Hướng dẫn tra định mức xây dựng

 12055  01.06.2021

2. Định mức xây dựng là gì?

  • Định mức xây dựng [tiếng Anh là Construction Norm] là quy định về mức độ hao phí cần thiết của vật liệu, máy móc và nhân công để hoàn thành một khối lượng công việc cụ thể trong xây dựng. Nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả trong việc quản lý của nhà nước và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
  • Giúp cho các chủ đầu tư dễ dàng xác định được tổng giá trị đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng và quản lý chi phí đầu tư hợp lý.
  • Đây là điều cơ bản mà kỹ sư xây dựng nào cũng cần phải biết.

2.1. Định mức kinh tế kỹ thuật

Định mức kinh tế kỹ thuật là cơ sở để chúng ta quản lý chi phí khi đầu tư xây dựng. Được áp dụng để phục vụ sản xuất, thi công, lập dự toán. Bao gồm định mức cơ sở và định mức dự toán xây dựng.

  • Định mức cơ sở: gồm định mức sử dụng vật liệu, lao động, năng suất máy và thiết bị thi công.
  • Định mức dự toán xây dựng: là mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy móc và thiết bị thi công phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật, điều kiện và biện pháp thi công cụ thể để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc xây dựng cụ thể.
  • Định mức vật tư trong xây dựng: là mức hao phí của từng loại vật liệu để tạo một đơn vị khối lượng trong công tác xây lắp.

2.2. Định mức chi phí [định mức tỉ lệ]

  • Định mức chi phí là cơ sở để xác định đơn giá xây dựng, dự toán chi phí của một số loại công việc trong đầu tư xây dựng gồm chi phí quản lí dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí chung, thu nhập trước thuế, các hạng mục chung và một số công việc, chi phí khác.
  • Định mức chi phí bao gồm định mức tính bằng tỉ lệ phần trăm [%] và định mức tính bằng giá trị.

3. Định mức xây dựng Thông tư 12/2021/TT-BXD

Định mức xây dựng theo Thông tư 12/2021/TT-BXD được ban hành ngày 31/08/2021 và có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2021 thay thế cho các thông tư sau:

  • Thông tư 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về ban hành định mức xây dựng;
  • Thông tư 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
  • Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BXD ngày 20/07/2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sửa đổi và bổ sung một số điều của 04 Thông tư có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Xem thêm về Định mức 1776 kèm file excel download [full]

3.1. Các căn cứ ban hành

  • Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
  • Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
  • Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
  • Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
  • Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng và Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng;

Xem thêm về cách xách định mật độ xây dựng mới nhất

3.2. Đối tượng áp dụng

  • Các tổ chức cá nhân có liên quan đến xác định và quản lý chi phí của các dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng chịu trách nhiệm thi hành thông tư này.

3.2. 08 loại định mức xây dựng

  • Định mức dự toán khảo sát xây dựng công trình tại Phụ lục I;
  • Định mức dự toán xây dựng công trình tại Phụ lục II;
  • Định mức dự toán lắp đặt hệ thống kỹ thuật của công trình tại Phụ lục III;
  • Định mức dự toán lắp đặt máy và thiết bị công nghệ tại Phụ lục IV;
  • Định mức dự toán thí nghiệm chuyên ngành xây dựng tại Phụ lục V;
  • Định mức dự toán sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng tại Phụ lục VI;
  • Định mức sử dụng vật liệu xây dựng tại Phụ lục VII;
  • Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng tại Phụ lục VIII.

Xem thêm về 50 mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở năm 2021

4. Tải file PDF Định mức xây dựng Thông tư 12/2021/TT-BXD

5. Liên hệ Phuc Khang Group để biết thêm Định mức xây dựng

Nếu thấy bài viết hữu ích xin quý vị chia sẻ, cần tra định mức xây dựng xin liên hệ với Phuc Khang Group qua hotline: 0901 929 118 để được các Kỹ Sư và Kiến Trúc Sư của chúng tôi tư vấn. Tìm hiểu sâu hơn về định mức xây dựng hoặc các vấn đề khác.

Mỗi công trình đều yêu cầu có định mức cho xây dựng. Vậy liệu bạn đã hiểu được định mức xây dựng 1776 là gì? Và bao gồm những quy định nào chưa? Trong chuyên mục hôm nay, cùng Sieunhanh.com tìm hiểu nội dung và hướng dẫn áp dụng của định mức 1776 trong bài viết dưới đây nhé!

1. Định mức 1776 là gì?

  • Định mức 1776 là công văn số 1776//BXD-VP do Bộ Xây dựng ban hành ngày 16/8/2007 nhằm công bố định mức dự toán xây dựng công trình – Phần xây dựng. Định mức này cho biết mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy móc và thiết bị thi công cần thiết để hoàn thành từng hạng mục hay toàn bộ công trình cần xây dựng.
  • Định mức nói chung là công cụ thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước trong quá trình đầu tư xây dựng; nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án xây dựng.
  • Định mức dự toán 1776 được lập trên cơ sở các tiêu chuẩn xây dựng; quy phạm kỹ thuật về thiết kế – thi công – nghiệm thu, mức cơ giới hóa trong ngành xây dựng, trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật trong ngành xây dựng. 

2. Kết cấu, nội dung của định mức 1776 là gì?

2.1 Kết cấu của bộ định mức 1776

Tập định mức dự toán được trình bày theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây dựng và được mã hóa thống nhất bao gồm 11 chương:

  • Chương I: Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng
  • Chương II: Công tác đào, đắp đất, đá, cát
  • Chương III: Công tác đóng cọc, ép cọc, nhổ cọc, khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi
  • Chương IV: Công tác làm đường
  • Chương V: Công tác xây gạch đá
  • Chương VI: Công tác bê tông tại chỗ
  • Chương VII: Công tác sản xuất và lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn
  • Chương VIII: Sản xuất, lắp dựng cấu kiện gỗ
  • Chương IX: Sản xuất, lắp dựng cấu kiện sắt thép
  • Chương X: Công tác làm mái, làm trần và các công tác hoàn thiện khác
  • Chương XI: Các công tác khác

Ghi chú

Mỗi loại định mức được trình bày tóm tắt thành phần công việc, điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công và được xác định theo đơn vị tính phù hợp để thực hiện công tác xây dựng đó.
Các thành phần hao phí trong Định mức dự toán được xác định theo nguyên tắc sau:

  • Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu.
  • Mức hao phí máy thi công chính được tính bằng số lượng ca máy sử dụng.
  • Mức hao phí máy thi công khác được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí sử dụng máy chính.
  • Mức hao phí vật liệu khác như vật liệu làm dàn giáo xây, vật liệu phụ khác được tính bằng tỉ lệ % tính trên chi phí vật liệu chính.

2.2 Nội dung định mức dự toán

+ Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển [không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung] cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.

+ Mức hao phí vật liệu trong định mức này đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công; riêng đối với các loại cát xây dựng đã kể đến hao hụt do độ dôi của cát.

+ Là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây dựng và công nhân phục vụ xây dựng.

+ Số lượng ngày công đã bao gồm cả lao động chính, phụ để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc, thu dọn hiện trường thi công.

+ Cấp bậc công nhân trong định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân tham gia thực hiện một đơn vị công tác xây dựng.

Là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công chính trực tiếp thực hiện kể cả máy và thiết bị phụ phục vụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.

Đừng bỏ lỡ>>> Mua bán nhà đất Cát Hải, Hải Phòng mới nhất.

3. Hướng dẫn áp dụng định mức 1776 như thế nào?

Định mức dự toán được áp dụng để lập đơn giá xây dựng công trình, làm cơ sở xác định dự toán chi phí xây dựng, tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt 0.00 theo thiết kế công trình đến cốt ≤4m; ≤16m; ≤50m và từ cốt 0.00 đến cốt >50m. Các loại công tác xây dựng trong định mức không ghi độ cao như công tác trát, láng, ốp, v.v… nhưng khi thi công ở độ cao > 16m thì sử dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao.

4. Hướng dẫn cách tra định mức online

Hiểu biết và nhớ được mã hiệu định mức, đơn giá sẽ giúp tăng tốc cho việc tra định mức online, đơn giá khi lập dự toán, tính toán đơn giá hoặc những công việc lập và quản lý chi phí có liên quan khác. Một vài điều cần biết về ý nghĩa của việc đánh mã hiệu sẽ giúp chúng ta nhớ được mã hiệu một cách dễ dàng hơn.

Các công tác trong các tập định mức do Bộ Xây dựng công bố hiện nay được đánh mã theo nguyên tắc kết hợp chữ và số, được phân định vùng và mỗi một ký tự trong mã có một vai trò cố định. Các ký tự có ý nghĩa như sau:

4.1. Ký tự đầu tiên thể hiện Phần của tập định mức dự toán xây dựng công trình. Giải pháp dùng chữ cái để đánh mã hiệu định mức cho phép sử dụng 26 ký tự thể hiện được 26 phần.

  • Ax.00000 – Phần Xây dựng
  • Bx.00000 – Phần Lắp đặt
  • Cx.00000 – Phần Khảo sát
  • Sx.00000 – Phần Sửa chữa

4.2. Chữ cái thứ hai thể hiện Chương trong Phần. Bảng chữ cái có 26 ký tự, nếu sử dụng hết sẽ thể hiện được 26 chương.

4.3. Nhóm hai chữ số đầu thể hiện nhóm – loại công tác [từ 00-99 nhóm loại công tác].

4.4. Nhóm ba chữ số còn lại thể hiện loại công tác cụ thể [từ 000-999 công tác].

Ví dụ: Mã hiệu AF.11210 – Công tác đổ bê tông móng trộn bằng máy trộn, đổ thủ công, chiều rộng

  • Cách đọc mã hiệu định mức như sau: cột mã hiệu [AF.112] + cột kích thước [10] = AF.11210.
  • Cách đọc nội dung công tác như sau: cột công tác xây lắp + cột điều kiện thi công + cột điều kiện kỹ thuật, … = Bê tông móng, chiều rộng

Trên cơ sở mã hiệu định mức do BXD ban hành, các địa phương sẽ ban hành bộ đơn giá xây dựng công trình, với mã hiệu đơn giá công tác bê tông, tùy thuộc vào mác vữa bê tông mà có những mã hiệu đơn giá khác nhau, tức là mã đơn giá bê tông không bao giờ kết thúc bằng số 0 mà thường kết thúc với số tương ứng với mác bê tông.

Mã hiệu AF.10000 thuộc nhóm vữa bê tông sản xuất bằng máy trộn và đổ bằng thủ công. Sử dụng định mức cấp phối vữa bê tông độ sụt 2-4cm, địa phương sẽ ban hành MAĐG dựa trên mã hiệu định mức AF.11210 như sau:

  • AF.11212 – Công tác bê tông móng chiều rộng
  • AF.11213 – Công tác bê tông móng chiều rộng
  • AF.11214 – Công tác bê tông móng chiều rộng
  • AF.11215 – Công tác bê tông móng chiều rộng

Có thể bạn quan tâm>>> Bất động sản Dương Kinh, Hải Phòng mới nhất.

Hiểu được ý nghĩa của việc đánh mã hiệu định mức, đơn giá như trên giúp cho người lập dự toán có cái nhìn tổng thể về hệ thống mã hiệu định mức đơn giá do các cơ quan quản lý nhà nước công bố. Hiện nay có loại định mức xây dựng cơ bản 1776/BXD-VP là được đông đảo các nhà thầu, tổng thầu biết đến vì dễ hiểu, dễ áp dụng. Hy vọng với những thông tin Sieunhanh.com vừa chia sẻ sẽ bổ ích cho những ai còn đang băn khoăn về vấn đề này.

Video liên quan

Chủ Đề