kế hoạch đánh giá cho chủ đề/bài học thpt

1. Kế hoạch đánh giá cho chủ đề/bài học [theo yêu cầu cần đạt] Môn Tin học THCS
Theo các yêu cầu sau:
Xác định các NL cần đánh giá trong chủ đề
Xác định các yêu cầu cần đạt cần đánh giá tương ứng với mỗi năng lực.
Xác định phương pháp đánh giá phù hợp.
Xác định công cụ đánh giá hợp lí.
Xác định thời điểm đánh giá phù hợp.
2. Bộ công cụ đánh giá theo kế hoạch trên
Tùy theo chủ đề mà có thể có số lượng công cụ phù hợp. Tuy nhiên, mỗi chủ đề nên xây dựng 3 - 5 loại công cụ khác nhau [câu hỏi, bài tập, bảng kiểm, thang đo, rubrics,]. Các yêu cầu bộ công cụ đánh giá theo kế hoạch:
Đa dạng công cụ
Xây dựng công cụ
Hướng dẫn chấm/ Đáp án
Tổng hợp được kết quả đánh giá để đánh giá đến từng học sinh

a] Đo lường

Đo lường là một khái niệm chuyên dùng để chỉ sự so sánh một vật hay hiện tượng với một thước đo hay chuẩn mực, có khả năng trình bày kết quả dưới dạng thông tin định lượng hoặc định tính. Nói cách khác, đo lường liên quan đến việc sử dụng các con số vào quá trình lượng hoá các sự kiện, hiện tượng hay thuộc tính [định lượng/ đo lường về số lượng].

Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, đo lường thường sử dụng hai loại tham chiếu: tham chiếu theo tiêu chuẩn và tham chiếu theo tiêu chí.

Tham chiếu theo tiêu chuẩn là đối chiếu kết quả đạt được của người này đối với những người khác. Ứng với loại tham chiếu này là các đề thi chuẩn hoá. Tham chiếu theo tiêu chí là đối chiếu kết quả đạt được của HS với mục tiêu, yêu cầu của bài học. Ứng với loại tham chiếu này là các đề thi theo tiêu chí.

b] Đánh giá

Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá [ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS; kế hoạch dạy học; chính sách giáo dục], qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng.

Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của HS nhằm xác định những gì HS biết, hiểu và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS.

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của GV, từ đó biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của GV.

c] Kiểm tra

Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá [hoặc định giá], do đó nó có ý nghĩa và mục tiêu như đánh giá [hoặc định giá]. Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá, ví dụ như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được xây dựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực hoặc các rubric trình bày các tiêu chí đánh giá.

Như vậy, trong giáo dục:

- Kiểm tra, đánh giá [KTĐG] là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học;

- KTĐG là công cụ hành nghề quan trọng của GV;

- KTĐG là một bộ phận quan trọng của quản lí giáo dục, quản lí chất lượng dạy và học.

Câu 2: Nối: 1-3,2-1,3-2

Quan điểm hiện đại về KTĐG

Câu 1: Thầy cô hãy cho ý kiến nhận xét của mình về sơ đồ hình sau:

Quan điểm hiện đại về KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS và vì sự tiến bộ của HS, từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. Quan điểm này thể hiện rõ coi mỗi hoạt động đánh giá như là học tập [Assessment as learning] và đánh giá là vì học tập của HS [Assessment for learning]. Ngoài ra, đánh giá kết quả học tập [Assessment of learning] cũng sẽ được thực hiện tại một thời điểm cuối quá trình giáo dục để xác nhận những gì HS đạt được so với chuẩn đầu ra.

Câu 2:Đánh giá những gì HS đạt được tại thời điểm cuối một giai đoạn giáo dục và được đối chiếu với chuẩn đầu ra nhằm xác nhận kết quả đó so với yêu cầu cần đạt của bài học/ môn học/ cấp họclà nội dung của quan điểm đánh giá nào?

ĐA 1: Đánh giá kết quả học tập

Đánh giá năng lực HS

Câu hỏi:Những biểu hiện của năng lực văn học

- Năng lực văn học: học sinh nhận biết và phân biệt được các loại văn bản văn học: truyện, thơ, kịch, kí và một số thể loại tiêu biểu cho mỗi loại; phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học; hiểu nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản văn học; trình bày được cảm nhận, suy nghĩ về tác phẩm văn học và tác động của tác phẩm đối với bản thân; bước đầu tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

Nguyên tắc đánh giá:

Câu hỏi: KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS THCS cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính toàn diện và linh hoạt: Việc đánh giá năng lực hiệu quả nhất khi phản ánh được sự hiểu biết đa chiều, tích hợp, về bản chất của các hành vi được bộc lộ theo thời gian. Năng lực là một tổ hợp, đòi hỏi không chỉ sự hiểu biết mà là những gì có thể làm với những gì họ biết; nó bao gồm không chỉ có kiến thức, khả năng mà còn là giá trị, thái độ và thói quen hành vi ảnh hưởng đến mọi hoạt động. Do vậy, đánh giá cần phản ánh những hiểu biết bằng cách sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm mục đích mô tả một bức tranh hoàn chỉnh hơn và chính xác năng lực của người được đánh giá.

- Đảm bảo tính phát triển HS: Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình KTĐG, có thể phát hiện sự tiến bộ của HS, chỉ ra những điều kiện để cá nhân đạt kết quả tốt hơn về phẩm chất và năng lực; phát huy khả năng tự cải thiện của HS trong hoạt động dạy học và giáo dục.

- Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn: Để chứng minh HS có phẩm chất và năng lực ở mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Vì vậy, KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng việc xây dựng những tình huống, bối cảnh thực tiễn để HS được trải nghiệm và thể hiện mình.

- Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học: Mỗi môn học có những yêu cầu riêng về năng lực đặc thù cần hình thành cho HS, vì vậy, việc KTĐG cũng phải đảm bảo tính đặc thù của môn học nhằm định hướng cho GV lựa chọn và sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học.

Quy trình KTĐG theo hướng phát triển năng lực HS

Trả lời

Quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín bởi kết quả thu được cuối cùng ở bước 7 sẽ sử dụng để điều chỉnh hoạt động dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS, thúc đẩy HS tiến bộ, đáp ứng mục tiêu đề ra từ bước 1 khi xác định mục đích đánh giá, phân tích mục tiêu học tập sẽ đánh giá nhằm phát triển phẩm chất năng lực của HS.

1. Kế hoạch đánh giá cho chủ đề/bài học [theo yêu cầu cần đạt] Môn Tin học THCS
Theo các yêu cầu sau:
Xác định các NL cần đánh giá trong chủ đề
Xác định các yêu cầu cần đạt cần đánh giá tương ứng với mỗi năng lực.
Xác định phương pháp đánh giá phù hợp.
Xác định công cụ đánh giá hợp lí.
Xác định thời điểm đánh giá phù hợp.

Video liên quan

Chủ Đề