Hướng dẫn dùng el valo trong PHP

Một trong những ngành nghề được xem là có nhu cầu tuyển dụng rộng mở nhất hiện nay trong ngành IT, đó là PHPDeveloper. Vậy PHP Developer là gì, kỹ năng cần có và lộ trình thăng tiến ra sao? Hãy đọc bài viết sau để có thêm những thông tin cần thiết và hữu ích nhé. 

PHP Developer là gì?

“PHP Developer là lập trình viên hay còn gọi là kỹ sư phần mềm chuyên sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP để phát triển web.”

PHP [Hypertext Preprocessor] là ngôn ngữ Server-side script được sử dụng trong WebServer. Đây là ngôn ngữ lập trình phổ biến với cú pháp đơn giản, tốc độ nhanh và nhỏ gọn. Có lẽ đó là lý do khiến ngôn ngữ này khá dễ đọc và dễ áp dụng. Hầu hết các phần mềm lập trình từ PHP đều khá tiện lợi và ít gây lỗi.

PHP có thể kết nối những website có giao diện bằng HTML với nhau để chạy trên hệ thống máy chủ. Do có cấu trúc đơn giản, dễ học, ngôn ngữ PHP trở thành ngôn ngữ lập trình web căn bản, phù hợp với cả những người bắt đầu tìm hiểu về lập trình website, lẫn những ai kỳ cựu trong nghề.

Công việc của PHP Developer là gì?

Lập trình website

Các PHP Developer thường sử dụng ngôn ngữ PHP để thiết kế các trang web. Như đã nói, vì đây là loại ngôn ngữ hết sức phổ biến và dễ sử dụng nên hiện nay có nhiều website được thiết kế dựa trên PHP. Có thể kể đến các trang web nổi tiếng như: Youtube, Facebook, Wikipedia, WordPress…

Phát triển ngôn ngữ PHP

Vì ngôn ngữ PHP là một mã nguồn mở, nên việc của các lập trình viên là liên tục cập nhật và phát triển, thêm mới các ứng dụng từ PHP.

Quản trị website

Công việc này không đòi hỏi nhiều về chuyên môn, nhưng cũng là một trong những nhiệm vụ cần thiết của PHP Developer khi website được vận hành.

Ngoài ra, lập trình viên PHP còn có thể làm nhiều công việc khác như: Duy trì, phát triển và ghi lại hiệu quả các ứng dụng PHP dựa trên web; thực hiện kiểm tra và giải quyết các vấn đề trên cơ sở phản hồi của khách hàng; đánh giá các yêu cầu kinh doanh để xác định rủi ro và đưa ra giải pháp thích hợp; đề xuất các ý tưởng kinh doanh từ góc độ kỹ thuật…

Những kỹ năng cần thiết đối với PHP Developer

Nếu bạn đang thắc mắc về những yếu tố cần thiết đối với PHP Developer là gì, thì đây là câu trả lời dành cho bạn. 

Thành thạo các ngôn ngữ Javascript, HTML, CSS

Đối với một PHP Developer chuyên nghiệp, thì nắm bắt về ngôn ngữ PHP là chưa đủ. Bạn còn phải cập nhật thêm những kiến thức khác liên quan đến lập trình như JavaScript, HTML, CSS, Front-End… Ngoài ra, bạn cũng nên nắm được những kiến thức cơ bản về thiết kế. Bởi, nếu xảy ra những sai sót trong thiết kế ứng dụng thì PHP Developer chính là người đưa ra các giải pháp khắc phục những lỗi đó.

Kỹ năng quản lý dự án

Đây là một trong những kỹ năng cần thiết. Trở thành nhân viên lập trình PHP chuyên nghiệp, bạn sẽ được giao đảm nhiệm các dự án lớn hoặc nhỏ, đó vừa là công việc thú vị vừa là thử thách. Rất có thể, bạn phải tham gia xử lý nhiều dự án cùng lúc, và bạn sẽ phải học cách quản lý thời gian để biết nên ưu tiên xử lý dự án nào trước và dự án nào sau.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề thể hiện thông qua việc bạn kịp thời phát hiện ra vấn đề nào đang phát sinh trong các dự án. Đồng thời, bạn có thể phân tích và đưa ra được giải pháp để xử lý, khắc phục những vấn đề đó. Kỹ năng này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, nhất là khi bạn có mong muốn tiến xa hơn trong ngành lập trình, như vươn tới vị trí Leader hay Manager.

Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh

Việc giao tiếp trong kinh doanh và giao tiếp cuộc sống hằng ngày không giống nhau, dù vẫn có những đặc điểm tương đồng. Để có thể tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp, PHP Developer cần phải học cách giao tiếp, mở rộng mối quan hệ kinh doanh với các đối tác. Nếu có thể, bạn hãy đăng ký tham gia các lớp đào tạo kỹ năng để tự tin chinh phục mục tiêu nghề nghiệp.

Khả năng tự học

Kiến thức về ngành phát triển web nói chung và về lập trình PHP nói riêng thực sự rộng lớn, do vậy mỗi lập trình viên cần phải luôn học hỏi, tìm tòi sáng tạo, đồng thời bổ sung những kiến thức mới để nâng cao khả năng chuyên môn của mình. Đây là cách giúp bạn thúc đẩy bản thân phát triển, cũng như đón nhận được những xu hướng công nghệ mới mẻ thường xuyên xuất hiện và thay thế xu hướng cũ.

Tận tâm và tập trung vào công việc / dự án trong tầm tay

Điều này rất quan trọng đối với một lập trình viên PHP làm việc với cơ sở dữ liệu và các hệ thống liên quan đến SQL khác. Nếu bạn không thể ngồi yên trong nhiều giờ để giải quyết những vấn đề hóc búa, đây có thể không phải là công việc dành cho bạn.

Lộ trình thăng tiến của PHP Developer

Fresher

Là những người mới tốt nghiệp, mới bắt đầu nghề lập trình PHP. Bạn chưa có kinh nghiệm, chỉ mới được trang bị các kiến thức cơ bản trong quá trình học tập. Đây là lúc bạn cố gắng tích lũy kinh nghiệm thực tiễn để trở thành một PHP Developer thực thụ.

Junior PHP developer

Là những người đã có chừng một đến hai năm kinh nghiệm làm việc thực tế. Bạn đã bắt đầu quen với công việc, nhưng vẫn chưa giải quyết được các vấn đề phức tạp bởi vốn kinh nghiệm còn ít ỏi.

Senior PHP developer

Là người đã có khoảng thời gian làm việc từ ba đến tám năm ở vị trí PHP developer. Lúc này, bạn đã tương đối lành nghề, có khả năng xử lý các vấn đề khó khăn phức tạp. Bạn cũng có thể tự thiết kế được các hệ thống, tính năng, các ứng dụng… quan trọng. Lúc này sẽ có hai sự lựa chọn mở ra cho bạn: tiếp tục làm senior hoặc học thêm các kỹ năng để vươn tới vị trí leader. Nếu bạn chỉ thích nghiên cứu chuyên môn, không hứng thú với việc quản lý con người thì Senior PHP Developer là lựa chọn phù hợp.

Trong trường hợp bạn muốn tiếp tục thử thách bản thân ở trình độ cao hơn thì có thể thử sức với vị trí Technical leader. Muốn vậy, bạn sẽ phải học thêm các kiến thức quản trị nhân sự, quản lý quy trình sản xuất và phát triển phần mềm cũng như một số kỹ năng mềm…

Technical leader

Đây là vị trí dành cho những Senior PHP Developer đã có kinh nghiệm làm việc từ năm đến 10 năm và có khả năng lãnh đạo một nhóm các lập trình viên, để giải quyết các vấn đề trong hệ thống. Đến trình độ này, công việc chủ yếu của bạn sẽ là đưa ra phương hướng làm việc cho nhóm và giải quyết các vấn đề phức tạp mà nhân viên của bạn không thực hiện được.

Product/ Project manager

Khi lên đến vị trí này, công việc của bạn sẽ thiên về quản trị con người hơn là trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên bạn cũng cần dành thời gian để tìm hiểu và cập nhật các xu hướng công nghệ mới, để có thể nắm bắt và quản lý tốt hơn công việc của nhân viên, cũng như đưa ra các quyết định về chức năng cần có của một hệ thống, sản phẩm và chịu trách nhiệm về dự án, sản phẩm đó.

CTO – Chief Technology Officer

CTO là Giám đốc công nghệ, phụ trách điều hành và triển khai hệ thống công nghệ thông tin của công ty. Đến lúc này, bạn hầu như không tiếp xúc với công việc lập trình, mà sẽ đề ra chiến lược phát triển sản phẩm, tính toán ngân sách, quản lý đội nhóm, triển khai sản phẩm và đặt ra các quy trình làm việc nhằm tạo cơ sở cho việc đạt được các mục tiêu hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, bạn còn có nhiệm vụ truyền cảm hứng, tạo động lực, dẫn dắt các trưởng nhóm và nhân viên của mình.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ mở ra vô số cơ hội việc làm trong ngành IT và nghề lập trình PHP vì vậy cũng trở thành một lựa chọn hấp dẫn với tương lai rộng mở dành cho các bạn trẻ.

Không chỉ dễ dàng tìm được việc làm khi là một PHP Developer, mà với nghề này bạn sẽ có thu nhập tương đối ổn định, với mức lương dao động khoảng từ 10 đến 50 triệu đồng/tháng.

Sau khi đã hiểu được công việc của PHP Developer là gì và những đòi hỏi cần có, bạn có tự tin mình sẽ làm tốt công việc này không? Click vào đây //www.careerlink.vn/viec-lam/php-developer để tham khảo các vị trí tuyển dụng PHP Developer nhé.

Chủ Đề