Hồng còn chưa thực sự đa dạng, chủ yếu phát triển cây lương thực. Cơ cấu ngành trồng trọt của vùng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng cây lương thực và tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

Vì vậy ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng là khai thác hiệu quả tài nguyên và tạo ra nhiều nông sản hàng hóa.

Video liên quan

Chủ Đề