Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba bể và cho biết câu chuyện có những nhân vật nào

Kể chuyện: Sự tích hồ Ba Bể trang 8 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

Câu 1. Dựa vào tranh vẽ và các câu hỏi dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện em đã được nghe cô giáo [thẩy giáo] kể:

Trả lời:

+ Nội dung tranh 1:

-  Tóm tắt ý chính: Trong ngày hội cúng Phật, có một bà cụ đi ăn xin nhưng không ai cho.

-  Kể theo tranh: Ngày xửa ngày xưa, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn có phong tục mở hội cầu Phật vào dịp đầu năm. Dân làng ăn mặc đẹp đẽ, nô nức lên chùa thắp hương, khấn vái, mong được nhiều điều may mắn.

Một hôm, bỗng có một bà lão ăn xin từ đâu tới. Trông bà già thật gớm ghiếc. Thân hình bà gầy gò, lở loét, quần áo bẩn thỉu bốc mùi hôi thối. Vừa đi bà vừa thều thào xin ăn: “Tôi đói quá! Mong các ông các bà nhón tay làm phúc!”. Mọi người sợ hãi, xua đuổi bà ra khỏi đám đông.

+ Nội dung tranh 2:

-  Tóm tắt ý chính: Mẹ con bà goá đưa bà cụ già về nhà cho ăn, cho ngủ lại. Giao Long xuất hiện.

Kể theo tranh: Bà lão lê bước tới ngã ba thì gặp hai mẹ con cậu bé đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ đưa về nhà, lấy cơm cho ăn rồi mời nghỉ lại qua đêm.

Đến khuya, hai mẹ con nhìn ra chỗ bà già nằm thì thấy sáng rực lên. Một con giao long khổng lồ đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con kinh hãi rụng rời, đành nhắm mắt, nín thở, nằm im phó mặc cho số phận.

+ Nội dung tranh 3:

-  Tóm tắt ý chính: Trước lúc ra đi, bà lão bày cách giúp hai mẹ con tránh tai hoạ. Cảnh nạn lụt xảy ra thảm khốc.

-  Kể theo tranh: Sáng ra, họ chẳng thấy con giao long đâu cả. Trên chõng, vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu, lở loét. Bà cụ đang chuẩn bị ra đi, vẫy người mẹ lại gần, bà bảo rằng vùng này sắp có lụt lớn và đưa cho một gói tro bếp dặn đem rắc quanh nhà. Nghe vậy, người mẹ lo lắng hỏi làm thế nào để cứu người bị nạn. Bà cụ nhặt hạt thóc, cắn vỡ ra rồi đưa hai mảnh vỏ trấu và dặn dùng nó để làm việc thiện. Vụt một cái, bà cụ biến mất. Hai mẹ con bàng hoàng khôn xiết. Người mẹ mang chuyện kể cho dân làng nghe nhưng chẳng ai tin cả.

Quả nhiên, tối hôm đó, lúc mọi người đang sì sụp lễ bái thì một cột nước dưới đất phụt mạnh lên. Nước phun đến đâu, đất lở đến đấy. Dân làng kinh hoàng, chen nhau chạy tháo thân. Bỗng một tiếng ầm rung chuyển mặt đất, nhà cửa và muôn vật trong phút chốc chìm sâu trong biển nước.

+ Nội dung tranh 4:

-  Tóm tắt ý chính: Mẹ con bà goá dùng thuyền cứu người bị nạn. Khi nước rút, chỗ đất sụp xuống biến thành hồ Ba Bể. Còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hồ. Sau này, người ta gọi là gò Bà Goá.

-   Kể theo tranh : Riêng ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con tốt bụng vẫn khô ráo, nguyên vẹn và nền nhà mỗi lúc một cao lên. Người mẹ xót xa trước thảm cảnh, sực nhớ lời bà lão dặn, liền thả hai mảnh vỏ trấu xuống nước. Kì lạ thay, chúng biến thành hai chiếc thuyền. Thế là mặc gió lớn, mưa to, hai mẹ con ra sức cứu người bị nạn. Khi nước rút, chỗ đất bị sụp xuống biến thành hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hồ, người ta gọi là gò Bà Goá.]

Câu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện

Trả lời:

Ngày xửa ngày xưa, thần Giao Long biến thành bà lão già nua bệnh tật để đi thử lòng mọi người. Đến đâu bà lão cũng bị người ta xa lánh. Một hôm bà lão tìm đến một nơi đang diễn ra lễ hội đông vui. Mọi người đều ăn mặc đẹp, thắp hương khấn cầu Trời, Phật, thần linh ban cho nhiều phúc lộc. Ai cũng nói đến chuyện làm phúc, chuyện lễ nghĩa. Nhưng mọi người đều xa lánh, đều từ chối, đều xua đuổi bà lão đói khổ khi bà cất tiếng van xin.

Trời sắp tối. Bà lão ăn mày lập cập bước vào một túp lều của hai mẹ con bà Góa nghèo khổ. Chỉ có một bát cơm nguội, hai mẹ con dành cho bà lão ăn mày. Chỉ có một manh chiếu rách, hai mẹ con cũng nhường cho con người khốn khổ. Bà lão ăn mày cảm động lắm cất tiếng cảm ơn và nói: "Hai mẹ con bà tuy nghèo mà phúc đức lắm, Trời sẽ phù hộ cho". Trước khi bước ra đi, bà lão đưa cho hai mẹ con bà Góa một gói tro, một chiếc vỏ trấu và dặn: "Nhớ giữ lấy để phòng thân. Lũ lụt, mưa to gió lớn thì rắc tro xung quanh nhà. Nước dâng lên thì thả vỏ trấu xuống...". Rồi bà lão ăn mày biến mất.

Đêm ấy mưa to gió lớn, thần Giao Long còn hóa phép làm cho đất sụt xuống, nước phun lên, dâng lên trắng cả trời đất như biển. Nhiều người bị chết đuối, bị lũ cuốn đi. Hai mẹ con bà Góa rắc tro xung quanh túp lều mình, nước không tràn vào được. Chiếc vỏ trấu, hai mẹ con vừa thả xuống nước, tức thì hóa thành một chiếc thuyền độc mộc rất to, rất dài. Với chiếc thuyền độc mộc ấy, hai mẹ con bà Góa đã cứu được bao nhiêu người thoát chết. Họ không bao giờ quên công ơn của hai mẹ con bà.

Nơi thần Giao Long làm sụt đất ấy biến thành một cái hồ sâu, dài, rộng, bốn bề là vách núi, được người đời gọi là hồ Ba Bể. Giữa hồ mênh mông nổi lên một cái gò cao gọi là gò Bà Góa.

Đã bao đời nay, dân gian vẫn lưu truyền câu ca dao:

"Bắc Cạn có suối đãi vàng,

Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh".

Câu 3. Theo em, ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì?

Trả lời:

Câu chuyện ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.

Giaibaitap.me

Đề bài: Kể lại truyện cổ tích Sự tích hồ Ba Bể

Phần 1: Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Sự tích hồ Ba Bể

Xem chi tiết Dàn ý Kể lại truyện cổ tích Sự tích hồ Ba Bể tại đây

Chuyện kể rằng, ngày xưa tại một ngôi làng nọ thuộc xã Năm Mẫu, tỉnh Bắc Cạn hằng năm thường tổ chức lễ cúng Phật cầu an lành và giúp đỡ những người khổ cực. Họ luôn nói về chuyện làm phúc, hành thiện trong cuộc sống.

Mọi người ai nấy chuẩn bị đầy đủ, quần áo tươm tất, gọn gàng để đi lễ. Bỗng đâu xuất hiện một bà cụ áo quần rách rưới, người toả ra một mùi hôi khó chịu. Đi đến đâu, cụ cũng đưa cái bát nhỏ ra rồi thều thào: "Làm ơn, làm phúc cứu tôi với, làm ơn thương tôi với". Nhưng không một ai giúp đỡ, họ xa lánh, xua đuổi cụ khiến cụ buồn rất nhiều. Trời sắp xế chiều mà cụ vẫn một mình lủi thủi dọc đường. May mắn thay, có hai mẹ con bà goá đi lễ về thương tình mà giúp cụ, mời cụ về nhà qua đêm kẻo trời cũng sắp tối, đi giữa đường lại nguy hiểm. Mẹ con bà goá nhường chiếc giường nhỏ của mình cho cụ ngủ, cụ cảm động lắm, nhìn mẹ con bà goá bằng ánh mắt hiền từ rồi ân cần bảo: "Hai mẹ con tuy nghèo nhưng rất tốt bụng. Trời sẽ phù hộ cho hai người", rồi nằm xuống ngủ.

Trong đêm, mẹ con bà goá thấy chỗ bà cụ nằm là một con giao long to, sáng rực, dù sợ hãi nhưng không dám la lớn, đành phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau, mọi chuyện vẫn yên bình, bà lão dặn dò mẹ con bà goá: "Vùng này sắp có lụt lớn đấy, con cầm gói tro này rồi rắc xung quanh nhà để được an toàn". Nói rồi cụ đưa thêm hai miếng vỏ trấu mà rằng khi nước dâng lên thì thả vỏ trấu xuống mà tìm cách cứu giúp mọi người. Rồi bà cụ biến mất trong phút chốc. Hai mẹ con bà goá ngỡ ngàng. Đem chuyện kể lại cho mọi người nhưng không ai tin. Đêm ấy, mọi người đang làm lễ thì giông tố nổi cuồn cuộn, đất đá sạt lở, cuốn trôi bảo nhà cửa của mọi người. Duy chỉ có nhà mẹ con bà goá vẫn ăn toàn vì nước không tràn vào được nhờ làm theo lời bà cụ rắc tro quanh nhà. Hai mẹ con thả vỏ trấu xuống, dùng thuyền chèo cứu mọi người thoát chết. Họ ân hận vô cùng về hành động sai trái của mình, và luôn biết ơn hai mẹ con bà goá.

Từ đó, nơi bị thần Giao Long làm sụt đất ấy biến thành một hố sâu mà mọi người gọi là Hồ Ba Bể. Nhà mẹ con bà goá nổi cao giữa biển nước mênh mông gọi là gò Bà Goá. Về sau, khi nhắc lại chuyện xưa người ta thường đem câu chuyện này gắn với tích Hồ Ba Bể.

Sau khi tìm hiểu xong bài Kể lại truyện cổ tích Sự tích hồ Ba Bể, các em có thể tìm hiểu thêm: Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy, Nghe và kể lại câu chuyện Giấu cày, Kể lại câu chuyện Con vịt xấu xí, Kể lại câu chuyện Những chú bé không chết. để phục vụ cho việc học tập của mình.

Sự tích hồ Ba Bể là câu chuyện hay lí giải về một địa danh của Việt Nam. Dựa vào những ghi nhớ của em về câu chuyện và kết hợp tham khảo bài văn mẫu kể lại truyện cổ tích Sự tích hồ Ba Bể, các em hãy cùng hoàn thiện bài kể lại chuyện Sự tích hồ Ba Bể nhé!

Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm bằng lời văn của em Kể lại một truyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà anh chị yêu thích Từ cổ tích Tấm Cám, viết một truyện mới về cô Tấm ngày nay và kể lại câu chuyện đó Kể lại truyện cổ tích Cây khế bằng lời của nhân vật trong truyện Dàn ý kể lại truyện sự tích Hồ Gươm qua lời của Lê Lợi Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó

Hay nhất

A] Câu chuyện gồm những nhân vật: bà cụ ăn xin, hai mẹ con bà goá, những người đi sự lễ hội.

B] Sự việc 1: Bà cụ đến lễ hội xin ăn --> không ai cho.

Sự việc 2: Đi đến ngã ba, bà gặp hai mẹ con bà goá --> hai mẹ con cho bà cụ vào nhà ăn và ngủ nhờ.

Sự việc 3: Lúc sáng, bà cho hai mẹ con gói tro và vỏ trấu --> hai mẹ con làm theo lời bà cụ dặn.

Sự việc 4: Trong đêm lễ hội, mọi người đang cầu phúc --> thì lũ lụt tới, nước từ dưới đất phun lên trời.

Sự việc 5: Hai mẹ con thấy vậy liền bỏ vỏ trấu xuống dưới nước --> vỏ trấu biến thành thuyền.

C] Mục đích của câu chuyện giải thích sự hình thành của hồ Ba Bể và ca gợi lòng nhân ái của hai mẹ con người nông dân nghèo, khẳng định người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp.

Video liên quan

Chủ Đề