Huyện Ba Tri có bao nhiêu áp?

Với chiều dài trên 12 km đường bờ biển, huyện Ba Tri có diện tích rừng là 880ha nằm trên địa bàn các xã: An Thủy, Tân Thủy, Bảo Thuận, Bảo Thạnh, Tân Xuân và Tân Mỹ. Phần lớn diện tích là rừng ngập mặn và rừng phi lao chắn gió. Rừng phòng hộ tại Ba Tri có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và chống lại các tác động rủi ro trong xu thế biến đổi khí hậu. Mà trong đó, hàng ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp phía trong đã được cánh rừng này bảo vệ trước những diễn biến phức tạp của khí hậu.


Rừng phòng hộ tại huyện Ba Tri được quản lý chặt chẽ.

Theo báo cáo nghiên cứu khoa học của các ngành chức năng, rừng ngập mặn tại huyện Ba Tri đã góp phần làm chậm dòng chảy và phát tán rộng nước triều nhờ hệ thống rễ dày đặc trên mặt đất của các loài cây đước, vẹt, mắm, bần,…làm cản sóng, tích lũy phù sa, mùn, bã thực vật tại chỗ; làm chậm chảy tràn trên mặt đất, nước theo hệ thống rễ thấm vào đất. Rừng phòng hộ còn làm giảm mạnh độ cao của sóng khi triều cường và bảo vệ đê biển. Rừng cũng làm giảm tốc độ gió và làm tăng lượng mưa.

Có thể thấy, công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ tại huyện Ba Tri được các ngành, các cấp tăng cường và được đông đảo nhân dân tích cực hưởng ứng. Ban quản lý rừng đã phối hợp với các hộ có đất sản xuất nông nghiệp gắn liền đất rừng tổ chức trồng và quản lý chặt chẽ cây rừng. Cũng theo thông tin của ban quản lý rừng huyện Ba Tri về vấn đề khai thác cây rừng, theo Quy chế về khai thác gỗ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khi rừng khép tán được phép khai thác cây phụ nhưng phải đảm bảo cây trồng chính còn ít nhất là 600 cây/ha, nếu không đủ phải để lại cây phụ theo quy định về mật độ đối với cây trồng chính. Khi cây trồng chính đạt tuổi khai thác, hàng năm, chủ rừng được phép khai thác chọn với cường độ không quá 20%, hoặc chặt trắng theo băng, theo đám nhỏ với diện tích dưới 1 ha đối với rừng phòng hộ xung yếu và dưới 0,5 ha đối với rừng phòng hộ rất xung yếu. Tổng diện tích khai thác không vượt quá 1/10 diện tích rừng trồng đã trồng thành rừng và phải trồng lại rừng ngay sau vụ kế tiếp. Thực hiện Quy chế trên, những năm qua, việc khai thác cây rừng luôn được giám sát chặt chẽ. Phần lớn các hộ khi khai thác đều có báo cáo đến ngành chức năng và được thực hiện đúng theo quy định.

Tuy nhiên, trong thực tế việc chặt phá cây rừng, san lấp trái phép đất rừng hay đào ao nuôi tôm trong diện tích đất rừng phòng hộ tại huyện Ba Tri vẫn còn xảy ra. Hạt Kiểm lâm huyện Ba Tri đã phối hợp Ban quản lý rừng cùng các ngành chức năng huyện và các xã có rừng phòng hộ kiên quyết xử lý triệt để những trường hợp trên. Ngoài việc bị xử phạt hành chính, các hộ vi phạm còn buộc phải khắc phục hậu quả là san lấp ao, trồng lại cây rừng theo hiện trạng ban đầu.

Nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng phòng hộ, Ủy ban nhân dân huyện Ba Tri đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã có rừng triển khai thực hiện bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ ven biển đã được quy hoạch; thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án đã được phê duyệt để thực hiện trồng rừng và khoanh nuôi phát triển rừng theo tiến độ dự án. Xây dựng phương án giao đất, giao rừng cho hộ rừng quản lý, tổ chức triển khai thực hiện để quản lý hiệu quả diện tích rừng, đất lâm nghiệp hiện có, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ ven biển để bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có; xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển, tổ chức trồng rừng phủ xanh đất trống, tạo thành đai rừng nhiều tầng, liền vùng. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng và các hành vi làm ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng…

Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng Ủy ban nhân dân các xã ven biển trong việc quản lý sử dụng đất rừng phòng hộ ven biển, khoán quản lý bảo vệ rừng; quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường rừng. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan tăng cường công tác giám sát, kiểm tra về đất đai và bảo vệ môi trường; xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về đất đai và bảo vệ môi trường. Ủy ban nhân dân huyện cũng giao Công an huyện tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, công an địa phương phối hợp với lực lượng kiểm lâm tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi chặt phá rừng, lấn chiếm rừng theo đúng quy định của pháp luật.

Ba Tri có bao nhiêu huyện?

Ba Tri
Huyện lỵ
Thị trấn Ba Tri
Trụ sở UBND
Số 3A, đường Trần Hưng Đạo, khu phố 2, thị trấn Ba Tri
Phân chia hành chính
2 thị trấn, 21 xã
Thành lập
1912
Ba Tri – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Ba_Trinull

Bến Tre có bao nhiêu xã huyện?

Tỉnh Bến Tre hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm Thành phố Bến Tre và 8 huyện: Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Bình Đại, Ba Tri, Thạch Phú. Trong đó có với 164 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 7 thị trấn, 10 phường và 147 xã.

Huyện Giồng Trôm có bao nhiêu xã thị trấn?

Huyện Giồng Trôm có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Giồng Trôm [huyện lỵ] và 20 xã: Bình Hòa, Bình Thành, Châu Bình, Châu Hòa, Hưng Lễ, Hưng Nhượng, Hưng Phong, Long Mỹ, Lương Hòa, Lương Phú, Lương Quới, Mỹ Thạnh, Phong Nẫm, Phước Long, Sơn Phú, Tân Hào, Tân Lợi Thạnh, Tân Thanh, Thạnh Phú Đông ...

Tính đến ngày 1 tháng 3 năm 2023 tỉnh Bến Tre có bao nhiêu thành phố huyện?

Tỉnh Bến Tre hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 8 huyện.

Chủ Đề