Hướng dẫn sử dụng Google Analytics 4

Google Analytics [GA] là gì mà bất kỳ Website nào cũng nên cài đặt. Đây là công cụ có tầm ảnh hưởng quan trọng với tất cả doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên Website.

Bài viết này sẽ giải thích cho bạn khái niệm về Google Analytics và cách hướng dẫn cài đặt đầy đủ của Google Analytics 4 [GA4]. Hãy theo dõi cùng Mắt Bão nhé.

1. Google Analytics GA4 là gì?

Google đã cho ra phiên bản Beta của Ứng dụng Google Analytics và Thuộc tính Web vào cuối tháng 07/2019.

Vào 10/2020, Google đã ra mắt một phiên bản GA mới có tên Google Analytics 4 mà Google cho rằng đây sẽ là phiên bản đầy triển vọng với sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo [AI].

Vậy Google Analytics [GA] là gì? Đây là một trong những công cụ miễn phí của Google mà bất cứ Website nào cũng cần phải có để có thể theo dõi, phân tích tình trạng của Website.

Từ đó, có được những giải pháp tối ưu phù hợp, tăng hiệu quả phát triển của các chiến dịch mới. Phiên bản GA4 sẽ thiên nhiều về phân tích sự kiện và bổ sung những báo cáo chi tiết trong hành trình truy cập và chuyển đổi của người dùng.

GA4 cập nhập phiên bản mới hoàn thiện hơn với một số chức năng nổi bật sau:

  1. Áp dụng công nghệ mới, thiết bị máy móc hiện đại, thông minh: Theo dõi và phân tích Traffic theo thời gian thực và sự tăng giảm lượt truy cập cho cả Website hoặc từng trang.

Điều này giúp bạn đưa ra quyết định chính xác nên tối ưu vào chỗ nào. Từ đó có được ROI tốt hơn.

  1. Kết hợp với AI để gia tăng sự tương tác với người dùng: Công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện đại mới giúp bạn hiểu rõ hơn về người dùng.

Có lợi ích nhằm gia tăng sự tương tác và tiếp cận thân thiết hơn giữa khách hàng với bạn [trên Web hoặc App].

  1. Tích hợp nhiều chức năng tốt hơn so với Google Ads: Bạn có thể tạo các tệp tùy thích về đối tượng mong muốn để cá nhân hóa sâu hơn, đạt hiệu quả tốt hơn.

Bạn có thể hiểu sâu hơn về kiến thức Google thông qua sự trợ giúp trên Website chính thức: Dữ liệu Universal Analytics so với dữ liệu Google Analytics 4 Analytics Trợ giúp.

2. Ưu điểm của Google Analytics GA4 là gì?

Chúng ta sẽ đến với ưu điểm của Google Analytics sau khi tìm hiểu khái niệm Google Analytics [GA] là gì.

Google Analytics 4 với những chức năng được cải tiến mới của Google để phân tích phù hợp với hình ảnh hóa tốt hơn:

  • Modeling Lập Mô hình: Nếu máy không đủ dữ liệu, GA4 sẽ giới hạn khoảng cách với các phương pháp lập Modeling.
  • Data Control Kiểm soát dữ liệu: Việc thu nhập, lưu trữ, xóa và chia sẻ dữ liệu được Google cải tiến cho phép quản lý dữ liệu tốt hơn trong GA4.
  • Machine Learning Học máy: Áp dụng các thuật toán học máy giúp hỗ trợ chiến lược phân tích dữ liệu của GA4 tốt hơn.
  • Data Protection By Designer Bảo vệ dữ liệu theo thiết kế: Google cho biết GA4 cho phép thu thập dữ liệu mà không cần tới Cookie hay các dạng mã khác để nhận dạng. Đây được dự đoán là chiến lược lâu dài trong tương lai.
  • Data Anonymization Ẩn danh dữ liệu: Người dùng của Google Analytics 4 cho phép ẩn danh địa chỉ IP theo mặc định.
  • Data Streams Luồng dữ liệu: Phiên bản tiêu chuẩn đã cho phép vừa đo lường năm sự kiện bổ sung bên cạnh số lần hiển thị trang.
  • Visualization Hình ảnh hóa: Trong phiên bản mới, Module phân tích hoàn toàn có khả năng mới để trực quan hóa, ví dụ như hình ảnh hóa kênh, bảng tổng hợp và biểu đồ phân tán.

3. Các tính năng mới trong Google Analytics 4 so với bản Universal Analytics

Điểm đặc trưng của sự khác nhau giữa Google Analytic 4 với Universal Analytics [AU] là:

  1. Tập trung vào đối tượng khác nhau: GA4 tập trung vào người dùng, trong khi AU tập trung vào các Sessions [theo các kỳ].
  2. Cấu Trúc: Bạn có thể lọc dữ liệu trực tiếp, mở rộng trong các bài báo cáo phân tích thay vì chế độ xem dữ liệu và không còn bộ lọc.
  3. Phân tích: Khả năng phân tích được nâng cao và mở rộng hơn.
  4. Tiêu chuẩn hóa: Không có sẵn những tương tác tiêu chuẩn hóa của người dùng như cú nhấp chuột,
  5. Xác định mục tiêu tiêu chuẩn: Mục tiêu được dễ dàng kích hoạt thông qua Trang chủ -> Sự kiện.
  6. Xác định mục tiêu tùy chỉnh: Bạn có thể thiết lập mục tiêu tùy chỉnh dưới dạng sự kiện riêng lẻ và đánh dấu dưới dạng mục tiêu.

Bạn có thể tham khảo thêm bảng dưới đây về sự khác nhau giữa GA4 và AU để hiểu rõ hơn về hai phiên bản này.

Sự khác nhau giữa Google Analytics và Universal Analytics.

4. Hướng dẫn cài đặt Google Analytics 4

Sau khi hiểu khái niệm Google Analytics là gì? Bây giờ muốn cài đặt GA4, bạn phải có tài khoản Google Analytics để khai báo những thông tin cần thiết.

Bạn đăng nhập vào link này Google Analytics để tiến hành thiết lập tài khoản.

  1. Chọn Bắt đầu đo lường điền thông tin tài khoản và Next đến bước kế tiếp.

Lưu ý: Nếu bạn đã có tài khoản Google Analytics trước rồi thì có thể tạo thuộc tính mới bằng cách vào mục quản trị.

  1. Bước tiếp theo thì cả tài khoản mới và cũ đều làm tương tự, bạn chọn Ứng dụng và Web.
Chọn cài đặt như hình trên.
  1. Sau đó, bạn điền những thông tin thuộc tính liên quan mà Web yêu cầu.
  2. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ có giao diện như hình dưới đây.
Tạo tài khoản GA4 đã được thiết lập.

Vậy là bạn đã tạo xong tài khoản cài đặt Google Analytics 4. Tiếp theo, bạn sẽ cần cài đặt Google Analytics bằng Google Tag Manager.

Nếu bạn chưa có tài khoản Google Tag Manager thì có thể tạo nhanh và đăng nhập Gmail bằng Google Analytics.

  1. Bạn điền đủ thông tin được yêu cầu để hoàn tất đăng nhập.

Lưu ý: Chọn Web để thực hiện đăng nhập nhé!

  1. Sau khi tạo xong, tại giao diện Google Tag Manager bạn chọn Thêm thẻ mới.
  2. Lựa chọn cấu hình thẻ và Google Analytics: Cấu hình GA4 như hình dưới đây.
Nhấp chọn cấu hình GA4.
  1. Để có được mã đo lường, bạn trở lại giao diện Google Analytics và thao tác như sau:
Bạn phải có Code để nhập vào Mã đo lường.
  1. Tại trang chủ Google Analytics, bạn vào mục Quản trị viên, vào luồng dữ liệu và chọn Web.
Chọn theo các thao tác hướng dẫn trên để thực hiện nhé.
  1. Điền URL & tên Website, lưu ý là bạn chỉ chọn https khi và chỉ khi Website đã kích hoạt SSL.
  2. Sau khi tạo luồng, bạn sao chép mã đo lường bên GA và Paste vào mã đo lường bên Google Tag Manager.
Dán mã đã Copy ở Google Analytics và dán vào GTM.
  1. Sau đó, phía dưới bạn nhấp vào chọn trình kích hoạt để kích hoạt thẻ.
  2. Chọn All Pages và và bấm Lưu lại là hoàn thành.
Chọn để kích hoạt và lưu lại.
  1. Bước cuối cùng, bạn chọn gửi và xuất bản là hoàn tất quy trình.

Hướng dẫn Google Analytics 4 trên giúp các bạn giải quyết những vấn đề khó khăn khi cài đặt GA4.

5. Nâng cấp từ Universal Analytics lên GA4 như thế nào?

Sau khi đã hiểu khái niệm Google Analytics là gì, bạn có thể nâng cấp thuộc tính này từ Universal Analytics. Một chức năng quá tiện lợi từ thuộc tính này có phải không?

Để sử dụng phiên bản mới Google Analytics 4, bạn có hai cách thực hiện:

Cách 1: Tạo một tài khoản mới hoặc thuộc tính GA4.

Cách 2: Nâng cấp từ phiên bản Universal lên phiên bản GA4.

Để nâng cấp từ phiên bản Universal lên GA4 bạn tiến hành như sau:

Bước 1: Chọn Upgrade GA4.

Truy cập tài khoản Google Analytics > chọn Admin > tại cột thuộc tính Click vào Upgrade to GA4.

Chọn nâng cấp GA4.

Bước 2: Chọn thuộc tính cần nâng cấp lên GA4.

Chọn I want to connect to an existing Google Analytics 4 property -> chọn 1 thuộc tính từ phiên bản cũ mà bạn muốn nâng cấp lên -> nhấn Connect Properties.

Sau đó, bạn hãy Click vào See your GA4 property và bạn sẽ được đưa đến Setup Assistant để tiến hành cài đặt một số thẻ hoặc thay đổi cấu hình cài đặt như bật Enhanced Measurement hoặc liên kết với tài khoản Google Ads

Chọn thuộc tính cần nâng cấp lên GA4.

Qua bài viết trên, Mắt Bão đã chia sẻ với bạn các kiến thức cơ bản của Google Analytics 4 GA4 là gì cũng như một số khác biệt so với phiên bản cũ Universal Analytics. Hy vọng sẽ giúp bạn thành công khi cài đặt công cụ hiệu quả này nhé.

Video liên quan

Chủ Đề