Igra test là gì

Hỏi

Chào bác sĩ. Mình muốn hỏi về phương pháp khám lao xét nghiệm máu bên mình. Bác sĩ xác nhận giúp mình xem Vinmec có khám lao xét nghiệm máu theo phương pháp QuantiFERON-TB [QFT] hay T-SPOT®. TB test [T-Spot] không với ạ? Cảm ơn bác sĩ.

Thân Thị Lan

Trả lời

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Hệ thống Y tế Vinmec. Xét nghiệm máu [còn được gọi IGRAs] dùng để đo sự phản ứng của hệ miễn dịch với vi khuẩn gây bệnh lao. Hiện có 2 loại xét nghiệm IGRAs: QuantiFERON®–TB Gold In- Tube test [QFT-GIT] T-SPOT®. TB test [T-Spot] IGRA dương tính: điều này có nghĩa là bệnh nhân đã bị nhiễm vi khuẩn lao. Cần làm thêm một số xét nghiệm khác để xác định bệnh nhân nhiễm lao tiềm ẩn hay mắc bệnh lao. IGRA âm tính, có nghĩa là máu của bệnh nhân không phản ứng với xét nghiệm và không có khả năng bị nhiễm lao tiềm ẩn hoặc mắc bệnh lao. Bệnh viện có làm xét nghiệm Quantiferon-TB.

Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec thăm khám và làm xét nghiệm cụ thể. Cảm ơn bạn.

Bài viết được tư vấn bởi Bác sĩ Trần Thị Diễm Trang - Bác sĩ Nội hô hấp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

XEM THÊM:

Xét nghiệm interferon gamma [IGRAs] - xét nghiệm lao qua máu là một phương pháp xét nghiệm y khoa hiện đại, giúp bác sĩ chẩn đoán nhiễm lao [Mycobacterium tuberculosis] ngay ở giai đoạn bệnh lao tiềm ẩn chưa có cơ hội lây nhiễm và hạn chế mức độ tổn thương phổi cho người bệnh.

Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây nên. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền từ người sang người thông qua dịch tiết chứa nhiều vi khuẩn của người bệnh. Nếu hít phải không khí chứa vi khuẩn lao, người khoẻ mạnh hoàn toàn có nguy cơ nhiễm vi trùng lao tạo thành bệnh lao tiềm ẩn, từ đó có khả năng cao phát triển thành bệnh lao.

Khi vi khuẩn gây bệnh lao xâm nhập thành công vào cơ thể, chúng không chỉ tấn công làm tổn thương phổi mà còn có khả năng lây lan qua đường máu hoặc đường hạch bạch huyết di chuyển đến nhiều cơ quan khác nhau và gây bệnh tại bộ phận đó như não, thận, cột sống.

Bệnh lao thường tiến triển qua 2 giai đoạn là: Bệnh lao tiềm ẩn và bệnh lao đã phát.

Người bệnh mắc bệnh lao tiềm ẩn khi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp đến phổi nhưng bị hệ miễn dịch ngăn lại. Hệ miễn dịch có chức năng ngăn chặn không cho vi khuẩn gây lao tiếp tục sinh sôi phát triển thành bệnh lao.

Lúc này vi khuẩn lao chỉ đang trong trạng thái tiềm ẩn và không có nguy cơ lây lan. Người bệnh cũng không phát hiện ra dấu hiệu bất thường nào. Vì vậy họ không nhận ra mình đã bị nhiễm lao cho đến khi phát triển thành bệnh hoặc làm xét nghiệm lao điển hình là IGRAs để kiểm tra.

Bệnh lao đã phát là khi hệ miễn dịch của cơ thể không thể ngăn chặn vi khuẩn gây lao sinh sôi và phát triển thành bệnh. Bệnh lao đã phát có những triệu chứng bất thường như: ho kéo dài trên 3 tuần, nước bọt có máu, gây sốt, toát mồ hôi vào ban đêm, người mệt mỏi, đau ngực, khó thở, cảm thấy hụt hơi và sút cân không rõ nguyên nhân.

Bệnh lao phổi nếu không được phát hiện sớm sẽ gây rất khó khăn trong quá trình điều trị, gây ra các tình trạng như tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, ho ra máu... Nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn đến tử vong, hoặc khi điều trị khỏi bệnh cũng sẽ để lại di chứng nặng nề như suy đường hô hấp, giãn phế quản... ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Lao một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Hiện nay để phát hiện được vi khuẩn lao trong cơ thể người bệnh, có những phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm lao phổi bao gồm:

Xét nghiệm lao qua da: Nhằm mục đích đo phản ứng miễn dịch đối với vi khuẩn lao bằng cách tiêm một lượng nhỏ Tuberculin dưới cánh tay bệnh nhân.

Xét nghiệm đờm AFB: Tìm vi khuẩn lao trong mẫu dịch đờm của bệnh nhân dưới kính hiển vi.

Xét nghiệm lao qua máu – IGRAs: Tiến hành lấy một lượng máu trong tĩnh mạch của bệnh nhân để phân tích kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn lao.

Xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh: Dùng phim chụp X quang để kiểm tra và phát hiện những bất thường ở phổi.

Người được tiêm chủng BCG khi làm xét nghiệm thử máu trên da thường cho ra kết quả sai lệch, nhưng xét nghiệm thử máu tìm lao [IGRAs] sẽ cho ra kết quả chính xác hơn, loại bỏ được kết quả sai nếu hệ miễn dịch của người làm xét nghiệm bị suy yếu.

Khi chúng ta mắc bệnh lao tiềm ẩn, cơ thể không có bất kỳ triệu chứng nào vì thực chất vi khuẩn gây bệnh chỉ đang trong trạng thái ngủ đông chờ đợi cơ hội để sinh sôi. Vì vậy chúng ta không có cách nào phát hiện ra bệnh cho đến khi hệ miễn dịch trở nên suy yếu tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công. IGRAs là phương pháp có khả năng phát hiện lao ngay ở giai đoạn tiềm ẩn.

Xét nghiệm IGRAs có thêm một ưu điểm nổi bật là sử dụng mẫu máu một lần duy nhất, thời gian cho kết quả nhanh chóng chỉ mất khoảng 24 giờ. Kết quả sẽ không bị dương tính giả khi vi khuẩn lao không điển hình.

Xét nghiệm IGRAs được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu tĩnh mạch của bệnh nhân. Sau đó mẫu máu sẽ được đem đi phân tích nhờ vào việc đo phản ứng của hệ thống miễn dịch kháng lại vi khuẩn lao.

Có hai dạng xét nghiệm IGRAs là:

  • QuantiFERON®–TB Gold In-Tube test [viết tắt là QFT-GIT].
  • T-SPOT®.TB test [viết tắt là T-Spot].

Kết quả âm tính: Nghĩa là không tìm thấy vi khuẩn lao trong mẫu xét nghiệm. Với kết quả này chúng ta hoàn toàn yên tâm rằng mình không bị mắc bệnh lao tiềm ẩn, cho dù kết quả trước đó thông qua xét nghiệm lao qua da là dương tính thì kết quả đó chỉ là nhầm lẫn do các yếu tố tác động nên.

Kết quả dương tính: Nghĩa là tìm thấy vi khuẩn lao trong mẫu xét nghiệm. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân phải thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để kiểm tra tình trạng bệnh là bệnh lao tiềm ẩn hay bệnh lao đã phát.

Để có kết quả chính xác nhất, bệnh nhân cần thực hiện thêm một số xét nghiệm như: PCR đờm/dịch tìm vi khuẩn lao, 3 mẫu đờm tìm AFB, nuôi cấy tìm vi khuẩn lao... Khi đã xác định được bệnh, bệnh nhân cần gặp bác sĩ để được tư vấn chữa trị kịp thời tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Tuy nhiên kết quả xét nghiệm là dương tính không có nghĩa là chúng ta đang bị bệnh, có thể bệnh chỉ đang ở giai đoạn tiềm ẩn chưa khởi phát nên không có triệu chứng và chưa gây biến chứng nguy hiểm.

Theo một số thống kê y khoa, có khoảng 1/3 người làm xét nghiệm IGRAs cho kết quả dương tính nhưng không mắc bệnh lao mà chỉ ở dạng vi khuẩn lao tiềm ẩn trong cơ thể.

Xét nghiệm IGRAs có ý nghĩa rất lớn trong việc chẩn đoán và phát hiện bệnh lao

IGRAs là một phương pháp xét nghiệm lao có nhiều ưu điểm, giúp chẩn đoán và phát hiện nhanh vi khuẩn lao. Xét nghiệm lao qua máu – IGRAs có ý nghĩa rất lớn trong việc chẩn đoán và phát hiện bệnh lao như:

  • Là một trong những xét nghiệm góp phần giúp các bác sĩ chẩn đoán phân biệt bệnh lao phổi và ung thư phổi.
  • Giúp phân biệt được nhiễm lao [Mycobacterium tuberculosis] và nhiễm khuẩn Mycobacterium không do lao trong trường hợp bệnh nhân có cùng triệu chứng bệnh dễ gây nhầm lẫn khi chẩn đoán và điều trị sai.
  • Phát hiện sớm trường hợp bệnh nhân nhiễm lao là trẻ em.
  • Là xét nghiệm góp phần phân biệt bệnh lao xương khớp và bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Giúp tầm soát lao để điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, khớp, da.
  • Đặc biệt có ý nghĩa để chuẩn bị cho những bệnh nhân ghép tạng hoặc bắt đầu sử dụng thuốc điều trị sinh học.
  • Góp phần phát hiện ra các bệnh lao ngoài phổi điển hình như: Lao xương, lao hạch, lao màng não, lao màng bụng, lao khớp, lao tinh hoàn.

Xét nghiệm IGRAs là phương pháp được ưu tiên áp dụng hiện nay nhằm kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn lao trong cơ thể đối với những đối tượng:

  • Người đã được tiêm phòng vaccin BCG.
  • Những có thời gian hạn chế và không thể khám đủ số lần khi kiểm tra bệnh lao bằng phương pháp xét nghiệm lao qua da.

Những người là đối tượng nguy cơ bị nhiễm bệnh lao tiềm ẩn cần làm xét nghiệm IGRAs để sàng lọc như sau:

  • Những người tiếp xúc gần, thường xuyên với bệnh nhân mắc bệnh lao.
  • Người sinh sống ở vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao.
  • Người làm việc trong môi trường y tế phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc bị nhiễm HIV.

Kết quả xét nghiệm lao cũng có thể bị ảnh hưởng nếu bệnh nhân làm xét nghiệm lao ngay sau khi tiêm vaccine BCG trong vòng 4 – 6 tuần.

Hiện có 2 loại xét nghiệm IGRAs: QuantiFERON®–TB Gold In- Tube test [QFT-GIT] T-SPOT®. TB test [T-Spot] IGRA dương tính: điều này có nghĩa là bệnh nhân đã bị nhiễm vi khuẩn lao. Cần làm thêm một số xét nghiệm khác để xác định bệnh nhân nhiễm lao tiềm ẩn hay mắc bệnh lao. IGRA âm tính, có nghĩa là máu của bệnh nhân không phản ứng với xét nghiệm và không có khả năng bị nhiễm lao tiềm ẩn hoặc mắc bệnh lao. Bệnh viện có làm xét nghiệm Quantiferon-TB.

Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec thăm khám và làm xét nghiệm cụ thể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề