Hướng dẫn helper php

Helper là những hàm trợ giúp mình tự thêm hoặc có sẵn giúp hỗ trợ trong dự án, việc sử dụng helper là điều cần thiết, ví dụ bạn muốn tương tác dữ liệu với Controller, View, Model chúng ta có thể dùng Helper để làm điều đó.

Trong bài này mình sẽ hướng dẫn bạn cách tạo Helper đơn giản trong Laravel.

Hàm mình muốn tạo là xuất ra giá trị tên của bất kỳ ai

hello["Tôi tên là Huỳnh Tòng"];

Tạo thư mục Helpers và HelperServiceProvider

Tạo thư mục Helpers nằm trong thư mục app

Kế đến mở cmd và gõ lệnh sau [ Hoặc bạn có thể tạo thủ công ]

php artisan make: provider HelperServiceProvider

Bạn sẽ có file app\Providers\HelperServiceProvider.php và ở register bạn chèn đoạn mã sau dùng để gọi các helper bạn sẽ tạo trong thư mục Helpers.

foreach [glob[app_path[].'/Helpers/*.php'] as $filename]{
    require_once[$filename];
}

Đăng ký HelperServiceProvider.php
Truy cập vào config/app.php và chèn vào providers

 App\Providers\HelperServiceProvider::class,

Tạo helper

Trong thư mục App\Helpers mình sẽ tạo file CustomHelper.php

if [!function_exists['hello']] {
    function hello[$name]
    {
        return 'Hello ' . $name . '!';
    }
}

Sử dụng helper

Bây giờ bạn có thể dùng hàm hello[] ở bất cứ đâu bạn muốn, ví dụ ở trong view:

{{ hello['tôi tên là Tòng'] }}

Cám ơn bạn đã đọc bài viết, hi vọng qua bài này bạn có thể tự tạo các file helper theo ý bạn mong muốn

Video này hướng dẫn bạn cách tạo Helper trong Laravel Framework dễ dàng sau 1 tới 2 phút. Đây là cách thức giúp bạn có thể tạo ra các function dùng chung ở nhiều nơi ở trên dự án laravel của mình.

4 bước Tạo Helper file trong Laravel

Để tiện cho bạn theo dõi và thực hành, tôi có tạo video hướng dẫn cách tạo helper trong laravel. Bạn theo dõi video thực hành trực quan kết hợp với đọc check list 4 bước tạo helper ở bên dưới video.

Bước 1: Tạo folder Helpers

App\Helpers

Bước 2: Định nghĩa file helper mới

App\Helpers\helper-name.php

Bước 4: Autoload file helper

composer.json

Bước 4: Cách Sử dụng helper

Tạm kết

Trên đây tôi đã hướng dẫn bạn cách tạo và sử dụng helper trong laravel. Tôi hi vọng bài này hữu ích cho bạn. Nếu muốn học laravel để đi làm một cách bài bản bạn có thể xem thêm Laravel Pro tại unitop.vn.

Đừng quên theo dõi thêm các video hướng dẫn trên kênh youtube Unitop.vn – Học web đi làm để cập nhập thêm những bài học về lập trình web.

Vietnamese [Tiếng Việt] translation by Dai Phong [you can also view the original English article]

Để bắt đầu, tôi muốn để cho trang web chính thức của Laravel nói về các helper [trợ giúp].

Laravel bao gồm một loạt các hàm "helper" PHP toàn cục. Nhiều trong số các hàm này được sử dụng bởi chính framework; tuy nhiên, bạn có thể thoải mái sử dụng chúng trong các ứng dụng của riêng bạn nếu bạn thấy chúng thuận tiện.

Do đó, về cơ bản, helper trong Laravel là các hàm tiện ích được tích hợp sẵn mà bạn có thể gọi từ bất cứ nơi nào trong ứng dụng của bạn. Nếu chúng không được cung cấp bởi framework chính, thì bạn có thể phải phát triển các lớp helper của riêng bạn.

Mặc dù nhân Laravel cung cấp rất nhiều helper khác nhau, nhưng sẽ có lúc bạn cần helper riêng của mình và muốn phát triển nó, do đó bạn sẽ không phải lặp lại code giống nhau ở đây và ở đó, từ đó giúp việc bảo trì được tốt hơn. Bạn sẽ học cách tạo một helper tuỳ biến cho Laravel trong hướng dẫn này.

Helper trong Laravel

Như chúng ta đã thảo luận trước đó, có rất nhiều helper sẵn có trong nhân của framework Laravel. Chúng được nhóm lại với nhau dựa trên tính năng mà chúng cung cấp. Dưới đây là danh sách các nhóm helper.

Mảng

Các helper trong nhóm này cung cấp các chức năng để thao tác lên các phần tử mảng. Thông thường, bạn ở trong tình huống nơi mà bạn muốn thực hiện các thao tác khác nhau trên các phần tử mảng. Vì vậy, đây là nơi bạn nên tìm kiếm đầu tiên để xem liệu những gì bạn đang tìm kiếm có tồn tại hay chưa.

Đường dẫn

Tôi thấy các helper trong danh mục này là hữu ích nhất. Chúng trả về đường dẫn đầy đủ của các thư mục khác nhau như app, storage, config, và tương tự. Tôi cá rằng bạn đang sử dụng hầu hết những helper đã có này trong ứng dụng Laravel của bạn.

Chuỗi

Thao tác lên chuỗi là điều không thể tránh khỏi trong phát triển ứng dụng hàng ngày của bạn. Mặc dù có rất nhiều hàm để thao tác chuỗi được cung cấp bởi chính PHP, nhưng bạn sẽ tìm thấy một vài hàm hữu ích trong phần này.

URL

Bạn sẽ tìm thấy rất ít hàm trong danh mục này, nhưng chúng được sử dụng xuyên suốt trong ứng dụng. Chúng được sử dụng để tạo ra các route, asset và URL action của form.

Hỗn hợp

Danh mục này chứa những helper cung cấp nhiều chức năng khác nhau, từ đăng nhập cho đến gỡ lỗi và vân vân.

Để tham khảo đầy đủ về helper trong Laravel, không có nơi nào tốt hơn là tài liệu hướng dẫn chính thức.

Tạo Helper Đầu tiên Của Bạn

Bây giờ bạn đã có một sự hiểu biết cơ bản về những helper trong Laravel và chúng được sử dụng cho mục đích gì. Trong phần này, tôi sẽ tiếp tục và minh hoạ cách làm thế nào để bạn có thể tạo ra helper tuỳ biến của riêng bạn để có thể được sử dụng trên toàn cục trong ứng dụng Laravel của bạn.

Để giữ cho mọi thứ được đơn giản và dễ hiểu, nó sẽ là một helper khá cơ bản, nhận một userid và trả về một username [tên người dùng] như là một phản hồi. Tất nhiên, điều đó không có vẻ là hữu ích lắm, nhưng tôi tin rằng nó đủ để minh hoạ khái niệm, và bạn luôn có thể mở rộng nó để đáp ứng các yêu cầu phức tạp của bạn.

Tôi giả sử rằng bạn có một bảng users trong cơ sở dữ liệu của bạn và nó có ít nhất hai trường—userid và username.

Bộ khung của Một Helper trong Laravel

Trước khi chúng ta bắt đầu và thật sự tạo các tập tin, hãy cùng xem xét các tập tin mà chúng ta sẽ tạo ra trong phần còn lại của bài viết.

  • app/Helpers/Envato/User.php: Đây là tập tin hỗ trợ của chúng ta chứa logic của helper.
  • app/Providers/EnvatoServiceProvider.php: Đây là tập tin service provider [cung cấp dịch vụ] tuỳ biến giúp nạp tập tin helper tùy biến của chúng ta.
  • config/app.php: Trong tập tin này, chúng ta sẽ khai báo service provider tuỳ biến của chúng ta và đồng thời giúp chúng ta xác định bí danh cho helper để chúng ta không phải sử dụng tên lớp đầy đủ của helper của chúng ta.
  • routes/web.php: Một tập tin route Laravel khá chuẩn, nơi chúng ta sẽ thật sự kiểm thử helper của chúng ta.

Tạo Các Tập tin Helper

Mặc dù bạn có thể đặt các tập tin helper của bạn ở bất kỳ nơi nào trong ứng dụng của bạn, nhưng cách trực quan và tiêu chuẩn hơn đó là nó nên nằm trong thư mục app của bạn.

Vì vậy hãy tiếp tục và tạo một thư mục Helpers/Envato trong app và tạo một tập tin User.php với các nội dung sau. Tất nhiên, bạn có thể đặt nó trực tiếp trong thư mục app hoặc app/Helpers, nhưng thêm cấp độ bổ sung cho phép chúng ta tổ chức các helper của chúng ta tốt hơn, đặc biệt là khi bạn có rất nhiều helper.

Chủ Đề