Kể chuyện đêm khuya nguyễn ngọc ngạn 2023

00:12:27

Tản văn hay: Chiều qua phố mưa bay

[Baonghean.vn] - Nguyễn Thắm viết về mối tình đầu với những ngôn từ giản dị, chân thành và giọng văn nhẹ nhàng da diết. Cứ như thể đó là một cơn mưa nhỏ rí rách trong tâm hồn chị và văn chương chỉ là tấm gương phản chiếu nó. Tản văn là một thể loại phù hợp để những tâm tình ám ảnh con người có cơ hội được bộc bạch. Có lẽ bởi vậy mà Nguyễn Thắm đã chọn tản văn như một trong những thể loại chính cho sáng tác văn chương của mình. Để tâm sự về mối tình đầu, những cơn mưa, những nỗi niềm cứ thế mà giăng mắc trên từng câu chữ. Để những nỗi buồn, vết thương cứ thế được chữa lành.

00:17:08

Đọc truyện đêm khuya: Trọn một mùa xuân

[Baonghean.vn] - Với giọng văn đậm đà chất Nam bộ, với lối viết chắc chắn sắc sảo, với bố cục khúc chiết ở đó chuyện quá khứ, hiện tại đan cài chặt chẽ, bổ sung tương hỗ cho nhau để làm nổi bật chủ đề, truyện ngắn “Trọn một mùa xuân” của Tống Phước Bảo đã mang đến nhiều cảm xúc sâu lắng cho người đọc. Truyện ngắn thêm một lần nữa khẳng định văn phong độc đáo riêng biệt và sở trường của nhà văn khi hướng đến những câu chuyện giản dị mà mang nhiều ý nghĩa nhân văn.

00:18:24

Tản văn hay: Nghe tiếng cơm sôi

[Baonghean.vn] - Chỉ là thứ âm thanh bé nhỏ trong những buổi chiều xa xưa thôi, vậy mà tác giả đã biến nó thành một nỗi niềm có thể gọi tên, thậm chí gọi bằng nhiều cách. Đó có thể là niềm thương nhớ bủa vây, khi mùa đông không trở lại, khi mây trắng theo nhau về sau lưng đồi. Đó có thể là những điều câm nín với những cơn mưa phùn tuổi thơ gieo bạc áo mẹ. Đó cũng có thể là cảm giác trống trải, thiếu vắng của kẻ tha hương khi thèm nghe tiếng cơm sôi, ngửi mùi cơm đang chín bốc theo làn khói...

00:20:13

Đọc truyện đêm khuya: Trăng lửa

[Baonghean.vn] - Câu chuyện xảy ra ở đâu, không ai biết, vào thời nào cũng không ai hay. Chỉ biết rằng nó kể về hai cha con nọ sống ở một vùng núi, với một cuộc sống khác thường. Hai cha con tu luyện võ thuật, và vào những đêm trăng tròn họ ngồi bất động trên mỏm đá. Người cha từng có một quãng đời lầm lỡ gây ra nhiều oan trái đau khổ cho người khác, và một cuộc hẹn với kẻ thù được ông nhắc lại nhiều lần. Đó sẽ là một đêm trăng máu, khi vầng trăng lửa xuất hiện, kẻ thù của ông sẽ đến và có thể cái chết cũng đến.

00:14:54

Đọc truyện đêm khuya _Tạp văn ‘Nhọ’ [Tác giả Lê Hồng Tuân] P14,15

[Baonghean.vn] - Các bạn thân mến, tiếp theo seri tạp văn của tác giả Lê Hồng Tuân, trong chương trình đêm nay, trân trọng giới thiệu tạp văn của tác giả này có tên “Xôi hỏng bỏng không” và “Câu chuyện răng chắc”, qua giọng đọc Trần Phú.

00:11:24

Tản văn hay: Trục lúa đêm

[Baonghean.vn] - “Trục lúa đêm” gợi lại rất nhiều kỉ niệm về những ngày mùa, từ khi lúa trổ bông cho tới khi chín rộ, từ lúc chuẩn bị trục cho đến khi giũ lúa và trục lúa, từ kinh nghiệm cho đến thói quen làm nông, từ việc lao động cho đến những tục lệ gắn với mùa màng, từ việc trục lúa cho đến việc thanh niên trong làng đi tán gái, hỏi vợ…

00:16:32

Đọc truyện đêm khuya: Bên bờ Na Phạ

[Baonghean.vn] - Truyện ngắn của Tùng Quân xuyên qua bao thời gian của hai thế hệ nhưng cuối cùng xoáy vào một ngày sau mưa ở Na Phạ, khi hai con người chưa từng gặp nhau lúc này mặt đối mặt, nhận ra nhau bởi giữa họ có những kết nối đặc biệt. Bằng giọng văn vừa tự sự vừa trữ tình, Tùng Quân đã mang lại cho độc giả thật nhiều cảm xúc, nhất là ở phân cảnh cuối cùng này. Và cảm giác dai dẳng nhất còn neo lại mãi nơi lòng người đọc là cảm giác ấm áp đến tận cùng về một thứ tình người dường như đang lan tỏa rộng khắp ngay cả khi ngôn từ đã kết thúc.

Đọc truyện đêm khuya: Tạp văn 'Nhọ' [Phần 12-13][Tác giả: Lê Hồng Tuân]

[Baonghean.vn] - Các bạn thân mến, tiếp theo seri tạp văn của tác giả Lê Hồng Tuân, trong chương trình đêm nay, trân trọng giới thiệu tạp văn của tác giả này có tên “Tửu luận ” và “Tinh hoa Phố cổ ” qua giọng đọc Trần Phú.

Tản văn hay: Hoài niệm tre làng

[Baonghean.vn] - Tản văn của Trịnh Đình Nghi khi dừng lại ở hiện tại, lúc lại miên man tìm về quá khứ. Cứ thế, hiện tại và quá khứ xếp chồng lên nhau, tạo ra những tương phản nhất định, bởi hiện tại thì thiếu đất, tre cằn cỗi, bên cạnh đó tre không còn giữ vai trò quan trọng với đời sống con người như xưa nữa, nhưng dẫu vậy, nhà văn vẫn nhận ra rằng hình ảnh cây tre đã ăn sâu vào tâm thức người Việt, và hàng ngày, họ vẫn đang cố gắng để níu giữ nó bên cuộc sống bận mải và hiện đại của mình.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề