Hướng dẫn viết đơn de nghị hưởng trợ cấp xã hội

Mục lục bài viết

  • 1. Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • 2. Hướng dẫn cách viết đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • 3. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • 4. Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Công ty luật Minh Khuê giới thiệu Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp Mẫu số 03được ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Bạn có nhu cầu làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn cầu mẫu đơn hưởng trợ cấp thất nghiệp để hoàn tất hồ sơ. Chúng tôi xin gửi đến bạn mẫu đơn hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay theo quy định của pháp luật:

>> Tải ngay: Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP

Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm...

Tôi tên là:... sinh ngày ... /... /... Giới tính: ...

Số chứng minh nhân dân:...

Ngày cấp: .../.../...nơi cấp:...

Số sổ BHXH:...

Số điện thoại:... Địa chỉ email [nếu có]...

Dân tộc: ... Tôn giáo:...

Số tài khoản ATM [nếu có]...

Trình độ đào tạo:...

Ngành nghề đào tạo:...

Nơi thường trú [1]:...

Chỗ ở hiện nay [2]:...

Ngày.../.../..., tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc [tên đơn vị]... tại địa chỉ ...

Lý do chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc: ...

...

Loại hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc:...

Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp:... tháng

Nơi đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp [BHXH quận /huyện hoặc qua thẻ ATM]:...

Kèm theo đơn đề nghị này là [3]... và Sổ bảo hiểm xã hội của tôi. Đề nghị quý Trung tâm xem xét, giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho tôi theo đúng quy định.

Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

..., ngày...tháng...năm...

Người đề nghị

[Ký rõ họ và tên]

2. Hướng dẫn cách viết đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp

[1],[2]: Ghi rõ số nhà, đường phố, tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc

[3] Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau: hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; quyết định thôi việc; quyết định sa thải; quyết định kỷ luật buộc thôi việc; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc.

3. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bao gồm :

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp [theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định];

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng lao động [HĐLĐ] hoặc hợp đồng làm việc [HĐLV] đã hết hạn; quyết định thôi việc hoặc quyết định sa thải hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;

- Sổ BHXH.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệLuật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi số:1900.6162để được giải đáp.

4. Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mẫu đơn đề nghi chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp được ban hành theo thông tư số 28/2015/TT-BLDTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và xã hội. Mời các bạn tham khảo:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ NGHỊ CHUYỂN NƠI HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP

Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm...

Tên tôi là: ... sinh ngày.../.../...

Số chứng minh nhân dân:...

Ngày cấp: .../.../... nơi cấp:...

Số sổ BHXH:...

Nơi thường trú:...

Chỗ ở hiện nay:...

Hiện nay, tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định số ... ngày . /... /... của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố...

Tổng số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp:... tháng

Đã hưởng trợ cấp thất nghiệp: ...tháng

Nhưng vì lý do:...

...

Tôi đề nghị quý Trung tâm chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh/thành phố... để tôi được tiếp tục hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định./.

..., ngày ... tháng ... năm ...

Người đề nghị

[Ký, ghi rõ họ tên]

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty luật Minh Khuê

Mục lục bài viết

  • 1. Biểu mẫu tờ khai đề nghị hưởng trợ cấp xã hội với người khuyết tật[Mẫu số 1đ]
  • 2. Những chính sách của Nhà nước về người khuyết tật
  • 3. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho người khuyết tật
  • 3.1 Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
  • 3.2 Mức hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
  • 4. Thủ tục để được hưởng trợ cấp xã hội cho người khuyết tật

Để thuận tiện cho quá trình tra cứu, tìm kiếm, Công ty Luật Minh Khuê cung cấp cho quý khách hàngMẫu tờ khai đề nghị hướng trợ cấp xã hộiban hành kèmtheo Nghị định số 20/2021/NĐ-CPcủa Chính phủ ngày 15 tháng 03 năm 2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

1. Biểu mẫu tờ khai đề nghị hưởng trợ cấp xã hội với người khuyết tật[Mẫu số 1đ]

[Ban hành kèmtheo Nghị định số 20/2021/NĐ-CPcủa Chính phủ ngày 15 tháng 03 năm 2021]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

[Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP]

THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG

1. Họ và tên [Viết chữ in hoa]: ...

Ngày/tháng/năm sinh:... I... I...Giới tính: ……………………… Dân tộc: ...

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số ………………….. cấp ngày .../ ... / ...

Nơi cấp: ...

2.Hộ khẩu thường trú: ...

Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? ...

3.Tình trạng đi học

□ Chưa đi học [Lý do: ... ]

□ Đã nghỉ học [Lý do: ... ]

□ Đang đi học [Ghi cụ thể]: ... ]

4. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có

5. Đang hưởng chế độ nào sau đây:

Lương hưu/Trợ cấp BHXH hàng tháng: ... đồng. Hưởng từ tháng .../ ……….

Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: ... đồng. Hưởng từ tháng ……/ …………

Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:... đồng. Hưởng từ tháng.../ …...

Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác: …….. đồng. Hưởng từ tháng ……/ …….

6. Thuộc hộ nghèo không? □ Không □ Có

7. Giấy xác nhận khuyết tật số …………. Ngày cấp : …………….. Nơi cấp ...

- Dạng tật: ...

- Mức độ khuyết tật: ...

8. Có tham gia làm việc không? □ Không □ Có

a] Nếu có thì đang làm gì …………………, thu nhập hàng tháng ………….. đồng

b] Nếu không thì ghi lý do: ...

9. Tình trạng hôn nhân : ...

10. Số con [Nếu có]:... người. Trong đó, dưới 36 tháng tuổi: ………… người.

11. Khả năng tự phục vụ? ...

12. Cá nhân/hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng: ...

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Thông tin người khai thay

Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:….

Ngày cấp: ………………………………………

Nơi cấp: …………………………………………

Mối quan hệ với đối tượng: …………………..

Địa chỉ: ………………………………………….

Ngày ... tháng ... năm ...

NGƯỜI KHAI

[Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay]

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông [bà] ... là đúng.


CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
[Ký, ghi rõ họ tên]

Ngày ... tháng ... năm ...
CHỦ TỊCH
[Ký tên, đóng dấu]

2. Những chính sách của Nhà nước về người khuyết tật

Nhà nước đã và đang giành những chính sách ưu đãi cho người khuyết tật nhằm đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật, đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng, phát huy khả năng của mình để ổn định, phát triển đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Thông qua quy định tại Điều 5 của Luật Người khuyết tật năm 2010, Nhà nước đã đưa ra những chính sách cụ thể về người khuyết tật như sau:

- Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật;

- Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật;

- Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi;

- Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội;

- Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng;

- Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật;

- Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật;

- Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động;

- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật;

- Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho người khuyết tật

3.1 Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

Đối tượng người khuyết tật được hưởng chế độ trợ cấp xã hội được xác định là: người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng.

Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

Đối tượng hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng được quy định tại khoản 2 Luật Người khuyết tật 2010, gồm: gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó; người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng; người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

3.2 Mức hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

Theo điều 16 Nghị định số 28/2012/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người khuyết tật:

- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình được tính như sau: 270.000 đồng/người/tháng, tương đương với hệ số:

hệ số 2,0] đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

hệ số 2,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em;

hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;

hệ số 2,0 đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi, người khuyết tật nặng là trẻ em.

Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất.

Ngoài ra, người khuyết tật đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng bằng mức hỗ trợ mai táng đối với đối tượng bảo trợ xã hội, nếu người khuyết tật thuộc diện hưởng các mức hỗ trợ chi phí mai táng khác nhau thì chỉ hưởng một mức cao nhất.

- Mức hưởng hỗ trợ hỗ trợ chăm sóc hàng tháng: 270.000 đồng/người/tháng nhân với hệ số:

1,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;

2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang nuôi từ hai con trở lên dưới 36 tháng tuổi;

Người khuyết tật được hưởng các hệ số khác nhau thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất.

Đối với các đối tượng hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng còn lại: hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số 1,0. Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc một người khuyết tật đặc biệt nặng; hệ số 3,0 đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc từ hai người khuyết tật đặc biệt nặng trở lên.

4. Thủ tục để được hưởng trợ cấp xã hội cho người khuyết tật

Theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người khuyết tật, để được hưởng trợ cấp xã hội dành cho người khuyết tật cần thực hiện thủ tục như sau:

- Người đề nghị trợ cấp làm hồ sơ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội] tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày;

Khi hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.

Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể, công khai trước nhân dân và có văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội để bổ sung vào hồ sơ của đối tượng.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày, nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là cấp huyện] quyết định hoặc có thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về lý do không được trợ cấp xã hội;

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký Quyết định trợ cấp xã hội.

Ngoài ra, đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc theo quy định tại Nghị định số67/2007/NĐ-CPvề chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số13/2010/NĐ-CPthì Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát và báo cáo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo các mức tương ứng quy định tại Nghị định này, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về chế độ dành cho người khuyết tật, trường hợp khách hàng cần được tư vấn cụ thể hơn, hãy gọi tổng đài1900.6162để được giải đáp thắc mắc

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận hỗ trợ khách hàng công ty Luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề