Kết quả năm 2023

  • Giáo dục
  • Cổng trường
  • Tuyển sinh
  • Du học

TPO - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến từ năm 2023, trường sẽ bỏ phương thức lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển sinh đại học chính quy. Tuy nhiên vẫn sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển kết hợp với các tiêu chí khác.

Theo đề án tuyển sinh đại học [ĐH] năm 2022 vừa được Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố, từ năm 2023, Nhà trường dự kiến không tuyển sinh theo kết quả thi tốt nghiệp THPT và các phương thức khác, chỉ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp, xét tuyển sớm với 100% chỉ tiêu, sau khi trừ số thí sinh tuyển thẳng theo quy chế.

Trao đổi về chủ trương này, GS.TS Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, hiện nhà trường mới chỉ dự kiến phương thức tuyển sinh năm 2023. Trong đó, dự kiến không xét tuyển phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT, mà xét tuyển kết hợp giữa điểm thi tốt nghiệp THPT với các tiêu chí khác.

GS Vân Hoa ví dụ, có thể xét tuyển kết hợp điểm thi IELTS và kết quả thi THPT của 2 môn Toán, Văn, hoặc kết hợp với một số tiêu chí khác.

Về các nội dung tuyển sinh của năm 2022, nhìn chung đề án chính thức không có quá nhiều thay đổi so với kế hoạch được trường công bố hồi đầu tháng 1 và bản sửa đổi giữa tháng 5.

Theo GS Trần Thị Vân Hoa thông tin, năm 2023, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến sẽ áp dụng nhiều phương thức đa dạng với mong muốn mở rộng cơ hội vào trường cho các đối tượng học sinh khác nhau.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tuyển 6.100 sinh viên, tăng 100 chỉ tiêu so với năm ngoái. Bên cạnh việc giữ ổn định 3 phương thức như năm 2021,gồm tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT, xét tuyển kết hợp theo đề án riêng của trường [tổng 63% chỉ tiêu], xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 [35%], Trường ĐH Kinh tế Quốc dân dành 2% chỉ tiêu để xét tuyển theo kết quả thi đánh giá tư duy.

18/06/2022

18/06/2022

18/06/2022

18/06/2022

MỚI - NÓNG

Hơn 50.000 đơn vị máu tiếp nhận từ Chủ nhật Đỏ năm 2022

TPO - Ba kỳ tổ chức gần đây, trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên cả nước và kéo dài, Chủ nhật Đỏ vẫn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, tiếp nhận từ 46.000 đến hơn 60.000 đơn vị máu, góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu máu điều trị tại các bệnh viện trong dịp Tết Nguyên đán.

Hỗ trợ nhiều lao động Việt kêu cứu ở châu Phi

TPO - Mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Angola đã cảnh báo công dân Việt Nam tránh bị lôi kéo đi lao động ở một số nước châu Phi, sau khi nhận được nhiều lời kêu cứu từ công dân Việt Nam mắc kẹt ở CHDC Congo.

Xử nghiêm vi phạm, kể cả cán bộ cấp cao trong vụ Việt Á, thao túng chứng khoán, ‘bay giải cứu’

TPO - Cử tri mong muốn các cơ quan tiếp tục chỉ đạo rất quyết liệt việc điều tra, truy tố, xét xử công khai các vụ án tham nhũng lớn, cả trong khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân.

GD&TĐ - Việc giữ ổn định Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong năm 2023 giúp cơ sở giáo dục, địa phương có thể lên kế hoạch chuẩn bị chu đáo cho kỳ thi này.

Dạy học nghiêm túc, nâng chất lượng điểm thi

Ông Nguyễn Anh Linh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Thuận cho biết, Ninh Thuận sẽ tiến hành rút kinh nghiệm mọi mặt quá trình chuẩn bị; tích cực thực hiện các buổi hội thảo đánh giá, phân tích kết quả điểm bài thi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Trong đó đặc biệt chú trọng phân tích một cách nghiêm túc, khoa học, xác thực đối với những “bài thi điểm liệt”, “bỏ trắng phương án lựa chọn trong bài thi trắc nghiệm”.

“Sở GD&ĐT đã yêu cầu các trường THPT bám sát và cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; cấu trúc, mức độ đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT. Nghiêm túc xây dựng kế hoạch thường xuyên ôn luyện kiến thức, giúp học sinh chủ động chuẩn bị đầy đủ kiến thức để tham dự kỳ thi. Thực hiện việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ gắn với xếp loại thi đua giáo viên, tổ chuyên môn, nhà trường đối với các trường THPT trong việc nâng cao chất lượng, cải thiện vị trí các môn thi tốt nghiệp THPT. Mỗi tổ/nhóm bộ môn, mỗi nhà trường phải có giải pháp cụ thể để nâng cao điểm thi tốt nghiệp THPT”, ông Nguyễn Anh Linh cho hay.

Đồng thời, các buổi hội thảo này cũng chú trọng phân tích mức độ bám sát của đề kiểm tra định kỳ ở các trường với đề thi tham khảo, đề thi tốt nghiệp các năm. Trên cơ sở đó, đề ra giải pháp khắc phục hiệu quả thông qua đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ; bảo đảm sự đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Đặc biệt chú trọng đến chất lượng dạy học môn Lịch sử, Ngữ văn, Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình Bùi Thị Kim Tuyến thông tin: Sở GD&ĐT đã chỉ đạo để nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT hai môn học này ngay từ đầu năm học. Theo đó, các cơ sở giáo dục có học sinh thi tốt nghiệp THPT chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy và ôn tập lớp 12 phù hợp thực tiễn đơn vị và bám sát yêu cầu của Bộ GD&ĐT. Thường xuyên trao đổi các nội dung, phương pháp dạy, ôn thi tốt nghiệp lớp 12. Xây dựng bảng đặc tả, ma trận, ngân hàng đề kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ.

Trong năm học 2022 - 2023, đối với lớp 12, việc xây dựng đề kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ phải bám sát cấu trúc đề thi tốt nghiệp [đề chính thức và đề tham khảo] các năm gần đây của Bộ GD&ĐT. Nếu có sự thay đổi về cấu trúc và nội dung đề thi từ Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn. Lưu ý, nội dung yêu cầu của đề phải phù hợp với thời gian làm bài của học sinh. Việc tăng cường trao đổi kinh nghiệm với các cơ sở giáo dục có cấp THPT trên địa bàn tỉnh về công tác dạy học, ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn, Lịch sử cũng được Sở GD&ĐT lưu ý các trường thực hiện.

Thí sinh làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh minh họa

Lên kế hoạch từ đầu năm học

Tại Vĩnh Long, theo chia sẻ của Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Thị Ngọc Hà, Sở GD&ĐT đã yêu cầu các trường THPT tổng kết việc tổ chức ôn tập; thực hiện đối sánh kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm trung bình học bạ của học sinh; từ đó rút kinh nghiệm trong chỉ đạo dạy, ôn tập với từng bộ môn.

Đặc biệt chú trọng đến tính chính xác trong hồ sơ dự thi của học sinh, Sở GD&ĐT nhấn mạnh các nhà trường cần rút kinh nghiệm các sai sót thường gặp để rà soát, kiểm tra, chủ động điều chỉnh và bổ sung, hạn chế thấp nhất thông tin sai sót khi hoàn thành hồ sơ.

Mỗi trường thành lập tổ phụ trách hồ sơ thi tốt nghiệp THPT do phó hiệu trưởng nhà trường/hoặc phó giám đốc trung tâm làm tổ trưởng. Thủ trưởng đơn vị sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác trong hồ sơ dự thi của học sinh. Các trường cũng được yêu cầu chủ động rà soát cơ sở vật chất, các điều kiện tổ chức đặt điểm thi tại đơn vị để tham mưu sửa chữa, bổ sung kịp thời, phục vụ tốt cho công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

“Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được Sở GD&ĐT sớm xây dựng kế hoạch, chủ động tham mưu UBND tỉnh để thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; thành lập Hội đồng thi và các ban, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, phối hợp và triển khai thực hiện đúng tiến độ kỳ thi theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Kết quả tốt nghiệp THPT năm 2022 của tỉnh Vĩnh Long đạt tỷ lệ 99,38%, điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT đạt 6,539 xếp hạng 19/63 tỉnh, thành trong cả nước. Tinh thần này sẽ được tiếp tục trong kỳ thi năm 2023 tới đây”, bà Nguyễn Thị Ngọc Hà cho hay.

Tỉnh Ninh Thuận, ông Nguyễn Anh Linh cũng cho biết, sẽ chuẩn bị sớm, đầy đủ và hoàn chỉnh các điều kiện để thực hiện tốt các công đoạn của kỳ thi tại địa phương; đặc biệt, bảo đảm yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các khâu của kỳ thi.

Cùng với đó, xây dựng các phương án linh hoạt ứng phó với diễn biến của dịch bệnh, thiên tai theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Cập nhật, phổ biến kịp thời những điều chỉnh, thay đổi, bổ sung của Bộ GD&ĐT áp dụng trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Chú trọng khâu lựa chọn nhân sự, tập huấn nghiệp vụ, quy chế cho cán bộ làm thi; hướng dẫn, phổ biến, tư vấn cho học sinh trong việc làm hồ sơ đăng ký, lựa chọn môn thi, đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng…

Với Quảng Trị, công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của tỉnh đã hoàn thành theo đúng tiến độ và khung thời gian quy định của Bộ GD&ĐT. Kỳ thi diễn ra bình thường, bảo đảm an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

Để tổ chức tốt kỳ thi trong năm 2023, ông Mai Huy Phương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị cho biết: Sở GD&ĐT đề xuất trong năm tới, Hệ thống Quản lý thi cần có phương án tối ưu để giảm thiểu sai sót trong đăng ký dự thi, phân chia rõ ràng các mốc thời gian trong việc đăng ký dự thi; thời gian sửa và duyệt hồ sơ cần dài hơn.

Bộ GD&ĐT ban hành sớm các văn bản liên quan đến việc tổ chức thi, đặc biệt là các văn bản liên quan đến đăng ký dự tuyển ĐH, CĐ. Điều chỉnh một số nội dung trong Quy chế thi ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BGDĐT ngày 4/5/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho phù hợp với tình hình thực tế.

Từ thực tiễn tổ chức thi tại Vĩnh Long, bà Nguyễn Thị Ngọc Hà kiến nghị Bộ GD&ĐT có thể nghiên cứu để sắp xếp, điều động thành phần thanh tra/kiểm tra tại điểm thi sao cho bảo đảm khách quan và giảm áp lực cho đơn vị. Hiện tại, mỗi điểm thi vừa có lực lượng thanh tra của đoàn thanh tra do Sở GD&ĐT thành lập, vừa có lực lượng của đoàn kiểm tra do Bộ GD&ĐT thành lập.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề