Hướng dẫn nấu ăn dặm cho bé

Phương pháp ăn dặm truyền thống là cho trẻ ăn bột xay chung với rau củ, thịt cá nhuyễn trước, sau đó dần chuyển sang cháo. Có ý kiến cho rằng cách này không còn phù hợp với đời sống hiện đại dù đã gắn bó quen thuộc với nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam. Vậy cách nấu ăn dặm truyền thống như thế nào sẽ giúp bé phát triển tốt?

Ăn dặm là bắt đầu cho trẻ dùng thêm thức ăn ngoài sữa mẹ, thông qua đó bé sẽ phát triển được các kỹ năng nhai và nuốt. Khi bé được 6 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng trong sữa mẹ bắt đầu không đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Đồng thời vào lúc này, hệ tiêu hóa của bé cũng đã sẵn sàng cho những thức ăn bổ sung. Tuy nhiên, ăn dặm chỉ là nguồn dinh dưỡng hỗ trợ thêm cho con bên cạnh sữa mẹ, chứ không thay thế hoàn toàn sữa mẹ. Các chuyên gia khuyến cáo trẻ ăn dặm vẫn cần phải được bú sữa tiếp tục cho đến ít nhất 12 tháng tuổi.

Có nhiều cách giúp trẻ tập ăn khác nhau, trong đó phương pháp ăn dặm truyền thống rất quen thuộc, thường được ông bà trong gia đình truyền lại cho bố mẹ trẻ. Ăn dặm theo kiểu truyền thống là xay nhuyễn các loại thức ăn và trộn chung bột trước, sau đó có thể nấu cháo truyền thống cho bé ăn.

Mỗi cách ăn dặm đều có ưu và nhược điểm riêng, những lợi ích có thể kể đến của phương pháp truyền thống là:

  • Chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn lỏng rồi sau đó là thức ăn đặc, giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động dễ dàng và trơn tru hơn.
  • Nhờ vai trò chủ động của ba mẹ, trẻ có cơ hội ăn đủ năng lượng và dưỡng chất hơn ăn dặm tự chỉ huy.
  • Các phụ huynh trẻ tự tin và thoải mái hơn khi tập ăn dặm truyền thống cho bé với kinh nghiệm hỗ trợ từ ông bà, người lớn trong gia đình.

Trên thực tế, hàng triệu trẻ em Việt Nam mỗi năm vẫn được cho ăn dặm theo phương pháp truyền thống và tăng cân khỏe mạnh. Bắt đầu ăn dặm truyền thống sẽ giúp dạ dày của bé thoải mái, không phải hoạt động nhiều từ quá sớm. Hơn nữa, nhờ không cần chế biến riêng từng nguyên liệu cầu kỳ như phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, cách truyền thống cực kỳ tiện lợi cho các mẹ bận rộn. Chính vì vậy, phương pháp ăn dặm truyền thống vẫn được tin tưởng áp dụng bởi nhiều bà mẹ Việt hiện đại.

Xem ngay: Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 - 7 tháng

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé

Phụ huynh cần chọn nguyên liệu tươi mới khi nấu bột cho con để tránh trẻ bị nhiễm vi khuẩn, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Đối với các bé 6 tháng tuổi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho con ăn rau củ hay trái cây nghiền chung với bột. Từ 7 tháng trở lên, các bé đã có thể bắt đầu ăn dặm truyền thống với bột mặn. Sau đây là một vài gợi ý cách nấu ăn dặm truyền thống bổ dưỡng và thơm ngon cho trẻ:

Mẹ có thể chế biến món này theo những bước đơn giản như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch và thái mỏng thịt bò.
  • Bước 2: Băm nhỏ một ít tỏi, phi thơm với dầu rồi cho thịt bò vào đảo đều. Thịt bò chín thì băm hoặc xay nhuyễn.
  • Bước 3: Đậu Hà Lan rửa sạch [tách hạt nếu cần], sau đó luộc/ hấp chín rồi nghiền mịn hoặc xay nhuyễn.
  • Bước 4: Nấu bột, đợi chín thì cho thịt bò vào. Khi bột sôi lên lần nữa thì cho tiếp đậu Hà Lan vào rồi tắt bếp.
  • Bước 5: Cho 5ml [khoảng 1 muỗng canh] dầu oliu và 1 viên phô mai vào trộn đều là hoàn thành.

Hướng dẫn cách làm:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 3 con tôm, lột vỏ, bỏ chỉ đen ở lưng, rửa sạch sau đó băm nhỏ.
  • Bước 2: Rửa sạch rau ngót rồi băm nhỏ.
  • Bước 3: Nấu bột chín thì cho tôm vào đảo đều, đợi bột sôi trở lại thì cho tiếp rau ngót vào đảo đều.
  • Bước 4: Tắt bếp rồi thêm khoảng 1 muỗng canh dầu oliu.

Sau đây là hướng dẫn chế biến:

  • Bước 1: Rửa sạch cua biển rồi hấp chín với một chút gừng đã rửa sạch và đập dập.
  • Bước 2: Gỡ thịt cua, trứng cua ra chén riêng, không dùng phần gạch cua để tránh làm cho bé bị đầy bụng.
  • Bước 3: Bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ hành tím rồi phi thơm. Sau đó cho thịt cua vào xào chung.
  • Bước 4: Ngô rửa sạch và tách hạt. Nấm hương ngâm với nước ấm rồi cắt bỏ chân nấm. Hấp chín cả ngô và nấm hương rồi xay nhuyễn.
  • Bước 5: Khi nấu bột chín thì cho thịt cua, ngô, nấm hương vào trộn đều. Đợi sôi lần nữa rồi tắt bếp.
  • Bước 6: Thêm khoảng 5ml dầu oliu vào là hoàn tất.

Món ăn dặm truyền thống cho bé

Cách chế biến cũng tương tự như các món bột trên, cụ thể như sau:

  • Bước 1: Ngâm hạt sen từ đêm hôm trước rồi rửa sạch. Sau đó luộc chín rồi nghiền nhuyễn.
  • Bước 2: Thịt gà luộc hoặc hầm chín, sau đó gỡ thịt rồi băm nhỏ.
  • Bước 3: Cho 2 nguyên liệu trên vào nồi bột đã chín, đợi bột sôi trở lại thì tắt bếp.
  • Bước 4: Cuối cùng nêm thêm 5ml dầu oliu là hoàn tất.

Mẹ cần cho con ăn đa dạng các nhóm thực phẩm như tinh bột, đạm, béo, vitamin và chất khoáng. Tuy nhiên không nên ép con ăn quá nhiều ngay từ đầu, mà phải phù hợp với nhu cầu của con, kiên nhẫn tăng dần lượng thức ăn và độ đặc theo thời gian. Ngoài ra phải duy trì 400 - 500 ml sữa mẹ hay sữa công thức mỗi ngày cho con trong giai đoạn đầu ăn dặm để đảm bảo đủ năng lượng.

Lưu ý khi nấu bột cho trẻ theo phương pháp truyền thống, mẹ cần sơ chế cũng như chế biến cẩn thận vì vitamin trong thực phẩm rất dễ bị thất thoát. Để bảo đảm con được cung cấp đủ chất, mẹ có thể dùng các loại bột ăn dặm có bổ sung Lysinevitamin nhóm B, chất xơ tiêu hóa hòa tan, cùng vitamin và khoáng chất cần thiết.

Có thể thấy cách nấu ăn dặm truyền thống vừa tiện lợi cho mẹ, vừa mang đến những bữa ăn ngon miệng, góp phần làm phong phú vị giác của bé mỗi ngày. Chính vì vậy, phương pháp ăn dặm truyền thống là vẫn là kiểu ăn dặm phổ biến được nhiều mẹ áp dụng, không chỉ phù hợp với văn hoá người Việt, mà còn giúp trẻ hấp thu đầy đủ năng lượng cũng như dưỡng chất theo khuyến nghị.

Ngoài chế độ ăn dặm, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung các vi chất cần thiết: Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri [vitamin C],... Đặc biệt là loại kẽm sinh học để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.

XEM THÊM:

Trong giai đoạn bé tập ăn dặm, việc chế biến thực phẩm làm sao để đảm bảo an toàn cho bé và chắc chắn bé ăn được rất quan trọng. Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết sau đây nhé! Mẹo vào bếp sẽ hướng dẫn cho bạn cách xay đồ ăn dặm đúng cách cho bé ăn ngon, an toàn và dinh dưỡng.

Các bé sơ sinh, bé nhỏ tuổi đường ruột rất yếu, hệ tiêu hóa kém nên khả năng miễn dịch chưa tốt. Trên các nguyên liệu thường dính đất cát, sâu bọ, những vi khuẩn có hại, ba mẹ cần lưu ý rửa sạch tay, thực phẩm và dụng cụ nấu ăn trước khi chế biến để đảm bảo vệ sinh an toàn tuyệt đối cho bé.

2 Sơ chế nguyên liệu

Đây là bước bắt buộc phải làm để loại bỏ những vật chất khó tiêu hóa đối với các bé như vỏ, rễ, hạt, cuống,... Việc cắt nhỏ các nguyên liệu cũng làm cho quá trình nấu diễn ra dễ dàng hơn, các nguyên liệu được chín kỹ và đều hơn.

3 Tiến hành nấu

Bởi vì hệ tiêu hóa của các bé rất kém nên các loại rau củ như khoai tây, cà rốt, bí,... là những nguyên liệu cần phải được làm chín kỹ trước khi nghiền nhừ và cho bé ăn. Các loại thịt thì xay nhuyễn trước rồi nấu chín.

Ba mẹ có thể lựa chọn những cách như nướng, luộc, hấp để làm chín thức ăn. Nhưng để đảm bảo các chất dinh dưỡng trong thức ăn được đầy đủ nhất thì nên lựa chọn phương pháp hấp.

Hoặc đối với ba mẹ bận rộn cần tiết kiệm thời gian thì có thể dùng lò vi sóng để làm chín những khẩu phần ăn nhỏ của bé.

4 Xay/nghiền nhuyễn

Ở độ tuổi của các bé chưa mọc răng, đường ruột còn yếu kém thì ba mẹ bắt buộc phải nghiền hoặc xay nhuyễn các nguyên liệu ra để bé tiêu hóa dễ dàng hơn và tránh những trường hợp mắc nghẹn nguy hiểm.

Ba mẹ có thể dùng máy xay và cho một ít nước để hỗn hợp thật mịn nếu cần thiết. Đối với các bé còn quá nhỏ, để có thể chắc chắn rằng thức ăn nhuyễn mịn hoàn toàn thì ba mẹ có thể dùng rây lược qua một lần.

5 Kết hợp các loại thực phẩm

Thời gian đầu khi bé tập ăn dặm, việc cho bé ăn đơn độc một nguyên liệu là để xác định xem bé có thể bị dị ứng bởi nguyên liệu nào.

Nhưng sau một thời gian bé đã quen với các món ăn, ba mẹ cần phải kết hợp các nguyên liệu lại để tập cho bé làm quen với mùi vị của các món ăn và cũng để bổ sung đồng thời các chất cần thiết cho cơ thể phát triển khỏe mạnh của bé.

Ba mẹ có thể kết hợp các loại rau củ với nhau như bí và cà rốt, các loại trái cây như chuối và dâu tây, kết hợp rau củ với thịt xay hoặc cũng có thể kết hợp rau củ và trái như cà rốt và táo.

6 Bảo quản và cất giữ thực phẩm

Đối với những nguyên liệu còn thừa lại và có thể sử dụng tiếp, ba mẹ nên bọc kỹ và bảo quản vào tủ lạnh để tránh bị hỏng mốc.

Các nguyên liệu tươi sống như thịt nên được bảo quản ở ngăn đông để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. Các loại rau củ quả cần được rửa sạch và cất gọn gàng vào ngăn mát.

Thức ăn dặm đã chế biến xong còn dư lại thì ba mẹ có thể đậy kín, cất vào ngăn mát. Khi cần dùng đến thì cho vào lò vi sóng để hâm nóng lại và chỉ nên dùng trong vòng 3 ngày để đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé.

7 Vứt bỏ những thức ăn thừa

Thức ăn của bé sau khi ăn xong còn thừa lại phải vứt bỏ. Miệng của bé cũng có vi khuẩn, việc tiếp xúc giữa miệng bé, muỗng và thức ăn đã truyền vi khuẩn qua lại.

Vì vậy, việc giữ lại thức ăn thừa sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, làm hỏng mốc thức ăn gây nguy hiểm cho bé nên chắc chắn hãy vứt tất cả những thức ăn thừa sau khi bữa ăn kết thúc nhé!

Máy xay sinh tố Sunhouse SHD 5112

Máy xay sinh tố Toshiba MX-60T[H]

Máy xay sinh tố Philips HR2221/00

Máy xay sinh tố Delites BL2009

Máy xay sinh tố Philips HR2223/00

Máy xay sinh tố AVA BL1056A-CB

Máy xay sinh tố DMAX 6760

Máy xay sinh tố AVA SBL3196

Máy xay sinh tố Sunhouse SHD5353W

1.493.000₫ 1.659.000₫ -10%

Máy xay sinh tố Toshiba BL-70PR1NV

1.100.000₫ 1.190.000₫ -7%

Máy xay sinh tố DMAX BL9702-GS

Máy xay sinh tố Crystal TB-6810A

1.520.000₫ 1.890.000₫ -19%

Xem thêm:

Với bài viết hướng dẫn cách xay đồ ăn dặm đúng cách cho bé ở trên, Điện máy XANH hy vọng các ông bố bà mẹ sẽ rút được kinh nghiệm và lưu ý trong quá trình chế biến thực phẩm cho các thiên thần nhỏ. Chúc các bé và gia đình ngày càng khỏe mạnh!

Biên tập bởi Lê Ngọc Thùy Dương • 19/11/2021

Video liên quan

Chủ Đề