Hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã

Thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Quyết định số 1945/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.  Ngày 10/02/2022 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 347/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025 do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban Chỉ đạo, 02 Phó Chủ tịch làm Phó Trưởng ban, 39 đơn vị là ủy viên gồm đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025 được thành lập có chức năng  giúp UBND tỉnh nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến quản lý và tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 [bao gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số]. Nghiên cứu đề xuất, ban hành các cơ chế, chính sách có liên quan để thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Đề ra phương hướng, giải pháp thực hiện và giúp UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các cơ quan, ban, ngành và các địa phương trong việc xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết và khen thưởng trong quá trình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 về tình hình, kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh theo quy định.

             Ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh phát biểu tại Lễ Công bố Huyện Long Điền đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

Sở Kế hoạch và Đầu tư được Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh phân công là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo để tổ chức thực hiện nhiệm vụ giúp cho Ban Chỉ đạo tỉnh về quản lý, tổng hợp, điều phối chung các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Ban Chỉ đạo tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh là cơ quan thường trực, chủ trì tham mưu giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh giúp việc cho Ban Chỉ đạo tỉnh về quản lý, điều phối, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh là cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan thường trực, chủ trì tham mưu giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới [giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020] và triển khai xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đạt được kết quả khá toàn diện về 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đến tháng 02/2022, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 46/47 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới [đạt 97,8%]; 01 xã Long Sơn thành phố Vũng Tàu đã đạt 19/19 tiêu chí và đã được Đoàn thẩm định của tỉnh tổ chức thẩm định, hiện đang hoàn thiện hồ sơ để tổ chức họp, bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. 24 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. 04 đơn vị cấp huyện, thị xã, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới [huyện Long Điền, huyện Đất Đỏ, thị xã Phú Mỹ, thành phố Bà Rịa]. Huyện Xuyên Mộc và huyện Châu Đức đã được Đoàn thẩm định Trung ương tổ chức thẩm định, hiện đã hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng thẩm định Trung ương để tổ chức họp xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021. Thu nhập bình quân đầu người tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 61,7 triệu đồng/người/năm, tăng 2,1 triệu đồng/người/năm so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo chuẩn quốc gia đa chiều tại các xã xây dựng nông thôn mới còn 0,05%; 100% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sạch theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đạt đạt 83,9%. Để đạt được kết quả đó có sự đóng góp rất lớn của hệ thống Ban Chỉ đạo các cấp, đứng đầu là Ban Chỉ đạo tỉnh, đã thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình một cách kịp thời, chủ động; tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình, hướng dẫn, giám sát việc sử dụng nguồn lực thực hiện Chương trình đảm bảo hiệu quả./.

                                                                             HTN

Theo đó, về công tác lập và giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm, căn cứ kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền giao, UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến về phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 5 năm cho các cơ quan, đơn vị, cấp trực thuộc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm, giao cơ quan chuyên môn cấp tỉnh hoàn chỉnh kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm của địa phương theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP; trình UBND cấp tỉnh.

Giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cho cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP. Nội dung giao kế hoạch bao gồm tổng vốn, cơ cấu vốn ngân sách nhà nước theo từng chương trình và chi tiết đến nội dung, dự án thành phần; mục tiêu, nhiệm vụ và danh mục dự án đầu tư ưu tiên [nếu có].

Về công tác giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm, căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách trung ương và mục tiêu, nhiệm vụ hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ ngân sách nhà nước hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và tại Điều 83, Điều 84 Luật Đầu tư công năm 2019. Trong đó, làm rõ phương án phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ quan, đơn vị và cấp trực thuộc chi tiết đến nội dung, dự án thành phần [tổng mức và cơ cấu vốn] và danh mục dự án đầu tư.

Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, giao cơ quan chuyên môn cấp tỉnh hoàn chỉnh phương án phân bổ ngân sách nhà nước, phương án giao mục tiêu, nhiệm vụ hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP; trình UBND cấp tỉnh.

Giao dự toán ngân sách nhà nước, mục tiêu, nhiệm vụ hằng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 7 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.

Cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Về xây dựng cơ chế lồng ghép nguồn vốn trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn cấp tỉnh chủ động xây dựng cơ chế lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với thực tế tổ chức thực hiện tại địa phương; trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định về cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và từ các chương trình, dự án khác có cùng nội dung, nhiệm vụ để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Về trình tự ban hành danh mục loại dự án đầu tư áp dụng cơ chế đặc thù, căn cứ các quy định tại Chương IV và điểm a khoản 4 Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh xây dựng và lấy ý kiến các bộ, cơ quan trung ương quản lý ngành, lĩnh vực đối với danh mục loại dự án đầu tư dự kiến thực hiện theo cơ chế đặc thù. Công văn xin ý kiến đề nghị nêu rõ thời hạn các bộ, cơ quan trung ương quản lý ngành, lĩnh vực cần có ý kiến trả lời UBND cấp tỉnh.

Đến thời hạn xử lý theo quy định, trên cơ sở ý kiến các bộ, cơ quan trung ương quản lý ngành, lĩnh vực nhận được, UBND cấp tỉnh quyết định danh mục loại dự án đầu tư thực hiện theo cơ chế đặc thù quy định tại Chương IV Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, quyết định hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện, cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh quyết định thiết kế mẫu, thiết kế điển hình và áp dụng các thiết kế sẵn có đối với các dự án quy định tại Điều 14 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.

Trong quá tình tổ chức, thực hiện, nếu gặp khó khăn vướng mắc, các địa phương kịp thời có văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền để tháo gỡ.

LP


Video liên quan

Chủ Đề